Cụ làm về ngành nầy thì em không biết nên không thể góp ý cho cụ được. Nếu cụ làm trong lãnh vực IT thì có cách đi từ Canada sang Mỹ đó .Em đang làm ở văn phòng tư vấn định cư, gần Vancouver cụ ạ.
Cụ làm về ngành nầy thì em không biết nên không thể góp ý cho cụ được. Nếu cụ làm trong lãnh vực IT thì có cách đi từ Canada sang Mỹ đó .Em đang làm ở văn phòng tư vấn định cư, gần Vancouver cụ ạ.
Có quốc tịch Ca thì sang Mỹ dễ cụ ạ, vì định cư Mỹ quá khó nên em phải quay sang Ca. Ước mơ vẫn là làm ăn ở bên Mỹ cụ ạ.Cụ làm về ngành nầy thì em không biết nên không thể góp ý cho cụ được. Nếu cụ làm trong lãnh vực IT thì có cách đi từ Canada sang Mỹ đó .
Em ko liên quan đến tranh luận của hai cụ. Chỉ là em nhìn ảnh lại nhớ đến hương vị cá thòi lòi nướng than gỗ tràm/ đước, ngồi uống bia giữa sông nước đất mũi, thật sướng. Cái con cá này nó chạy nhanh phết, lại rất nhiều ở đất mũi.Cá thòi lòi ở miền Tây Nam Bộ là loại cá có thể lên cạn và leo cây. Search Google là ra. Cái gì cụ chưa hoặc không biết thì không có nghĩa là không có trên đời này.
Hình cá thòi lòi.
Đúng như cụ nói , rất nhiều người quen của em , kể cả những người có tài sản tính bằng triệu đô đều không đi định cư nước ngoài mà chỉ cho con cái đi du học Mỹ , Úc hoặc Sing . Cùng lắm vài năm 1 lần họ qua thăm con cái 1-2 tháng rồi lại về , còn bảo định cư thì nhiều người thú thực là không quen nổi cuộc sống ở nước ngoài . Cụ nên hiểu là những người có chút tài sản thì hầu như đều ở ngưỡng ngoài 40 cả rồi , nên việc bắt đầu 1 cuộc sống mới ở 1 nơi xa lạ là ko hề dễ dàng cho họ , trong khi cuộc sống ở VN dù còn nhiều điều bất cập nhưng lại khá thoải mái và vui vẻ . Quan trọng hơn , ở VN họ cảm thấy mình có giá trị và được tôn trọng , còn ra nước ngoài cũng chỉ là công dân hạng 2 mãi mãi mà thôi .Vậy thì các người nầy đừng nên đi định cư ở nước ngoài, do cuộc sống hiện tại ở VN của họ đầy đủ quá rồi.
Cụ tổng kết thế này ít người hiểu và ngộ ra được lắm, nhất là những cụ ở trong nước.Ví von thế để thấy được sự vất vả cố gắng của những người ra đi đến miền đất mới, nó như một cuộc sống thứ hai của họ vậy, cho dù họ có mang theo tài sản, kiến thức thì sự cố gắng, nỗ lực cũng gấp nhiều nhiều lần những người sống trong nước. Cụ đừng bắt bẻ có con cá sống trên cạn hay không .
Tất nhiên, trong nước không phải là có ít người nỗ lực, cố gắng để có cuộc sống tốt, nhưng số ngồi chơi, lười lao động chắc là nhiều nhất trên TG luôn. Cỡ 70-80% độ tuổi 50-60 ở VN là ngồi chơi xơi nước, bàn chuyện thế giới, nói xấu làng xóm, soi mói người khác, cuộc sống như thế khác gì thiên đường.
Còn chém về Úc, Âu, Mỹ thì đợi em google đã.
Vâng , còn ở VN em thấy nhiều gia đình 2 vợ chồng thu nhập 2-30 triệu đã có thể thuê giúp việc trông trẻ con và nấu nướng để họ có thời gian làm việc khác và tận hưởng cuộc sống rồi . Không nói đâu xa , ngay chung cư bình dân em đang ở thì từ 10g sáng đến 3g chiều các bà osin tụ tập dưới sảnh tán gẫu chuyện trò rất đông , vì giờ đó vợ chồng chủ nhà đi làm, con của chủ còn đi học chưa về nên giờ đó họ rảnh rang lắm . Em đi qua Úc , Đức hay Hà Lan thì thấy rất ít nhà VN có osin , trừ khi cực giầu hoặc họ cưu mang 1 người họ hàng mới từ VN qua để giúp việc thôi .Cụ bàn đến việc thuê người giúp việc trong nhà thì em chưa xử dụng qua . Tuy thế, em biết có các công ty cung cấp dịch vụ dọn dẹp trong nhà, mình có thể mướn nhân viên từ các công ty nầy, đến nhà dọn dẹp, vài giờ theo tuần, hay theo tháng đều có hết .
Đã là lao động phổ thông thì chẳng ở đâu có thời gian cả, đúng không cụSáng nào cũng cafe,tối nào cũng ngồi chém thì chắc cụ cũng có của ăn của để. Chứ lao động phổ thông thì làm gì có thời gian.
Chắc cụ đấy làm cho ĐSQ Mỹ sau 10 hay 15 năm là được tiêu chuẩn di cư sang đó. Với 1 gia đình 4 người mà thu nhập 30 củ ở Hanoi hay SG thì chỉ đủ sống, chứ làm gì có tích lũy. 2 đứa nhỏ mà học trường công thì còn đỡ, chứ học trường tư thục như Đoàn Thị Điểm là hết 50% số đấy rồi. Nếu chưa có nhà thì ít nhất 5 củ, 10 củ còn lại cho ăn uống, điện thoại, internet, truyền hình cáp, hiếu hỉ còn không đủ ấy chứ. Nên khẳng định là tiêu chuẩn SƯỚNG là của riêng cụ đánh giá. Sang bên kia thì nếu học trường công, tương đương với trường quốc tế bên này, miễn phí. Tức là cụ ấy đi làm (nhà máy hay grab) thì nếu có việc chắc chắn sống ổn. Trong ngắn hạn thì ít nhất là tương lại bọn trẻ tốt hơn rồi.Em chỉ lấy thực tế thằng em cọc chèo tháng 7 này cả nhà sang Mỹ định cư (đáng lẽ sang tháng 5 này nhưng do Covid nên dời lại, mà chẳng biết có phải dời lần nữa hay không?). Hiện tại ở VN đang làm việc cho cơ quan Mỹ thu nhập 25-30 củ, phúc lợi tốt. Sang bên kia sẽ được bố trí việc làm tại nhà máy hoặc ra ngoài chạy Grab, con còn nhỏ nên vợ sẽ không được đi làm, thỉnh thoảng có thể làm thêm nail. Nó khẳng định chắc chắn sang bên sẽ vất vả hơn còn ở trong nước thì rất thoải mái nhưng sang là vì con sẽ có cơ hội tốt hơn.
Lấy tiêu chuẩn thuê người giúp việc để làm tiêu chuẩn cuộc sống thì không sang các nước G7 được. Ông chủ Amazon, người giàu nhất thế giới, vẫn vào bếp rửa bát cho vợ kìa. Cụ không nhìn vào những chuyến du lịch khắp thế giới của họ, việc không phải lo về giáo dục của trẻ con, cơ hội được bảo vệ bởi chính phủ khi ra nước ngoài mà không may gặp sự cố, môi trường trong sạch..... chẳng hạn.Đúng vậy , em thấy ở VN giờ thuê giúp việc còn phổ biến hơn ở Tây , vài triệu / tháng là có người cơm bưng nước rót rồi . Anh chị em ở Đức lương tổng gần 8000/tháng vẫn ko dám thuê giúp việc .
Có loại cá sống ở trên cạn nữa hả cụ ? Ví von cũng phải chuẩn một tí chứ nhỉ , giả dụ như cá VN sống ở VN là cá sống trong ao, hồ còn cá VN mà sống ở nước ngoài là cá đã bơi ra biển cả, đại dương .
Em hóng cụ chém về Úc, Châu Âu và Mỹ .
Chắc cụ chưa tự làm thủ tục xin visa đi Anh, đi châu Âu rồi. Cứ làm đi rồi biết lượng giấy tờ nó yêu cầu thế nào. Tốn vô cùng nhiều công để có được cái visa, bực mình lắm. Trong khi các nước khác vào VN thì chỉ cần làm online là được.Cụ nói thế nào, dân VN đi du lịch Hàn ầm ầm, rần rần, ( năm nay bị Covid nên dân chưa đi nhiều thôi), đi Hàn có gì mà cụ bảo xin visa khó ?!
Có người còn xin visa đi Hàn được 5 năm liền kìa.
P/S: nhưng đúng là những đoàn du khách Việt sang Hàn thường bị 1 nhân viên bên Công an hay CS hay Bộ LĐ gì đó đi cùng đoàn để giám sát. Hàn nó sợ du khách Việt trốn. Hic, đáng buồn.
Cụ không nhận ra cái avatar sao . nên khóa lại cho đỡ rác mắt. mục đích của chúng là gây gổ và kết là khóa nick và xóa thớt nên khóa những thành phần rác rưởi như này lại.Cậu học lớp mấy mà ăn nói vô giáo dục vây?
Bằng cấp VN đâu được Mỹ công nhận thì kỹ sư làm sao tìm việc ở Mỹ được? Thế nên muốn làm ở Mỹ thì phải du học trước để có nghề rồi mới làm chứ?VN có nhiều trường đại học theo tiêu chuẩn quốc tế, và số lượng sinh viên ra trường mỗi năm rất đông. Thế thì tại sao không thể xin định cư theo diện tay nghề được . Nước Ấn Độ dân số rất đông, sao nước họ có nhiều kỹ sư được cấp visa làm việc ở Mỹ mà VN lại khó xin được loại visa thuộc diện nầy vậy .
Em chưa gặp được người việt nam nào sang Mỹ bằng đường phi pháp, cũng chưa gặp ai về VN cưới vợ hay kết hôn giả mang sang đây. Em có thấy rất nhiều người trẻ tuổi khi em tham quan vùng little saigon, họ nói tiếng Việt với nhau và em nhận ra họ là các du học sinh .
Vì Mỹ đa sắc tộc nên cảm thấy sống tự tin hơn. Ví dụ, 10 người 4 trắng, 2 vàng, 2 đen, 2 latin chẳng ai có gốc đến 400 năm thì khác với 9 trắng gốc tích đến cả ngàn năm với một màu. Châu Âu đất chật nên họ không cho bảo lãnh bố mẹ, anh chị em thoải mái như Mỹ. Luật của châu Âu đến nay cũng không cởi mở lắm về nhập cư nên nhiều người không "chọn" được ạ.Nghe các cụ bên Âu Châu kể chuyện làm em thấy phúc lợi bên đó tốt hơn . Thế thì tại sao nhiều người thích đến Mỹ định cư, sao họ không chọn các nước Châu Âu . Cụ nào rành thì giải thích cho em biết với
Nhận xét này của cụ mang tính chất chủ quan. Những người đã lựa chọn cuộc sống thứ hai như các cụ đương nhiên phải chấp nhận thách thức, rủi ro nhưng không vì thế mà cụ cho rằng sự cố gắng, nỗ lực của các cụ gấp nhiều nhiều lần người ở lại. Người đi có cái khó của người đi, người ở lại có cái khó của người ở lại, quan trọng là dám chơi dám chịu, dám chấp nhận thử thách thì phải dám đương đầu, ai ở hoàn cảnh nào biết rõ hoàn cảnh ấy. Mỗi người mưu cầu một cs khác nhau tùy theo điều kiện và hoàn cảnh. Như em không phải là em không có cơ hội đi mà em chọn ở lại và em hài lòng với lựa chọn của mình.Ví von thế để thấy được sự vất vả cố gắng của những người ra đi đến miền đất mới, nó như một cuộc sống thứ hai của họ vậy, cho dù họ có mang theo tài sản, kiến thức thì sự cố gắng, nỗ lực cũng gấp nhiều nhiều lần những người sống trong nước. Cụ đừng bắt bẻ có con cá sống trên cạn hay không .
Tất nhiên, trong nước không phải là có ít người nỗ lực, cố gắng để có cuộc sống tốt, nhưng số ngồi chơi, lười lao động chắc là nhiều nhất trên TG luôn. Cỡ 70-80% độ tuổi 50-60 ở VN là ngồi chơi xơi nước, bàn chuyện thế giới, nói xấu làng xóm, soi mói người khác, cuộc sống như thế khác gì thiên đường.
Còn chém về Úc, Âu, Mỹ thì đợi em google đã.
Bó tay cụ, nhận mình là đầu đen, gọi đồng nghiệp là thế này thế kia. Rốt cuộc là chỉ tôn bản thân mình lên. Suy nghĩ thế này thì cụ còn chưa hoà nhập đc đâu. )))Chuẩn.
Cứ nghe nói tới công dân hạng hai là em lại mắc cười.
Em chỉ là đứa đầu đen da vàng nhưng lính em cũng không thiếu những đứa tóc vàng, mắt xanh, mũi lỏ.
Công dân hạng mấy là do con người mình. Tự mỗi người đặt tên cho mình.
Anh giỏi, năng động, có trình độ, có tư cách thì dù anh có da vàng đi nữa, bọn da trắng làm việc chung dần dà cũng tôn trọng. Còn những đứa có thái độ kỳ thị thì đa phần bọn chúng là những đứa loser, không phải chấp.
Đàn ông Việt Nam sang xứ người mới có cơ hội thể hiện bản lãnh. Ai giỏi, ai hèn , ai dở nó lộ ra ngay, giống như ngọn lửa trước gió.
Yếu thì lui về xứ, có bản lãnh kiên trì thì mới trụ lại được.
Đúng là VN có rất là nhiều trường quốc tế , nhưng do thể chế chính trị nên các cô cậu sanh viên khó xin visa cụ ạ .VN có nhiều trường đại học theo tiêu chuẩn quốc tế, và số lượng sinh viên ra trường mỗi năm rất đông. Thế thì tại sao không thể xin định cư theo diện tay nghề được . Nước Ấn Độ dân số rất đông, sao nước họ có nhiều kỹ sư được cấp visa làm việc ở Mỹ mà VN lại khó xin được loại visa thuộc diện nầy vậy .
Em chưa gặp được người việt nam nào sang Mỹ bằng đường phi pháp, cũng chưa gặp ai về VN cưới vợ hay kết hôn giả mang sang đây. Em có thấy rất nhiều người trẻ tuổi khi em tham quan vùng little saigon, họ nói tiếng Việt với nhau và em nhận ra họ là các du học sinh .
Dạ vâng , thì xét cho cùng thì đấy là đi theo diện tay nghề rồi ạ . Làm việc 15 năm cho Mỹ thì chính Mỹ sẽ xác nhận trình độ tay nghề của cụ đủ tiêu chuẩn để đi Mỹ , Mỹ xác nhận lính lác của chính Mỹ thì quá dễ dàng rồi , em biết rất là nhiều người làm lao công tạp vụ tài xế cho chủ người Mỹ chỉ gần 15 năm là đi Mỹ luôn đây , còn làm việc cho nước khác thì nó phải có phương pháp kiểm tra thôi , mà nó kiểm tra lính nước khác thì phải căng chứ .Cụ còn thiếu 1 con đường, đó là làm việc tầm 15 năm cho nước Mỹ thì sẽ được suất xem xét định cư cho cả nhà.