Ở nước ngoài ko phải là thiên đường gì đâu, chỉ là một môi trường tốt cho con cái, đáng để thử cho những ai thích phiêu lưu. Nếu chỉ trong nước mình thì cái gì cũng tiện, cũng thích, cũng đẹp.
Ở bên nước ngoài, nói là tự do mà cũng không phải tự do. Cụ có thể vác tấm bảng ra đứng trước ủy ban nhân dân thành phố phản đối chính quyền vì bất kể lý do gì cũng được, không ai ngăn cản, không ai ngăn cấm nhưng lỡ vứt bậy cái túi nylon ra đường mà bị bắt có khi bị phạt vài ngàn đô. Nói thêm là bên này rác thì cả tuần mới được vứt một lần, còn nhà nào cũng phải trả phí nước thải (thải nước ra phải trả tiền chứ không phải trả tiền mỗi nước sạch đâu). Dọn nhà có đồ hỏng ko biết vứt đi đâu vì có vứt rác thì cũng chỉ vứt được rác được quy định, phân loại ? Thèm có cô đồng nát vào sắp xếp rác rồi dọn cả nhà, xong cô ấy lại cho mình ít tiền xài nữa. Ở nước ngoài nói vậy thôi chứ toàn người nghèo, dân lao động thì 90% cơ bản là giống nhau, công chức chẳng có tý lộc lá nào, thằng nào kiếm thêm được tý thì đóng thuế vỡ mồm. Chỉ duy nhất có cảm giác an tâm hơn khi ốm đau, bệnh tật có bảo hiểm nó lo cho mình tử tế, và chất lượng bệnh viện thì ổn hơn, tránh được cảnh đông đúc ở bệnh viện. Bên này cũng ko có cảnh chen lấn trên đường phố, thằng nọ chèn vào đầu thằng kia nên ít tắc đường, đi đâu xếp hàng cũng trật tự không chen ngang. Trẻ con ra ngoài đường thì được ưu ái, đúng kiểu ưu tiên trẻ em, phụ nữ được bình quyền hơn nên cánh chị em máu đi tây hơn cánh đàn ông.
Nhiều cụ than khổ, bảo là công dân hạng hai này nọ đúng một phần thôi. Rất nhiều lao động Việt Nam sang nước ngoài làm các công việc chân tay, thu nhập thấp và một bộ phận không nhỏ lại làm việc chui trái pháp luật nữa. Bản thân họ sống khép kín và ít giao du vì không biết ngoại ngữ, thành ra lâu ngày thì mặc cảm tự ti và trở thành tự kỷ. Điểm tốt của dân Việt là cần cù chịu khó, nhưng điểm trừ là ngại thay đổi, chỉ thích làm những việc dễ. Ví dụ có người ở đây cả chục năm mà tiếng Anh vẫn lõm bõm, không phải vì họ kém, mà vì họ không chịu khó thay đổi, học thêm ngoại ngữ một cách tử tế. Chủ có muốn cất nhắc hơn vị trí cao hơn (lương cao hơn) cũng đành chịu, vì ngôn ngữ không giao tiếp được. Nhiều khi tiếc cho các lao động Việt Nam thiếu chỉ mỗi ngoại ngữ thôi mà đánh mất nhiều cơ hội công việc rất tốt.
Công dân hạng hai bên này phải là những người không có thu nhập chứ không phải là màu da hay tôn giáo. Người giàu luôn là công dân hạng nhất. Ở Mỹ công dân hạng Nhất thường được nói đến là các công dân Mỹ gốc do thái , họ thậm chí còn điều khiển cả bầu cử tổng thống Mỹ với lá phiếu đại cử tri. Ở nước ngoài, đồng tiền quyết định tất cả. Nếu các cụ có dịp qua Canada thì để ý người vô gia cư hay ăn xin chủ yếu là người da trắng. Ai không cố gắng hoặc lười là ra đứng đường thôi. Một người có hồ sơ công việc ko tốt rất khó xin được việc tử tế. Ví dụ anh làm nghề lái xe mà uống rượu rồi bị phạt tù hay gây ra tai nạn thì khả năng chắc chắn là không đâu dám nhận anh nữa. Chủ lao động yêu cầu tính trung thực và kỷ luật rất cao, coi như là một tiêu chuẩn bắt buộc. Ngược lại một lao động tử tế thì rất khó bị mất việc. Sang nước ngoài một thời gian em hiểu rằng cái quan niệm công dân hạng 2 cho người nước ngoài đối với dân bản xứ xuất phát từ hai lý do, một là lao động nước ngoài quá nghèo và lạc hậu nên họ bị coi thường. Hai là với những người nước ngoài quá giàu, họ bị ganh ghét. Vùng Vancouver giá nhà tăng khoảng 10 lần so với 20 năm trước do lượng người nhập cư từ Trung Quốc quá nhiều và họ mua nhà bất chấp giá cả khiến dân bản xứ da trắng cũng ko có tiền để mua nhà, ai có nhà rồi cũng phải bán xới đi chỗ khác vì không đủ tiền đóng thuế nhà. Cũng không quá quan trọng vì các nước như Mỹ hay Canada đều là dân tứ xứ đổ về, các thành phố lớn như Vancouver hay Toronto có quá nửa dân số là dân nhập cư tứ xứ nên không có chuyện công dân hạng hai các cụ nhé. Cụ có tiền tiêu, nói tiếng Anh như gió thì từ thằng Trắng hay thằng Đen nó đều phải tử tế và kính trọng với mình hết, thách cả lò chúng nó cũng không dám coi thường các cụ.
Cụ nào có bạn bè người thân sống ở nước ngoài về Việt Nam dễ nhận ra rằng họ không có gì hơn anh em mình trong nước. Xét về thu nhập nhiều cụ ở Việt Nam còn là mơ ước cho anh em ở nước ngoài. Tầm bạn bè em ở Viêt Nam có tài sản cỡ 500k đến vài triệu Obama là cực kỳ nhiều, nhưng ở nước ngoài thì toàn nợ và nợ, làm đếch gì có tài sản dư nhiều như thế. Vì thu nhập bên nước ngoài ko có mức chênh lệch nhiều như ở Việt Nam, cũng không có nhiều cơ hội để đột phá như ở Việt Nam. Ai làm được tý thì đóng thuế hết vì không trốn thuế được. Việt Nam là thiên đường trốn thuế, nên nhiều cụ OF mới giàu thế chứ ạ
. Cái họ hơn là con cái họ hơn mình và sức khỏe họ tốt hơn mình, em chắc chắn đấy.