Bệnh chập chờn đh đòi hỏi công thợ nhiều hoặc thợ rất kinh nghiệm mới ít phải thay đồ. Các gara thì họ thích thay và thông thường họ thay lốc + van tiết lưu, kiểm tra các cảm biến , rơ le….
Em mới thay lốc + van tiết lưu + dàn nóng nhưng cũng không hết bệnh. Gara chỗ thay thì bảo để thay nốt dàn lạnh. Xe em muốn thay dàn lạnh phải tháo cả táp lô.
Em ngán quá đành tự mò sửa lấy.
TIMF HIỂU: về đặc tính điều hoà của xe, em tạm goi có mấy loại như sau: 1.CƠ; 2.TỰ ĐỘNG KHÔNG MẶT HÍT; 3 TỰ ĐỘNG CÓ MẶT HÍT/VAN ĐUÔI TỰ ĐIỀU CHỈNH; 4. TỰ ĐỘNG CÓ MẶT HÍT VAN ĐUÔI ĐIỀU KHIỂN ĐIỆN TỬ; 5.TỰ ĐỘNG ĐIỆN ĐỘC LẬP.
1- LOẠI CƠ : bật A/C= cấp điện mặt hít, lốc đóng mặt hít, áp nén tăng, cảm biến áp suất đường nén đóng điện cho quạt giải nhiệt; khi đủ lạnh thì ngắt (rơ le nhiệt độ-thường gắn với núm chỉnh độ lạnh trên bảng điều khiển ngắt điện mặt hít lốc nén); khi nhiệt độ dàn lạnh quá thấp (đóng đá hoặc nguy cơ đóng đá) thì cảm biến dàn lạnh ngắt điện mặt hít lốc nén; nếu áp suất đường nén quá cao nó cũng cắt điện mặt hít.
>Mặt hít lốc đóng thì hệ thống làm lạnh hoạt động và hiệu quả phụ thuộc độ mòn của lốc, van tiét lưu, mức trao đổi nhiệt dàn nóng và dàn lạnh, độ thông (tắc) của dàn nóng dàn lạnh đường ống và phin lọc ga, lượng dầu bôi trơn, lượng/ loại/ chất lượng ga, nhiệt độ môi trường. Ngoài ra cảm biến nhiệt độ động cơ cũng có thể ngắt điện mặt hít lốc nén nếu nhiệt động cơ quá cao. Những cái có thể ngắt điện mặt hít lốc nén này thường được nối tiếp nhau rồi khiển con rơ le cấp điện mặt hít.
2-LOẠI TỰ ĐỘNG KHÔNG MẶT HÍT: hoạt động gần giống như điều hoà cơ và các cảm biến, rơ le thường đưa tín hiệu về hộp điều khiển để hộp điều khiển đóng ngắt lốc (van đuôi), quạt giải nhiệt, tốc độ quạt dàn lạnh….vv
3-LOẠI TỰ ĐỘNG CÓ MẶT HÍT/VAN ĐUÔI TỰ ĐIỀU CHỈNH: loại này thường hoạt động toàn thời gian đã bật A/C, trao đổi nhiệt nhiều thì van đuôi lốc mở nhiều và ngược lại. Vòng tua máy cao thì van đuôi mở ít và ngược lại. Ngoài ra nếu nhiệt độ dàn lạnh quá thấp hoặc nhiệt độ động cơ quá cao thì hộp sẽ cấp tín hiệu ngắt điện mặt hít. Nhiệt độ đặt trong xe xuống đến mức đủ thì độ lạnh đường ống hồi sẽ rất thấp tác động lên van đuôi lốc tự động điều khiển lốc gần như không tải.
4-LOẠI CÓ MẶT HÍT/VAN ĐUÔI ĐIỀU KHIỂN ĐIỆN TỬ: loại này tương tự loại 3 và van đuôi được điều khiển từ hộp. Bật A/C thì hộp cấp tín hiệu rơ le đóng mặt hít. Quạt dàn nóng khởi động và chạy min, theo mức nhiệt đặt trên bảng điều khiển trong xe, tín hiệu từ cảm biến nhiệt độ thực tế trong xe, tốc độ tua máy…vv hộp sẽ lệnh trực tiếp xuống van đuôi lốc bằng xung điện để mở van ở mức độ phù hợp.
Áp suất đường cao áp và tín hiệu cảm biến nhiệt độ môi trường+ tín hiệu cảm biến nhiệt độ động cơ sẽ báo về hộp để mở quạt giải nhiệt hoạt động tăng giảm phù hợp.
cảm biến nhiệt độ dàn lạnh nếu phát hiện nhiệt độ quá thấp sẽ cấp tín hiệu để hộp ngắt mặt hít.
5-LOẠI TỰ ĐỘNG ĐIỆN ĐỘC LẬP: loại này chay gần như điều hoà gia đình.
—————————
Em tự sửa:
Điều hoà xe em thuộc loại 4 nêu trên, hệ thống do Denso chế tạo và bị ngắt lạnh ngoài ý muốn(chập chờn) khi nhiệt độ dàn lạnh quá thấp, cảm biến cấp tín hiệu cho hộp ngắt mặt hít sau đó nhiệt độ dàn lạnh trở lại an toàn thì mặt hít đóng lại nhưng áp suất đường nén vẫn còn cao (~10kg/cm2), van đuôi mở từ từ và không thắng được mức chênh áp thời điểm đó. (Công suất van rất nhỏ chỉ ăn điện khoảng 1A)
Vì loại điều hoà này gần như không ngắt nên khi khới động A/C mức chênh áp đường nén và đường hồi gần như =0 nên van đuôi dễ dàng hoạt động đúng Suy luận: van đuôi vẫn ok mặc dù hoạt động không đạt được mức cần thiết.
Giải pháp can thiệp: làm cho nhiệt độ dàn lạnh không xuống quá thấp để điều hoà không ngắt.
-Thử đặt nhiệt độ trong xe xuống thấp (22 độ/ nhiệt độ môi trường >=30 độ. Kết quả qua lạnh và không thấy ngắt.
- Thử đặt tốc độ quạt gió lên cao. Kết quả mát sâu và ồn do quạt gió, điều hoà không ngắt.
-Thử đặt auto và lấy gió ngoài. Kết quả chịu trận mùi khói và bụi môi trường bên ngoài.
-Thử đánh lừa cảm biến dàn lạnh. Kết quả đi đường ok, đỗ 1 chỗ thấy đóng đá ra đến van tiết lưu.( Không yên tâm)
*Thử nới rộng van tiết lưu(em là dân cơ khí và em chỉnh van theo cách dân cơ khí, chỉnh ít một , hơi khó 1 tí vì chỉnh trong điều kiện có áp suất)
>Kết quả thành công sau 3 lần chỉnh
Điều hoà đã hoạt động hoàn hảo(không ngắt, êm ái dịu dàng, và tự tăng giảm công suất rất dễ chịu.)
Tìm hiểu tiếp thì phát hiện van tiết lưu giành cho loại cơ (phổ thông) và điện tử của Denso hình thức giống nhau và lắp chung vẫn vừa, chỉ khác nhau mã in trên van và điều đó nghĩa là thông số hoạt động khác nhau. Khi em chỉnh van thì gần giống như chỉnh dải thông số làm việc cho van.
Các cụ tham khảo ạ!