- Biển số
- OF-14218
- Ngày cấp bằng
- 23/3/08
- Số km
- 7,796
- Động cơ
- 8,759 Mã lực
Hôm nọ em bốt bài Điện gió ngoài khơi, có cụ cocsku và cụ Kurumasuki nói về ý tưởng về điện thủy triều. Trong series phim tài liệu Engineering the future cũng nói về cái này.
Ta biết rằng thủy triều gây ra bởi lực hấp dẫn của Mặt Trăng, không chỉ phía gần mà còn gây ra ở phần xa Mặt Trăng. Hầu hết các nơi mỗi ngày đều xảy ra 2 đợt triều dâng và triều xuống.
Hai lần trong tháng, lực hấp dẫn của Mặt Trăng và Mặt Trời tăng cường nhau, gọi là spring tide, theo google là "con nước lên".
Người ta đã biết lợi dụng thủy triều để chạy máy xay bột. VD một chiếc máy xay cách đây 850 năm vẫn chạy 2 giờ/ngày bằng cách xả nước lưu trữ trong 1 cái hồ do nước triều dâng trước đó.
Nguyên lí của một máy phát điện bằng dòng nước cũng giống như điện gió nhưng do nước có mật độ lớn hơn không khí 800 lần nên không cần tốc độ lớn như gió. Thường thì cỡ 1m/s là có thể sản sinh điện hiệu quả, tối ưu là 2.5 m/s.
Các dòng chảy lớn xuất hiện ở các khe giữa các hòn đảo nhỏ
Có nơi dùng kiểu bè nổi
Hay chỉ 1 turbine mà chấp tất các loại solar farm hay trạm điện gió lớn nhất. Con này to bằng con Boeing 747.
Do sức đẩy của dòng nước tạo ra mô men nên con này phải được tạo sao cho có thể uống cong như trái chuối. Thậm chí nó được cải tiến để cánh cụp cánh xòe nhằm bảo dưỡng turbine.
Nhưng mà mấy loại này chủ yếu chỉ hoạt động ở các vùng dòng nước mạnh, thế dòng yếu thì sao? Một công ty Thụy Điển vừa xây dựng 1 mô hình con diều trong nước cách đây 2 năm vào đã thả thành công. Mô hình bằng con xe tải, có thể bay lượn trong nước vào tạo ra hơn 100 kW.
Con này có thể cảm nhận sức chảy của nước để có thể bay lượn kiểu số 8 như con diều khi gió yếu nhằm tối ưu công suất sinh ra.
Cũng chẳng mấy chốc mà thế giới sẽ sống bằng các nguồn năng lượng sạch, thay thế năng lượng hóa thạch sắp cạn kiệt.
Cảm ơn các cụ đã theo dõi và hẹn gặp ở tập tiếp theo.
Ta biết rằng thủy triều gây ra bởi lực hấp dẫn của Mặt Trăng, không chỉ phía gần mà còn gây ra ở phần xa Mặt Trăng. Hầu hết các nơi mỗi ngày đều xảy ra 2 đợt triều dâng và triều xuống.
Hai lần trong tháng, lực hấp dẫn của Mặt Trăng và Mặt Trời tăng cường nhau, gọi là spring tide, theo google là "con nước lên".
Người ta đã biết lợi dụng thủy triều để chạy máy xay bột. VD một chiếc máy xay cách đây 850 năm vẫn chạy 2 giờ/ngày bằng cách xả nước lưu trữ trong 1 cái hồ do nước triều dâng trước đó.
Nguyên lí của một máy phát điện bằng dòng nước cũng giống như điện gió nhưng do nước có mật độ lớn hơn không khí 800 lần nên không cần tốc độ lớn như gió. Thường thì cỡ 1m/s là có thể sản sinh điện hiệu quả, tối ưu là 2.5 m/s.
Các dòng chảy lớn xuất hiện ở các khe giữa các hòn đảo nhỏ
Có nơi dùng kiểu bè nổi
Hay chỉ 1 turbine mà chấp tất các loại solar farm hay trạm điện gió lớn nhất. Con này to bằng con Boeing 747.
Do sức đẩy của dòng nước tạo ra mô men nên con này phải được tạo sao cho có thể uống cong như trái chuối. Thậm chí nó được cải tiến để cánh cụp cánh xòe nhằm bảo dưỡng turbine.
Nhưng mà mấy loại này chủ yếu chỉ hoạt động ở các vùng dòng nước mạnh, thế dòng yếu thì sao? Một công ty Thụy Điển vừa xây dựng 1 mô hình con diều trong nước cách đây 2 năm vào đã thả thành công. Mô hình bằng con xe tải, có thể bay lượn trong nước vào tạo ra hơn 100 kW.
Con này có thể cảm nhận sức chảy của nước để có thể bay lượn kiểu số 8 như con diều khi gió yếu nhằm tối ưu công suất sinh ra.
Cũng chẳng mấy chốc mà thế giới sẽ sống bằng các nguồn năng lượng sạch, thay thế năng lượng hóa thạch sắp cạn kiệt.
Cảm ơn các cụ đã theo dõi và hẹn gặp ở tập tiếp theo.
Chỉnh sửa cuối: