Em cũng có phần giống mợ, nhưng thời gian em ở ko lâu bằng mợ. Khi hoc xong thì cũng có việc để có thể ở lại, nhưng em vẫn quyết tâm về, và với cá nhân em thấy nó rất đúng đắn.
- Về thì khả năng thành somebody của mình là có, thậm chí là nhiều. Ở lại thì 99.9% mình thành nobody.
Cá nhân em luôn tự coi mình là somebody, dù ở VN hay ở Mỹ.
- Thu nhập ở VN cao, và kinh tế VN phát triển nhanh nên việc kiếm tiền và được tăng lương nhanh hơn ở nước ngoài. Nói thật em thấy chỉ có ở VN, trong vòng 3 - 5-10 năm chuyện mọi người ở tỉnh lẻ lên HN, SG, mua nhà mua xe trả dứt nợ đơn giản, chứ ở nước ngoài trừ tầng lớp kiệt xuất thì em ko thấy. Mua nhà toàn nợ 20 - 25 năm, bà đồng nghiệp bên Úc của em trả trong 30 năm, mà nhà xa tít tắp mỗi ngày lái xe gần 2 tiếng mới vào đến thành phố làm việc.
Ở Âu Mỹ, đa số người đi làm có đủ khả năng mua toàn bộ một căn nhà không cần vay, nếu họ biết tiết kiệm một chút. (Có một số ngoại lệ ở những vùng đắt đỏ).
Muốn cụ thể thì cứ nhìn vào con số: thu nhập 1 hộ GĐ trung bình ở Mỹ là 65K/năm, một căn nhà condo (liền kề) 3 PN 120m2 thì chỉ cần 200K là mua được. Vấn đề ở đây là vì đồng tiền của nó ổn định, lãi suất cho vay thấp, và trợ cấp xã hội tốt (social safety net) nên họ có thói quen vô lo, chi tiêu đến những đồng xu cuối cùng mà ít tiết kiệm.
Gần đây XH nó mới nhen nhóm trào lưu FIRE (nhưng mới chỉ có rất ít người tham gia). Nếu ai theo dõi trào lưu này thì có thể thấy những người thu nhập bình thường hoàn toàn có thể có tỷ lệ tiết kiệm rất cao, và khi đó chỉ cần đi làm 15 năm là có thể ung dung về hưu.
Ngoài ra, cụ phải xem họ nợ như vậy nhưng net worth của họ là dương bao nhiêu. Ví dụ một người đang nợ 1 triệu đô nhưng net worth có thể là 2 triệu. Người Việt nhìn thấy dân Âu Mỹ "cả đời phải trả nợ tiền nhà" nhưng không hiểu là nhiều người muốn trả hết nợ lúc nào cũng được.
- Không bị coi là công dân hạng 2, cái này rất đúng. Em ko biết các bác trên này có cảm nhận được ko, hoặc ko nói ra, chứ nó vẫn phân biệt, thậm chí rất rõ luôn.
Em đã sống khá lâu và hầu như không thấy sự phân biệt đối xử. Từ khi Trump lên thì có một số dấu hiệu nho nhỏ, nhưng chỉ là từ các thành phần ít học. Và nguồn gốc sâu xa là họ ghen tị với mình.
Ngược lại, làm "công dân hạng 1" VN khó chịu đủ thứ. Kể cả những thành phần bé tí nhưng tiểu nhân (ví dụ, một tay công an phường, một quan chức tép riu, một thằng hàng xóm chí phèo) nó cũng có thể gây khó chịu cho cuộc sống của mình.
- Kể cả y tế giáo dục, với em thì ở VN h là chấp nhận được, và vẫn có thể có điều kiện tốt. Mua thẻ BHYT Bảo lãnh là có thể vào Vinmec, đi học thì ko học công thì học tư. Ở VN thu nhập ko thấp quá, năm có thể đi du lịch nước n
Em có mấy kinh nghiệm rất tệ với y tế bên kia, Bệnh viện thì sạch đẹp bóng loáng thật, nhưng xếp lịch thì rất lâu, ở Châu Âu chưa bao h em chờ dưới 1 tháng, ở Úc thì có lần em bị cái dằm của cây gì mà lá sắc nhọn đâm vào chân, mưng mử đi tập tễnh rất lâu, đi gặp bác sỹ, bs tiểu phẫu xong ra bảo tao ko tìm thấy, thế nên tao làm sạch và khâu lại rồi. Về nó lại sưng lên, may 2 tuần sau đấy em về VN phóng ngay vào viện 198, mổ ra lấy ra cả dằm cả các thứ. Thằng em rể em người Đức nó cũng kể nhiều vụ bác sỹ tay nghề ko tốt lắm, thế nên em thấy ở VN với em là vừa đủ.
Đúng là đôi lúc hẹn BS không được nhanh, nếu cụ không có vấn đề gì cần xử lý gấp. Và cũng đúng là đôi lúc trình độ BS không phải ai cũng giỏi, và không phải ai cũng có trách nhiệm.
Nhưng nhìn tổng thể thì nó vẫn khá hơn VN nhiều.
Riêng Mỹ bị vấn nạn về chi phí y tế. Canada và các nước Tây Âu, Nhật, Hàn, Đài Loan không bị.
Chưa kể cuộc sống bên kia khá là buồn, cô đơn, cha mẹ cách xa con cái, có bà hàng xóm nhà em người TQ chơi thân, ngày ngày lủi thủi đi ra đi vào, có cô con gái lớn đã đi làm thì ở cùng với ông bạn trai chắc cũng ngang tuổi bà ý, mà chắc tháng về thăm được 1 lần dù ở cùng thành phố. Đi làm thì mấy người cleaners cũng 67-68 vẫn phải đi làm, mà họ ko khỏe gì co cam, hàng ngày cô đơn, đứng hút thuốc nhìn trời mưa xám xịt cả tháng.
Đó là cụ không hòa nhập với xã hội và không biết (chưa biết, chưa có điều kiện) để sử dụng các hạ tầng xã hội của nó.
Em thấy sống ở bên này rất vui, nếu muốn vui. Du lịch, cắm trại, tụ tập, ăn nhậu, chơi thể thao, xem thể thao, movies, phim truyền hình, games, các sở thích cá nhân, hội nhóm, CLB..., cho đến các sở thích độc dị, muốn gì cũng có.
Và về cơ bản tất cả đều hoạt động trên một nền tảng xã hội tuân thủ luật pháp và tôn trọng cá nhân, vì thế người ta (nhìn chung) chỉ cần yên tâm hưởng những thú vui đó chứ không phải lo lắng đủ thứ liên quan khác.
Cộng thêm điều kiện vật chất dư dả nữa (so với VN).
Nói chung việc sống hợp ở đâu là phụ thuộc vào cả cá nhân (về ngôn ngữ, kỹ năng, tính cách) và nơi sống.
Như cá nhân em, em sống thoải mái được ở nước ngoài, và sống được ở VN nếu sống như một người nước ngoài (expat hoặc retiree).
Nếu sống ở VN như một công dân VN thì em cũng sẽ vẫn sống được nhưng sẽ không happy bằng.