[Funland] Định Cư Xứ Người

Dũng PQ

Xe tăng
Biển số
OF-467579
Ngày cấp bằng
2/11/16
Số km
1,176
Động cơ
213,433 Mã lực
Tuổi
45
Em thấy có rất nhiều ý kiến trái chiều trong việc xin định cư ở các nước Mỹ, Úc, Canada . Người dân nào có điều kiện , có nhiều tiền trong tay, đều muốn chọn đi sang các nước ngoài để định cư , ai không có tiền thì cũng muốn đi định cư theo diện tay nghề nếu có thể được. Em chỉ nêu ra 3 nước trên làm ví dụ thôi. CCCM có thể thêm vào các nước châu Âu khác nếu thích

Em muốn hỏi các cụ các mợ , nếu như được chấp thuận sang đó định cư thì CCCM sẽ có những trông đợi gì ở đất nước mới. CCCM mợ chỉ đi sang đó định cư một thời gian thôi, rồi trở về VN sinh sống như củ , hay CCCM sẽ định cư lâu dài hoặc định cư ở đất nước mới vĩnh viễn.

CCCM có đo lường trước được cuộc sống mới sẽ thay đổi như thế nào không và có những sự chuẩn bị gì để đương đầu, nếu như mọi việc không xảy ra như mình dự tính ở đất nước mới nầy
Không hiểu cụ lấy kết luận này ở đâu ? Em thấy ở Việt Nam là sướng nhất
 

manchester6868

Xe tăng
Biển số
OF-208010
Ngày cấp bằng
28/8/13
Số km
1,767
Động cơ
668,581 Mã lực
Em rất sợ khi đi và làm việc ở nước ngoài ( nghề lao động tay chân ). Nhưng vì con cái em vẫn quyết định đi. Thôi thì ghét của nào trời trao của ấy vậy. Âu cũng là cái liễn mà. Đúng không cccm ?
 

tony tí

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-587202
Ngày cấp bằng
28/8/18
Số km
4,298
Động cơ
178,899 Mã lực
Nơi ở
Phía Đông nước Lào
Thanks cụ. Cũng ổn rồi cụ ạ. Ở đâu quen đó thật. Chứ e về Vn chỉ 2 tháng là chán rồi. Vì quen cách sống yên tĩnh ôn hòa. Nói chung cuộc sống tới tuổi rồi thì ở đâu quen đó cụ ạ.
lớn tuổi thì mua nhà gần nghĩa địa vừa yên tĩnh vừa .. tiện nhé:)). CAN có mẹ gì hay , xui xui bị mấy thằng Ấn nó đè ra thông banh dit chứ sướng gì. nàm nghề gì mà mỗi lần về VN tới 2 tháng luôn ghê rứa :(.hay bên bễn xếp hàng lãnh food stamp ;)) .Về VN 2 tuần mà chán đích thị xách zái ko về nằm nhà coi vtv chán chứ còn cm gì nữa :))
 

poiuy

Xe ba gác
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
22,968
Động cơ
628,844 Mã lực
Mà e thật , phó thường dân ko có họ hàng thân thiết bên nước Mỹ mà muốn định cư ở nước Mỹ là khó nhắm , khó nhắm . Chắc cú 100% thì chỉ có 3 con đường thôi :
1/ diện tay nghề : cực kỳ khó nhằn , vâng , cực kỳ khó nhằn , mức độ cao nhất trong ngôn ngữ mô tả =)) ( quá khó thì nghĩa là bất lực luôn rồi =)))
2/ kết hôn : dễ mà khó , khó mà dễ :)) vấn đề nằm ở chỗ Tình Thật hay Tình Giả . Tình Giả thì vs phụ nữ thì khả năng tạch gần = 100% , vì giờ bọn nó đểu lắm , toàn giở trò chén xong phắn, chứ ít khi đèo bồng lắm , còn vs đàn ông thì khá là ok . Tình Thật mà mình nghèo , Ấy cũng mạt rệp thì đi = niềm tin :))
3/ Cái này là quyết định , là ý chí của phụ huynh : cất khóc chào đời trên nước Mỹ .
Còn mấy vụ Đầu tư , xuất khẩu lao động rồi trốn ở lại , xin ở lại , làm mọi cách để ở lại cho đủ ngày đủ tháng để xin Card , xin Quốc tịch này nọ đồ ... thì thôi , quên đi , toàn bánh vẽ :)) Trừ phi chính phủ nước đó có chương trình .
Cụ còn thiếu 1 con đường, đó là làm việc tầm 15 năm cho nước Mỹ thì sẽ được suất xem xét định cư cho cả nhà.
 

SubaruLover

Xe tăng
Biển số
OF-341013
Ngày cấp bằng
1/11/14
Số km
1,410
Động cơ
288,407 Mã lực
tôi có cái thớt riêng kể về cuộc sống từ khi đặt chân tới Mỹ .

lúc đó tôi không lựa chọn, mà là ba mẹ chọn, con cái đi theo .

ba mẹ tôi không hối tiếc và cũng chẳng chê ở đâu, đi chỉ vì ... hồi đó không được khá gì và cảm thấy khó làm dành dụm để hậu thân .
 

poiuy

Xe ba gác
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
22,968
Động cơ
628,844 Mã lực
Xin chào các cụ. Em đang ở Vancouver, khu East Van. Các cụ nên dừng so sánh vì mỗi hoàn cảnh khác nhau lắm, và em xin lỗi nói luôn chứ việt nam chẳng có cửa gì so với Cânda. Cụ nào Còn trẻ hoặc có nhiều tiền có khả năng đi thì nên đi nhanh và luôn. Bên nay cơ hội có công ăn việc làm đủ chi trả sinh hoạt phí thì rất nhiều. Nhưng để mà có mức lương 70k/80k một năm thì các cụ phải xác định là giỏi thực thụ và nhiều bằng cấp kinh nghiệm. Em xin nói luôn 90% người việt có thu nhập tầm dưới 4000 Can một tháng sau thuế, với mức sống là ổn định so với bên này. Các cụ là lớp nhập cư đầu tiên thì chắc chắn có rất nhiều khó khăn và cản trở trong cuộc sống khi mới bắt đầu tại Canada, nên khi đi hay chấp nhận những thứ đó. Còn chuyện về tương lai của bọn trẻ thì em cũng xin chia sẻ là rất hên xui, chuyện con nhà kia giỏi, con nhà khác thành tài em xin không đề cập. Các cụ nên nghĩ về con mình nói không nghe, không chịu học, 18 tuổi bỏ ra ở riêng, sức học không đc như kỳ vọng, làm những công việc tay chân bình thường.
Có nhiều tiền thì ở VN người ta chả bao giờ phải nghĩ đến sinh hoạt phí mà chỉ phải nghĩ làm sao để đầu tư làm giàu mà thôi. Sang đó mà cày lại từ đầu thì là lựa chọn không đúng đắn lắm. Còn rất nhiều tiền thì chả cần phải bảo người ta nên ở đâu rồi. Nếu còn trẻ thì muốn sang được cũng phải có đủ tiền, đủ kiến thức để du học rồi mới xin việc chứ làm sao mà tự nhiên sang được. Những người sang để lao động thì họ được suất sang với chi phí thấp, họ sang chấp nhận vất vả ban đầu để tương lai tốt hơn cho mình và con cái nhưng số này không nhiều vì rất khó có cơ hội này. Không tính chuyện sang bằng con đường phi pháp.
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,645
Động cơ
906,328 Mã lực
harman_kardon nói:
Tiếng tăm em lộ cộ lắm, bằng cấp ko có. đây là em nói rất thật, nhưng cơ hội thì em có. có là do sếp nhìn thấy khả năng của mình. và em vượt qua đc rất nhiều dân bản địa có bằng cấp. Cty em tối thiểu phải có bằng trung cấp level 3 mới đc nhận vào làm. phải hiểu 1 vài phần trong SAP system, em thì trắng tinh như tờ giấy , đó là sự may mắn trong lúc cty cần người làm phụ giúp . và em vào, học dần dần và trụ đc trong khi hàng chục dân bản địa phải ra đi. gần 70 người vào mà chỉ có 3 người đc ký HĐ vĩnh viễn với mức lương hấp dẫn để cống hiến , em là 1 trong số đó.
Qua lời cụ kể thì cụ rất giỏi và rất may mắn trong công việc . Ngày xưa, em thấy bằng cấp THPT ở Mỹ có giá trị, nhưng thời thế bây giờ khác xưa rồi cụ . Rất khó được nhận vào các công ty làm việc nếu không có những kiến thức cơ bản, được dạy ra từ trường đại học .Muốn có được những thứ đó thì phải đi học cụ ạ .
Tuy em nói thế, không phải là không có những trường hợp ngoại lệ , nhưng con số nầy hiện nay rất thấp.
Em cũng có chú em - cùng hàng xóm cũ thôi, chứ không họ hàng gì - tốt nghiệp phổ thông được ghép đi XKLĐ theo tiêu chuẩn của cơ quan. Chú ấy sang trước nên hồi em sang chú ấy giúp đỡ tụi em rất nhiều. Tụi em về chú ấy ở lại và làm việc cho BMW. Thông minh và thuộc khá nhiều về xe cộ nên có vẻ cũng được BMW cho làm tới quản đốc. Mấy năm trước đi làm việc cho BMW ở tầu, về nhà cưới vợ - vì đã ly dị cô vợ Đức - dẫn theo đoàn tùng toàn tụi thanh niên Đức cùng làm bên tầu.
Thấy cuộc sống của tụi em chú ấy ngỏ ý về VN. Em chỉ bảo nếu được đi nghĩa vụ cho BMW ở VN như đang làm ở tầu thì về, chứ đừng bỏ về. Vì như chú ấy về VN tìm được việc làm kha khá tương đương với mức Đức đang làm thì cực kỳ khó.
 

ocean1

Xe tăng
Biển số
OF-727961
Ngày cấp bằng
5/5/20
Số km
1,875
Động cơ
94,785 Mã lực
Quan điểm của em thế này, sống ở đâu quan trọng là khả năng làm chủ kinh tế, nói cụ thể là khả năng kiếm tiền, chẳng nói nước ngoài nước trong, ngay trong nước nhìn những người ở lại nông thôn hay ra thành thị thì biết.
Nói những người thu nhập đủ ăn trong nước hoặc rất rất nhiều tiền là những người không muốn đi là không đúng, những người đó, tự thấy mình ra nước ngoài bằng vào khả năng của họ, không thể kiếm tốt như ở trong nước, không thể duy trì mức sống như hiện tại nên họ không muốn đi, và lại câu nói của con cáo: còn xanh lắm. Cho nên có bác hỏi thử liệt kê sướng hơn ở điểm gì thì có trả lời được đâu, ăn nhậu vỉa hè, matxa mát gần, cafe đèn mờ, osin giúp việc, tất cả những thứ đó ở đâu trên thế giới này đều có. Thậm chí có những thứ là du nhập về mình, nên ở cố quốc nó còn chất lượng hơn.
Rồi có những tâm lý rất mâu thuẫn, đời mình không muốn đi, nhưng lại muốn con cái đi, thế nên mới có những nghịch cảnh như câu chuyện một bác kể bên trên.
Em từng thấy người Việt mình đổ vào những nước đông Âu vì làm ăn dễ, sau lại tràn qua tây Âu và bây giờ là Anh, khi làm ăn được, có bị bắt bị đuổi cũng không về, lúc khó khăn chẳng bảo cũng rút hết.
Rồi nhiều người "nghe kể" rằng người trẻ đi làm ăn đến già sẽ tìm cách hồi hương, cái này nếu thống kê là không đúng, khi gặp một vài người già hồi hương kể chuyện khiến ta tưởng rằng đa số người Việt như vậy, hãy nhìn những người di cư ra Hà nội hay TPHCM sẽ thấy đến tuổi già mấy người quay về quê sống đâu?. Về thời gian, đi định cư 5 năm là con số quá ít, nhất là với những người không tự tin giao tiếp, trong thời gian này, nỗi nhớ quê hương còn rất mãnh liệt, ý định quay về cũng còn cao, nhưng đến 10 năm, 20 năm thì mọi chuyện sẽ khác. Khi đã quen với sự yên tĩnh thì cái nhộn nhịp là một sự làm phiền, nhất là với tuổi già. Như em rời VN cũng hơn 20 năm rồi, giờ quay về còn rất ít bạn bè, mà tư tưởng cũng như quan điểm cũng không thấy tương đồng nữa..
Gần đây, như một bác ở trên nhận xét, nhìn lại xung quanh những người có tiền lần lượt đi định cư hết, đó là sự thật. Nhiều người không muốn thừa nhận, hoặc không có thực tế để hiểu vì sao.
Các cụ bàn về vấn đề khi về già, nếu không thích ở xứ ngoài tại sao không về VN sinh sống .
Đây là ý kiến của riêng em thôi nhé . Em không có ý chỉ trích hay chê bai gì đâu .

Dù có lúc áp lực xứ người làm em muốn đến nơi khác sinh sống khi đến tuổi về hưu . Em chỉ muốn sinh sống trong giai đoạn em còn khoẻ khoắn, đi lại, hoạt động tự mình dễ dàng, và không cần phụ thuộc chăm sóc của ai hết . Nếu em làm thế, em có cơ hội biết thêm cuộc sống của người dân xứ khác, phong tục tập quán và cách thức sinh hoạt của họ khác Mỹ ra sao . Họ có những gì hay mà em có thể học hỏi thêm được .

Khi em đến tuổi cần được chăm sóc sức khoẻ nhiều hơn, thì em sẽ chọn trở lại Mỹ để sống những ngày còn lại . Làm thế , do em biết mọi cách thức hoạt động y tế ở Mỹ ra sao, cũng chẳng gặp phải rào cản ngôn ngữ .

Em có nghĩ đến VN , nhưng không là sự chọn lựa của em . Vì cuộc sồng bên đó VN không còn phù hợp với em nữa . Em đã quen với cuộc sống nơi đây rồi, cách suy nghĩ, cách sinh hoạt , cách hành xử của em đã đi vào nề nếp khác với VN, thì chuyện về VN sinh sống khi về hưu không thể cho em có được cuộc sống thoải mái như ý em mong muốn .
 
Chỉnh sửa cuối:

ocean1

Xe tăng
Biển số
OF-727961
Ngày cấp bằng
5/5/20
Số km
1,875
Động cơ
94,785 Mã lực
Em thấy người Việt kén chọn lắm, nhiều người hỏi hoài hỏi mãi rồi cũng vậy thôi không dám quyết. Trong lúc còn chần chừ thì bao nhiêu người khác họ đã làm xong việc rồi, đến khi quay lại hết cơ hội lại tiếc.

Là công dân một nước nghèo như Việt Nam, mỗi lần đi ra nước ngoài phải xin visa khổ lắm, đi đâu cũng khó chứ đừng nói đi Mỹ hay Canada. Đi sang Hàn Quốc là khó nhất, vì họ sợ mình trốn ở lại. Các cụ ở trong nước không biết đâu, ra ngoài mới thấy đất nước mình nhỏ bé thế nào, thậm chí có khi vô danh vì nhiều người còn không biết Việt Nam ở đâu ấy.

Giờ em nghĩ khá hơn nhiều rồi, nhưng để được tự do thoải mái như nhiều nước Châu Á khác khi vào các nước phát triển thì chắc còn lâu lắm.
Vấn đề hộ chiếu thì em chỉ có duy nhất 1 hộ chiếu US thôi . Đi đâu em cũng được cho nhập cảnh dễ dàng nên em không thể hiểu hết những vấn đề khó khăn gặp phải của người mang hộ chiếu VN .

VN là quê hương em sinh ra, nhưng mỗi khi về thăm quê hương thì em vẫn phải trả lệ phí và xin visa như một du khách nước ngoài. Có lúc em thật không biết trong hệ thống nhập, xuất cảnh, em được xem là người Việt Nam hay người Mỹ nữa .
 

ocean1

Xe tăng
Biển số
OF-727961
Ngày cấp bằng
5/5/20
Số km
1,875
Động cơ
94,785 Mã lực
Mà e thật , phó thường dân ko có họ hàng thân thiết bên nước Mỹ mà muốn định cư ở nước Mỹ là khó nhắm , khó nhắm . Chắc cú 100% thì chỉ có 3 con đường thôi :
1/ diện tay nghề : cực kỳ khó nhằn , vâng , cực kỳ khó nhằn , mức độ cao nhất trong ngôn ngữ mô tả =)) ( quá khó thì nghĩa là bất lực luôn rồi =)))
2/ kết hôn : dễ mà khó , khó mà dễ :)) vấn đề nằm ở chỗ Tình Thật hay Tình Giả . Tình Giả thì vs phụ nữ thì khả năng tạch gần = 100% , vì giờ bọn nó đểu lắm , toàn giở trò chén xong phắn, chứ ít khi đèo bồng lắm , còn vs đàn ông thì khá là ok . Tình Thật mà mình nghèo , Ấy cũng mạt rệp thì đi = niềm tin :))
3/ Cái này là quyết định , là ý chí của phụ huynh : cất khóc chào đời trên nước Mỹ .
Còn mấy vụ Đầu tư , xuất khẩu lao động rồi trốn ở lại , xin ở lại , làm mọi cách để ở lại cho đủ ngày đủ tháng để xin Card , xin Quốc tịch này nọ đồ ... thì thôi , quên đi , toàn bánh vẽ :)) Trừ phi chính phủ nước đó có chương trình .
VN có nhiều trường đại học theo tiêu chuẩn quốc tế, và số lượng sinh viên ra trường mỗi năm rất đông. Thế thì tại sao không thể xin định cư theo diện tay nghề được . Nước Ấn Độ dân số rất đông, sao nước họ có nhiều kỹ sư được cấp visa làm việc ở Mỹ mà VN lại khó xin được loại visa thuộc diện nầy vậy .

Em chưa gặp được người việt nam nào sang Mỹ bằng đường phi pháp, cũng chưa gặp ai về VN cưới vợ hay kết hôn giả mang sang đây. Em có thấy rất nhiều người trẻ tuổi khi em tham quan vùng little saigon, họ nói tiếng Việt với nhau và em nhận ra họ là các du học sinh .
 

st101814

Xe điện
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-108426
Ngày cấp bằng
10/8/11
Số km
3,728
Động cơ
441,695 Mã lực
Nơi ở
Canada - Viêt Nam
VN có nhiều trường đại học theo tiêu chuẩn quốc tế, và số lượng sinh viên ra trường mỗi năm rất đông. Thế thì tại sao không thể xin định cư theo diện tay nghề được . Nước Ấn Độ dân số rất đông, sao nước họ có nhiều kỹ sư được cấp visa làm việc ở Mỹ mà VN lại khó xin được loại visa thuộc diện nầy vậy .

Em chưa gặp được người việt nam nào sang Mỹ bằng đường phi pháp, cũng chưa gặp ai về VN cưới vợ hay kết hôn giả mang sang đây. Em có thấy rất nhiều người trẻ tuổi khi em tham quan vùng little saigon, họ nói tiếng Việt với nhau và em nhận ra họ là các du học sinh .
Bên Mỹ cực khó cụ ạ. Em làm với đối tác hơn chục năm mà họ cũng không bảo lãnh em sang Mỹ được. Nhiều người đã làm ở Mỹ cả chục năm mà vẫn chưa có thẻ xanh. Đến hồi anh Chăm lên thì hết cửa, may mà em cũng kịp thời nhảy sang Ca :).

Dân Ấn Độ rất giỏi về IT cụ ạ. Mình cũng có kỹ sư IT giỏi nhưng có lẽ cơ hội ít hơn vì thiếu tiếng Anh. Em cũng có đứa bạn chuyên làm lập trình, trước nó mở công ty lập trình thuê cho các đối tác nước ngoài, rồi sau sang Mỹ làm việc. Phải rất giỏi mới trụ lại ở Mỹ được cụ ạ. Em cũng biết một vài trường hợp khác ở lại Mỹ làm việc và có thẻ xanh, nhưng toàn dân đỉnh, học ở MIT, stanford ...

Dân Việt Nam bên Ca thì hay làm ở các farm hái nấm, cửa hàng ăn, tiệm nail là chính, do những job này ko yêu cầu trình độ tiếng Anh cao. Một vài người giỏi thì hay làm về IT. Thời buổi toàn cầu hóa nên Ca cũng chẳng thiếu cái gì, từ mắm tôm cho đến lòng lợn, tiết canh đều đủ cả. Nhiều người không còn trẻ nhưng cũng chấp nhận sang đi làm một số công việc chân tay để có cơ hội cho con cái sang học hành miễn phí (chịu khó làm thì cũng có thu nhập kha khá). Du học sinh bên này nhiều lắm, các em học rất giỏi, nên con đường định cư mở toang.
 

Đừng hỏi em

Xe tải
Biển số
OF-730523
Ngày cấp bằng
26/5/20
Số km
310
Động cơ
123,238 Mã lực
Em biết thớt này từ hôm qua, nhưng bận quá không chém được (bê phở cả ngày, làm gì có thời gian ;))), là một chủ đề khá thú vị, gây tranh cãi trong cộng đồng OF nhiều năm qua cơ bản là vì:

OF ở quê nhà: Đi dễ ấy mà, sang khổ bm, cho đi cũng không đi, sang làm nail, bê phở, cày như trâu bò....và kết luận: VN mới là thiên đường.

OF đã ra được khỏi VN: Mặc dù có vất vả thật, nhưng cũng phải cố để đưa ra lập luận như là môi trường, chế độ phúc lợi XH... để khẳng định rằng việc ra đi là hoàn toàn đúng đắn.

Vậy tóm lại, đâu mới là thiên đường? Nếu coi mỗi con người như một con cá thì ở VN là con cá ở dưới sông, suối, ao hồ, còn ra nước ngoái là con cá đó phải sống trên cạn, thậm chí phải leo cây nữa.

Vậy, một con cá chỉ sống cả đời dưới nước, và một con cá sống được cả dưới nước và trên cạn thì cuộc sống của con nào đáng sống hơn?

Sướng/ khổ là cái nhìn của từng cá nhân, nên em không chém.

Rảnh em lại chém tiếp về Úc, Châu Âu, Mỹ hầu các cụ OF trong nước, và học hỏi các cụ đã sống ở các nước khác.
Có loại cá sống ở trên cạn nữa hả cụ :D? Ví von cũng phải chuẩn một tí chứ nhỉ :)), giả dụ như cá VN sống ở VN là cá sống trong ao, hồ còn cá VN mà sống ở nước ngoài là cá đã bơi ra biển cả, đại dương ;;).
Em hóng cụ chém về Úc, Châu Âu và Mỹ :).
 

ocean1

Xe tăng
Biển số
OF-727961
Ngày cấp bằng
5/5/20
Số km
1,875
Động cơ
94,785 Mã lực
Hi! Chào CCCM, thi thoảng vào quán cfe, dc biết CCCM đang chém về cs ở nc ngoài. e có quan điểm & đang có ý định triển khai:
Tuổi e đã cao & tính e cũng ứ thick nơi nào hơn quê cha đất tổ tuy nhiên nếu ss nên giáo dục thì nên us, can, au... ăn đứt quê cha đất tổ thế nên CCCM có đk thì cho con nó đi, ko có gì đầu tư lời như đầu tư giáo dục. Nhưng mục đích để con cái có cs, cv tốt sau này & ko để chúng quên nguồn gốc, ông bà, cha mẹ chúng thì đó là vde chúng ta phải làm.
Nhiều ng đi bằng mọi cách & có qdiem khách nhau nên e ko có ý này nọ về cách sống & làm vc mỗi ng bên nớ cho dù nail, trồng cỏ... hay tiền đông qua bên kia chỉ mua nhà cho thuê, sáng cfe, chiều bia bọt....
Gd e cũng ko có dk nên bàn nhau cử gấu đi CAN vì có chút kiến thức sau đó xin định cư để mục đích cho con cái môi truòng học tập tốt & đang triển khai thuận lợi cho dù lăn tăn vì bệnh tim gan phèo phổi của em. Một số cụ góp ý hc em như thế thì có thể dẫn đến chia ly chia cốc nhưng để đạt dc mục đích mình phải đánh đổi ko ít thì nhiều. e xdinh ứ đi, gom xèng thi thoản qua thăm con, vc là cái duyên nợ . Ở vn sát nhau còn xxx... này nọ mà.
Tóm lại tùy hc mỗi ng, xác định đi vì mục đích gì, ko nên đạt đc bằng mọi cách vì mỗi xh, quốc gia, thể chế ông nào cũng có điểm hay điểm dở của nó. Nhân đây e cảm ơn cụ Đại Dương đã lập thớt để chia sẻ ý kiến.! cụ Thichduthu, cụ St101814check mật thư cho e 1 vài ý kiến tư vấn nhé
Hy vọng các cụ bên Canada có thể góp ý kiến hay giúp cụ.
Em xin chúc cho gia đình cụ may mắn nhé, sớm được đoàn tụ bên Canada như mong ước của cụ .
 

ocean1

Xe tăng
Biển số
OF-727961
Ngày cấp bằng
5/5/20
Số km
1,875
Động cơ
94,785 Mã lực
Bên Mỹ cực khó cụ ạ. Em làm với đối tác hơn chục năm mà họ cũng không bảo lãnh em sang Mỹ được. Nhiều người đã làm ở Mỹ cả chục năm mà vẫn chưa có thẻ xanh. Đến hồi anh Chăm lên thì hết cửa, may mà em cũng kịp thời nhảy sang Ca :).

Dân Ấn Độ rất giỏi về IT cụ ạ. Mình cũng có kỹ sư IT giỏi nhưng có lẽ cơ hội ít hơn vì thiếu tiếng Anh. Em cũng có đứa bạn chuyên làm lập trình, trước nó mở công ty lập trình thuê cho các đối tác nước ngoài, rồi sau sang Mỹ làm việc. Phải rất giỏi mới trụ lại ở Mỹ được cụ ạ. Em cũng biết một vài trường hợp khác ở lại Mỹ làm việc và có thẻ xanh, nhưng toàn dân đỉnh, học ở MIT, stanford ...

Dân Việt Nam bên Ca thì hay làm ở các farm hái nấm, cửa hàng ăn, tiệm nail là chính, do những job này ko yêu cầu trình độ tiếng Anh cao. Một vài người giỏi thì hay làm về IT. Thời buổi toàn cầu hóa nên Ca cũng chẳng thiếu cái gì, từ mắm tôm cho đến lòng lợn, tiết canh đều đủ cả. Nhiều người không còn trẻ nhưng cũng chấp nhận sang đi làm một số công việc chân tay để có cơ hội cho con cái sang học hành miễn phí (chịu khó làm thì cũng có thu nhập kha khá). Du học sinh bên này nhiều lắm, các em học rất giỏi, nên con đường định cư mở toang.
Thế thì em mừng cho các cháu nào đang du học và chịu khó học hành .

Dân Ấn thật giỏi trong lãnh vực IT, do họ đào tạo theo phương pháp như trường dạy học, chất lượng như ỡ Mỹ . Cho nên khi vào phỏng vấn , họ pass qua được 1 cách rất dể dàng , Họ được nhận vào do trình độ học vấn phù hợp với công việc mà công ty cần tìm người và người nầy có các kiến thức phù hợp với sự phát triển cho công ty trong tương lại.

Em xin phép hỏi, cụ đang làm ngành gì bên Canada và đang định cư vùng nào bên đó . Nếu cụ không ngại câu hỏi của em .
 

Thichduthu1

Xe tải
Biển số
OF-719993
Ngày cấp bằng
13/3/20
Số km
424
Động cơ
82,119 Mã lực
Tuổi
60
lớn tuổi thì mua nhà gần nghĩa địa vừa yên tĩnh vừa .. tiện nhé:)). CAN có mẹ gì hay , xui xui bị mấy thằng Ấn nó đè ra thông banh dit chứ sướng gì. nàm nghề gì mà mỗi lần về VN tới 2 tháng luôn ghê rứa :(.hay bên bễn xếp hàng lãnh food stamp ;)) .Về VN 2 tuần mà chán đích thị xách zái ko về nằm nhà coi vtv chán chứ còn cm gì nữa :))
Cậu học lớp mấy mà ăn nói vô giáo dục vây?
 

st101814

Xe điện
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-108426
Ngày cấp bằng
10/8/11
Số km
3,728
Động cơ
441,695 Mã lực
Nơi ở
Canada - Viêt Nam
Thế thì em mừng cho các cháu nào đang du học và chịu khó học hành .

Dân Ấn thật giỏi trong lãnh vực IT, do họ đào tạo theo phương pháp như trường dạy học, chất lượng như ỡ Mỹ . Cho nên khi vào phỏng vấn , họ pass qua được 1 cách rất dể dàng , Họ được nhận vào do trình độ học vấn phù hợp với công việc mà công ty cần tìm người và người nầy có các kiến thức phù hợp với sự phát triển cho công ty trong tương lại.

Em xin phép hỏi, cụ đang làm ngành gì bên Canada và đang định cư vùng nào bên đó . Nếu cụ không ngại câu hỏi của em .
Em đang làm ở văn phòng tư vấn định cư, gần Vancouver cụ ạ.
 

Rong rêu

Xe điện
Biển số
OF-538503
Ngày cấp bằng
25/10/17
Số km
3,876
Động cơ
205,843 Mã lực
Có loại cá sống ở trên cạn nữa hả cụ :D? Ví von cũng phải chuẩn một tí chứ nhỉ :)), giả dụ như cá VN sống ở VN là cá sống trong ao, hồ còn cá VN mà sống ở nước ngoài là cá đã bơi ra biển cả, đại dương ;;).
Em hóng cụ chém về Úc, Châu Âu và Mỹ :).
Ví von thế để thấy được sự vất vả cố gắng của những người ra đi đến miền đất mới, nó như một cuộc sống thứ hai của họ vậy, cho dù họ có mang theo tài sản, kiến thức thì sự cố gắng, nỗ lực cũng gấp nhiều nhiều lần những người sống trong nước. Cụ đừng bắt bẻ có con cá sống trên cạn hay không :)).
Tất nhiên, trong nước không phải là có ít người nỗ lực, cố gắng để có cuộc sống tốt, nhưng số ngồi chơi, lười lao động chắc là nhiều nhất trên TG luôn. Cỡ 70-80% độ tuổi 50-60 ở VN là ngồi chơi xơi nước, bàn chuyện thế giới, nói xấu làng xóm, soi mói người khác, cuộc sống như thế khác gì thiên đường.

Còn chém về Úc, Âu, Mỹ thì đợi em google đã.
 

Thichduthu1

Xe tải
Biển số
OF-719993
Ngày cấp bằng
13/3/20
Số km
424
Động cơ
82,119 Mã lực
Tuổi
60
Vấn đề hộ chiếu thì em chỉ có duy nhất 1 hộ chiếu US thôi . Đi đâu em cũng được cho nhập cảnh dễ dàng nên em không thể hiểu hết những vấn đề khó khăn gặp phải của người mang hộ chiếu VN .

VN là quê hương em sinh ra, nhưng mỗi khi về thăm quê hương thì em vẫn phải trả lệ phí và xin visa như một du khách nước ngoài. Có lúc em thật không biết trong hệ thống nhập, xuất cảnh, em được xem là người Việt Nam hay người Mỹ nữa .
Vậy chắc cụ sang Mĩ cũng lâu rồi. Vì khoảng 20 năm đổ lại phần nhiều ng Việt ở nc ngoài có 2 hộ chiếu.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top