[TT Hữu ích] Định cư ở nước ngoài, các cụ có thích không?

havyht

Xe tải
Biển số
OF-331879
Ngày cấp bằng
19/8/14
Số km
350
Động cơ
284,120 Mã lực
Mấy đứa bạn em đi Úc (em là mợ) theo chồng học thạc sỹ có 2 năm mà đã ko muốn về, nó về việt nam chưa được 1 năm mà đã kêu chán rồi. Đúng là người Việt Nam muốn gần gia đình, quê hương nhưng sang bển sẽ có cơ hội tốt hơn cho bọn trẻ con, được sống trong môi trường tốt hơn, cả về ăn uống lẫn học tập, chứ ngày nào cũng xem chương trình nói không với thực phẩm bẩn thì chả dám ăn j, mà ko ăn thì chết, ăn cũng chết từ từ , hic
 

quanghungle

Xe điện
Biển số
OF-312980
Ngày cấp bằng
23/3/14
Số km
2,548
Động cơ
314,350 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Hà Nội
Ai cũng như cụ thì nhân lực chúng ta mỏng
 

xe rùa 2012

Xe container
Biển số
OF-199905
Ngày cấp bằng
27/6/13
Số km
8,082
Động cơ
377,998 Mã lực
Từ năm 1954 đến giờ xu thế đi vẫn là chủ đạo. ai cũng mong đi, ít thì vài năm rùi về, nhiều thì định cư luôn. ko về nữa
 

phuongqb90

Đi bộ
Biển số
OF-348805
Ngày cấp bằng
30/12/14
Số km
1
Động cơ
268,310 Mã lực
Thấy các cụ chúc nhau e cũng vào vài chén. E cũng sáng séc chơi đc mấy tháng với bác ruột bên đó. Công nhận môi trường trong lành đẹp như tranh các cụ ạ. Ăn uống chẳng phải lo đồ ăn bẩn. Đồ ăn uống cũng ko đắt đỏ lắm so với việt Nam thì cũng tương đương nếu so về chất lượng . Nhưng thu nhập thì hơn hẳn VN . Luật pháp thì rõ ràng ko như ở xứ lừa .Mấyc bên đó chẳng ai muốn về vn ở hẳn cả .
 
Biển số
OF-555142
Ngày cấp bằng
24/2/18
Số km
2,376
Động cơ
170,855 Mã lực
Nơi ở
Rockwall, TX
Em thì chả thích chả chán. Sống ở từ VN rồi Mã, Sing sang Anh rồi giờ Mỹ thì thấy đâu cũng có hay cái dở.
 

Xecanghai ht

Xe đạp
Biển số
OF-551434
Ngày cấp bằng
20/1/18
Số km
35
Động cơ
156,874 Mã lực
Tuổi
40
Các cụ ở bển kiếm rễ nhỉ.
 

xe rùa 2012

Xe container
Biển số
OF-199905
Ngày cấp bằng
27/6/13
Số km
8,082
Động cơ
377,998 Mã lực
Thấy các cụ chúc nhau e cũng vào vài chén. E cũng sáng séc chơi đc mấy tháng với bác ruột bên đó. Công nhận môi trường trong lành đẹp như tranh các cụ ạ. Ăn uống chẳng phải lo đồ ăn bẩn. Đồ ăn uống cũng ko đắt đỏ lắm so với việt Nam thì cũng tương đương nếu so về chất lượng . Nhưng thu nhập thì hơn hẳn VN . Luật pháp thì rõ ràng ko như ở xứ lừa .Mấyc bên đó chẳng ai muốn về vn ở hẳn cả .
cụ có cửa đi tiệp ak?
 

hoangbaolong

Xe buýt
Biển số
OF-14321
Ngày cấp bằng
28/3/08
Số km
787
Động cơ
521,140 Mã lực
Hôm trước em có nói chuyện ông anh trước ở hà nội cuộc sống phong lưu đi mer gia đình rất ổn, quyết định bán hết sang mỹ cho con xin được việc bốc xếp thùng hoa quả công việc nhàm chán và mệt mỏi có hôm hết ca ra về qua chỗ tháp nước trung tâm ngồi nghỉ ngủ gật rơi cái mũ ra lúc tỉnh dậy thấy trong mũ có mấy đô lẻ nghĩ nhục quá đang ở VN muốn gì cũng có mà sang đây lại là thằng khố rách áo ôm
 

xe rùa 2012

Xe container
Biển số
OF-199905
Ngày cấp bằng
27/6/13
Số km
8,082
Động cơ
377,998 Mã lực
Hôm trước em có nói chuyện ông anh trước ở hà nội cuộc sống phong lưu đi mer gia đình rất ổn, quyết định bán hết sang mỹ cho con xin được việc bốc xếp thùng hoa quả công việc nhàm chán và mệt mỏi có hôm hết ca ra về qua chỗ tháp nước trung tâm ngồi nghỉ ngủ gật rơi cái mũ ra lúc tỉnh dậy thấy trong mũ có mấy đô lẻ nghĩ nhục quá đang ở VN muốn gì cũng có mà sang đây lại là thằng khố rách áo ôm
cụ cứ đùa dai :)) cụ sợ dân đi hết nên cũng kôcfn lương 2 củ nữa phỏng :))
 
Biển số
OF-559877
Ngày cấp bằng
21/3/18
Số km
675
Động cơ
157,576 Mã lực
có tiền ở qê hương là sướng nhất, ko có tiền thì mới phải lập nghiệp xa quê :(
 

st101814

Xe điện
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-108426
Ngày cấp bằng
10/8/11
Số km
3,715
Động cơ
441,366 Mã lực
Nơi ở
Canada - Viêt Nam
Em ra nước ngoài được mấy năm, thấy cuộc sống của họ êm đềm hơn, ít có cảnh bon chen vật vã như ở nhà. Ra đường ai cũng nhường nhin nhau, nhiều lúc thấy quá nửa đêm mà người ta vẫn kiên nhẫn đợi đèn xanh mới đi dù đường bốn phía chẳng có một bóng người hay xe cộ.

Thực phẩm bán ở siêu thị thì rẻ, thịt gà, thịt lợn, thịt bò, cá hồi, cá thu, cua, tôm hùm đều rẻ hơn ở Việt Nam rất nhiều. Bù lại, rau xanh lại đặt.

Bánh kẹo đường sữa cũng rẻ.

Xăng cũng không đắt. Ô tô thì siêu rẻ. Sang đây sướng nhất là mua ô tô

Còn về chán, thứ nhất là xa gia đình, bạn bè. Bạn bè mới chưa chắc đã có, nếu có chưa chắc đã hợp. Tây rất lịch sự, nhưng mình sang đây cũng làng nhàng làng nhàng nên nó cũng chỉ ở mức không khinh mình thôi, chứ thân thiết thì không có.

Gia đình sống với nhau cứ lủi thủi. Bọn trẻ đi học thì cũng không bị bắt nạt gì (trẻ con Tây cũng có đứa nghịch ngợm nhưng đa phần là ngoai), trong lớp hay trong trường thì thường tụi tóc đen chơi với hội tóc đen, tóc vàng da trắng chơi với nhau. Các cấp phân biệt càng lớn càng giảm đi, ví dụ nếu con các cụ sang lúc nó học cấp 1 thì nó có xu hướng chơi nhóm theo màu da, quốc tịch, cấp 2 đỡ hơn, cấp 3 hòa nhập còn vào đại học là hòa tan vì ngôn ngữ của chúng nó tiến bộ đến đâu thì khả năng hòa nhập của nó tăng đến đấy.

Về già con cái sống theo kiểu tây, bỏ nhà đi ở riêng từ năm 18 tuổi, nếu các cụ ở vùng xa, năm nó về thăm nhà được 1 vài lần. Lớn nữa thì cút hẳn, có khi ở với nhau đẻ con mới báo bố mẹ biết. Quê hương VN chỉ là hai từ dĩ vãng, về một vài lần thấy chán là ko muốn về nữa.

Thế nên cố gắng làm sao con mình nó nửa nạc nửa mỡ, biết tiếng Anh mà đừng quên tiếng Việt, thật thà chất phác kiểu Tây nhưng đừng ngu quá, mai mốt không có cửa làm ăn với Việt Nam, mà cũng đừng khôn lỏi ở Việt Nam mai mốt không có cửa làm ăn với Tây.

Chốt lại là "Hy sinh đời bố củng cố đời con thôi - không sung sướng gì đâu - Ở nhà là nhất !"
 

dangduong

Xe container
Biển số
OF-96407
Ngày cấp bằng
22/5/11
Số km
6,554
Động cơ
445,839 Mã lực
Đời mình lẽ nào vô nghĩa mà phải hy sinh cho đời con.
Nên theo em thì ai thích ở đâu thì ở, trước hết là vì mình đã.
Em không còn trẻ khoẻ để tạo lập sự nghiệp mới thì em ở VN, yên vị với những gì mình có, chấp nhận cả mặt tốt và xấu của cuộc sống ở đây.
Con em cũng tùy nó, nó thích bay nhảy khám phá cuộc sống xứ người thì OK, mình ủng hộ và tạo điều kiện trong giới hạn mình chịu được, chứ không phải hy sinh đời mình vì nó.
Tuy nhiên, nếu được lựa chọn thì em khuyên nó nên sống ở Bắc - Bắc Âu và Bắc Bắc Mỹ tức Canada, nơi cuộc sống thanh bình hơn, ít phân biệt chủng tộc nhất.
 

AT76

Xe điện
Biển số
OF-54148
Ngày cấp bằng
3/1/10
Số km
2,814
Động cơ
472,648 Mã lực
Không, em chả thích. Em du học nước ngoài mãi rồi, thấy vẫn thích ở nhà mình. Em gặp bà con bên Đức thấy có sung sướng gì đâu.
 

st101814

Xe điện
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-108426
Ngày cấp bằng
10/8/11
Số km
3,715
Động cơ
441,366 Mã lực
Nơi ở
Canada - Viêt Nam
Không, em chả thích. Em du học nước ngoài mãi rồi, thấy vẫn thích ở nhà mình. Em gặp bà con bên Đức thấy có sung sướng gì đâu.
Em nói cụ nghe tại sao em phải mang con ra nước ngoài cho nó đi học.

Một là ở cái trường con em đang học ở Việt Nam, học phí người ta tăng mỗi năm tối thiểu khoảng 10%, năm sau cao hơn năm trước, chính sách của nhà trường kinh doanh nhiều hơn là giáo dục. Cũng dễ hiểu thôi vì họ là trường tư mà. Không phủ nhận giáo viên ở đó rất là tốt, nhiệt tình, nhưng dù sao họ cũng chỉ là người làm công ăn lương. Thế nên họ cũng nhảy việc như chúng ta, và chuyện con về thông báo có cô giáo mới ko có gì là lạ.

Một ngày báo đăng thức ăn của trường bị phụ huynh học sinh phát hiện ra ôi thiu, thức ăn dù mua ở siêu thị uy tín nhưng cũng là loại hết date, không bán cho ai được thì họ bán cho con mình ăn.

Bếp ăn không đảm bảo vệ sinh, đầy cứt gián, cứt chuột. Nó gợi nhớ đến một vụ ngộ độc thực phẩm mà con em từng bị.

Một ngày em thấy ngoài tình cảm và lòng yêu nghê của các cô giáo dành cho con mình, thì trường con em học rốt cuộc không khác gì cái công ty em đang điều hành, cũng hứng chịu mọi hỷ nộ ái ố của xã hội. Khi thấy con em không hứng thú lắm với ngôi trường của nó, em nghĩ đến việc cho con em ra nước ngoài thử xem thế nào.

Nhìn vào công việc hiện tại và tương lai của công ty, thực lòng em không gánh nổi khoản học phí, và cũng ko dám nghĩ là con có thể xin được học bổng để đi học ở nước ngoài. Đã có nhiều gia đình lâm vào hoàn cảnh rất khó khăn khi cho con đi du học mà không có một nền tài chính vững mạnh. Em đã từng đi du học nước ngoài, và rất may mắn, em có học bổng toàn phần nên thực sự thời đi học rất vui, vì có bao giờ phải lo nghĩ chuyện tiền bạc đâu. Nhưng cũng có một vài bạn bè khác, họ chỉ có học bổng một phần, hoặc thậm chí không có tý học bổng nào, cuộc sống khi đi du học khó khăn hơn nhiều.

Bạn thử tưởng tượng xem con cái mình phải bươn chải quá sớm nơi đất khách quê người, con trai đã đành, con gái bạn biết đấy, nhiều cạm bẫy rình rập lắm. Những chỗ con em mình làm thêm, có chỗ tốt, mà có chỗ cũng chẳng ra gì. Tất cả đều là hên xui, cuộc sống ở nước ngoài không phải là thiên đường, mà là chiến trường thật sự.

Làm một phép tính nhỏ, nếu con em đi học từ cắp 2, và được miễn học phí, khi vào đại học nó phải đóng học phí bằng 20% so với sinh viên quốc tế. Và nếu em chẳng có tiền, nó sẽ được nhà nước cho vay, khi nào đi làm nó tự trả nợ. Em có hai đứa con, thế nên câu nói của một người rất thân với em "anh có thể chắc chắn lo được cho các con đi du học sau này không" khiến em không khỏi suy ngẫm mãi. Nơi đây Việt Nam là tất cả với em, gia đình, bạn bè, công việc, sở thích ... nhưng rồi thì sao chứ, liệu con cái em lớn lên có còn cơ hội bước ra khỏi Việt Nam như bố mẹ nó đã từng may mắn có được không ?

Cuộc đời là những chuyến đi, như tinh thần OF thôi phải không các cụ.
 

Ke langthang

Xe máy
Biển số
OF-602869
Ngày cấp bằng
12/12/18
Số km
59
Động cơ
125,086 Mã lực
Tuổi
35
2 quốc tịch là sướng nhất ợ
 

leanh2

Xe hơi
Biển số
OF-414291
Ngày cấp bằng
3/4/16
Số km
118
Động cơ
223,600 Mã lực
Chuẩn luôn bác ạ, h e vẫn đang phân vân chuyện bỏ quốc tịch VN để vào quốc tịch nước khác. Nhỡ đâu sau này muốn về Vn hoặc có việc gì lại bị coi là người nước ngoài
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top