[Funland] Điện hạt nhân, đắt hay rẻ?

howardroark

Xe tải
Biển số
OF-438630
Ngày cấp bằng
20/7/16
Số km
352
Động cơ
214,530 Mã lực
Điện hạt nhân là một cuộc chơi lớn, đắt đỏ và nhiều rủi ro, tuyệt đối không dành cho dân nhà nghèo, đặc biệt là dân nhà nghèo đang ngập trong nợ nần, việc dừng dự án này lại chứng tỏ ở thượng tầng nước nhà vẫn còn những người có tâm và có đầu óc, vận khí vẫn chưa hoàn toàn mạt.

Tại sao tôi nói vậy?

Thứ nhất, chi phí và thời gian là hoàn toàn không phù hợp. Xây dựng một nhà máy điện hạt nhân kéo dài trung bình khoảng 10 năm với số vốn thường xuyên bị đội lên nhiều lần mức dự toán ban đầu. Một ví dụ tiêu biểu, Electricite de France (EDF) - công ty điện hạt nhân lớn nhất thế giới, chủ sở hữu của toàn bộ các nhà máy điện hạt nhân ở Pháp, khởi công xây dựng nhà máy điện hạt nhân Flamanville 3 vào năm 2007, công suất 1.6GW, chi phí dự tính là €3.3 tỷ, thời gian hoàn thành dự kiến là 5 năm (2012). Kết quả thì sao? Đến ngày hôm nay, thời gian hoàn thành đã được đẩy đến cuối năm 2018 (mà vẫn không có gì chắc chắn) và chi phí là €10.5 tỷ, gấp 3 lần dự tính ban đầu.

Trờ lại với chúng ta, nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận này có công suất ước tính là 4GW, nếu áp dụng chi phí của nhà máy Flamanville 3 mà tôi vừa nói ở trên thì chi phí thực sự của Ninh Thuận sẽ là 10.5 / 1.6 x 4 = €26 tỷ, bằng khoảng 15% GDP toàn quốc. Và cũng theo bộ KH CN thì khi vận hành, Ninh Thuận chỉ đóng góp khoảng 5 - 6% nguồn năng lượng quốc gia.

Chỉ vài con số có thể cho thấy đây là một dự án hoàn toàn không mang lại một giá trị kinh tế nào khả dĩ cả.

Thứ hai, chi phí của năng lượng tái tạo (gió, mặt trời) đã giảm với một tốc độ chóng mặt. Tổng chi phí của năng lượng mặt trời đã giảm khoảng 90% trong vòng 10 năm qua, và vẫn tiếp tục giảm 5-10%/năm, và trong tương lai gần sẽ còn rẻ hơn cả than hay khí đốt. Khuyết điểm lớn nhất và duy nhất của năng lượng tái tạo là không đảm bảo 100% (vì đêm thì không có mặt trời và gió thì không phải lúc nào cũng thổi), cách giải quyết chính là phát triển công nghệ pin dự trữ năng lượng giá rẻ, cái mà vô số các ông lớn công nghệ đang ngày đêm theo đuổi với lá cờ đầu là anh Elon Musk. Trong 10 năm tới, chắc chắn, tôi khẳng định chắc chắn, pin dự trữ năng lượng sẽ rẻ như cho và năng lượng tái tạo sẽ chiếm vai trò chủ đạo trong cơ cấu năng lượng thế giới.

Một ví dụ tiêu biểu, tại Đan Mạch, nơi mà năng lượng gió cực kỳ phát triển, trung bình năng lượng tái tạo hiện chiếm khoảng 40% tổng lượng điện trong một năm, và có những thời điểm trong năm con số này là 100%.

Thứ ba, hãy nhìn vào những nước còn đang phát triển điện hạt nhân trong đường link dưới đây:

http://www.nei.org/Knowledge-Center/Nuclear-Statistics/World-Statistics/Nuclear-Units-Under-Construction-Worldwide

Ngoại trừ Pakistan (mà có lẽ do lý do quân sự là chính), thì tất cả những nước còn lại đều có bình quân thu nhập đầu người cao hơn nhiều lần Việt Nam, và phần lớn các nhà máy hạt nhân này cũng đều đã khởi công từ nhiều năm trước lúc năng lượng tái tạo còn đắt.

Chúng ta hay hô hào đi tắt đón đầu, phần lớn là đi tắt rồi ngã chổng vó, nhưng trong vấn đề năng lượng chúng ta hoàn toàn có thể đi tắt qua hạt nhân để đến thẳng với năng lượng sạch, vốn là xu hướng của thế giới trong nhiều thập kỷ tới.
 

just for fun

Xe lăn
Biển số
OF-52611
Ngày cấp bằng
11/12/09
Số km
12,825
Động cơ
665,184 Mã lực
Vì đợt đó 2009 chưa thấy sự cố Fuku...



Fuku gặp chuyện vì sóng thần tràn vào, nước ngập hỏng hết máy móc dẫn đến sự cố ngoài tầm kiểm soát, bao nhiêu phóng xạ rò rỉ lẫn vào nước với sóng biển gây ô nhiễm biển thế nào cũng ko rõ...

VN thì lại phải tính đến chuyện hay gặp bão lụt, như mấy trận lụt vừa rồi nhiều nơi ngập tận nóc nhà cuốn trôi hết các thứ thì cũng ko khác gì gặp sóng thần cả, cũng ko hiểu các cụ bên Fuku đã xử lý được nếu lại gặp ngập lụt hay chưa? Lỡ ngập hết máy móc, rò rỉ vào nước thì cũng nguy, lúc đấy thì là đắt hay rẻ? ... Nên e thấy kể ra dừng thì cũng mừng.
Bên Fukushima daiichi hiện nay xử lý phần ô nhiễm bên ngoài khá tốt, dân cư đã được chính phủ cho phép quay về sinh sống nhưng đói với gia đình trẻ thì các cụ cũng biết rồi, đi đến đâu cắm rễ đến đấy, còn con cái học hành không dễ quay về nhà, Thành phố Fukuishima giờ cũng đông đúc lắm, trong bán kính 20km thì vẫn đang để cảnh báo mức đỏ và dân cư không sống ở đó.
Bão lụt không so với sóng thần được cụ ơi he he, còn thì dừng nhà máy điện chẳng qua là do tâm lý thôi, cụ cứ nghĩ nhiệt điện đi, có gây chết người không? có, nhiều là đằng khác, có tàn phá môi trường không? rất tàn phá, có dễ thu dọn cục diện không? hoàn toàn không dễ tí nào. Thủy điện đi, có gây chết người không? chết rất nhiều người, có ảnh hưởng đến môi trường không? có ảnh hưởng, thiệt hại về kinh tế không? quá thiệt hại.
Thực ra ở nàh máy điện nguyên tử người ta tính toán giá thành điện hạt nhân đã bao gồm những thứ thiệt hại về kinh tế trong đó, kể cả chi phí sau 40 năm hoạt động thì tháo dỡ cũng đã được tính toán hết. Còn Thủy điện như ở ta, dân chết thủy điện nó đền không? Hoa màu phá nó đền không? ???
 

HAHANCO

Xe máy
Biển số
OF-297611
Ngày cấp bằng
3/11/13
Số km
86
Động cơ
311,346 Mã lực
Nơi ở
Làng Nghề Thụy Ứng - Hòa Bình - Thường Tín - HN
Website
www.hahanco.com
Cái này gọi là thằng trước mày khởi sướng ra làm chưa xong đã về hưu, thằng sau lên: bố mày gét mày, nhìn dự ân của mày là gét, éo làm nữa. Cuối cùng thì chết thằng dân.
Với lại dân nhật nó bỉu tình Kêu họi ko cho Việt Nam! Vay tiền
Đơn giản vậy tranh cãi làm gì
 

bimbim5656

Xe container
Biển số
OF-143913
Ngày cấp bằng
30/5/12
Số km
8,411
Động cơ
426,953 Mã lực
Chỉ cay ở chỗ, bao nhiêu tiền bị chúng nó đốt hết cho những cái vô bổ, những thứ cần thiết cho đất nước thì đếch còn xèng. Tội ác của bè lũ tham nhũng còn hơn cả "cướp, giết, hiếp..."
 

tvson

Xe buýt
Biển số
OF-3766
Ngày cấp bằng
13/3/07
Số km
778
Động cơ
530,963 Mã lực
Chỉ cay ở chỗ, bao nhiêu tiền bị chúng nó đốt hết cho những cái vô bổ, những thứ cần thiết cho đất nước thì đếch còn xèng. Tội ác của bè lũ tham nhũng còn hơn cả "cướp, giết, hiếp..."
Đồng ý với cụ

Nhũng nó xơi nhiều % thì con cháu chả còn chỗ mà ở ý chứ.
ĐHN cần thật, nhưng cần trước mắt là sự nghiêm minh và trong sạch.
Đấy, tây lông nó lọc dầu - chuyển về tận VN bán lại vẫn rẻ hơn mấy anh lọc tại VN
Không thể hiểu nổi - nói và làm trả thấy giống nhau gì cả !
 

Gucci

Xe máy
Biển số
OF-35700
Ngày cấp bằng
21/5/09
Số km
95
Động cơ
473,940 Mã lực
Khi nói về điện hạt nhân mọi người nói về giá thành xây dựng và sản xuất nhưng không ai nhắc đến giá thành quản lý chất thải phóng xạ. Đây là 1 vấn đề nan giải.

Tính phóng xạ của chất thải duy trì sự tác hại cho con người và môi trường từ vài ngàn năm cho đến hàng chục ngàn năm sau.

Sự tác hại môi trường của Formosa chỉ là muỗi so với 1 nhà máy điện hạt nhân và chất thải nếu không quản lý tốt.

Qua những sự cố như động đất, ngập lụt đó ... thì lại càng thấy điện gió, mặt trời quá là phù hợp với tình hình VN.

Nhìn hình các cột thu gió đứng ngập trong nước biển thì thấy nó có thể chịu được ngập nước cao vài mét, ko thải chất gây ô nhiễm ra môi trường khi gặp ngập lụt, càng gió bão to thì lại càng thu dc nhiều điện, đó là những ưu điểm vượt trội so với các hình thức khác, tất nhiên phải thiết kế các cột thu gió thật vững chắc, sao cho chịu được sức bão và sóng nước mạnh.

Các tấm pin mặt trời đặt trên các nóc nhà cũng vậy (nên đặt từ độ cao nóc nhà 2 tầng trở lên để tránh ngập lụt).
Ngoài ra hình thức sản xuất, lắp các máy đạp xe phát điện cho người vừa tập thể dục vừa phát ra điện thay cho sức gió cũng hiệu quả 1 công đôi việc.

Bên Fukushima daiichi hiện nay xử lý phần ô nhiễm bên ngoài khá tốt, dân cư đã được chính phủ cho phép quay về sinh sống nhưng đói với gia đình trẻ thì các cụ cũng biết rồi, đi đến đâu cắm rễ đến đấy, còn con cái học hành không dễ quay về nhà, Thành phố Fukuishima giờ cũng đông đúc lắm, trong bán kính 20km thì vẫn đang để cảnh báo mức đỏ và dân cư không sống ở đó.
Bão lụt không so với sóng thần được cụ ơi he he, còn thì dừng nhà máy điện chẳng qua là do tâm lý thôi, cụ cứ nghĩ nhiệt điện đi, có gây chết người không? có, nhiều là đằng khác, có tàn phá môi trường không? rất tàn phá, có dễ thu dọn cục diện không? hoàn toàn không dễ tí nào. Thủy điện đi, có gây chết người không? chết rất nhiều người, có ảnh hưởng đến môi trường không? có ảnh hưởng, thiệt hại về kinh tế không? quá thiệt hại.
Thực ra ở nàh máy điện nguyên tử người ta tính toán giá thành điện hạt nhân đã bao gồm những thứ thiệt hại về kinh tế trong đó, kể cả chi phí sau 40 năm hoạt động thì tháo dỡ cũng đã được tính toán hết. Còn Thủy điện như ở ta, dân chết thủy điện nó đền không? Hoa màu phá nó đền không? ???
Bán kính 20km coi như bỏ hoang à cụ? To hơn cả nội đô HN rồi còn gì nữa cụ nhỉ, thế thì ko phải đắt, mà là quá đắt.
Sóng thần thì cũng khác, sóng thần nó vào nhanh cái xong rút luôn, còn ngập lụt thì có khi cả tuần mới rút được.
 
Chỉnh sửa cuối:

bimbim5656

Xe container
Biển số
OF-143913
Ngày cấp bằng
30/5/12
Số km
8,411
Động cơ
426,953 Mã lực
Đồng ý với cụ

Nhũng nó xơi nhiều % thì con cháu chả còn chỗ mà ở ý chứ.
ĐHN cần thật, nhưng cần trước mắt là sự nghiêm minh và trong sạch.
Đấy, tây lông nó lọc dầu - chuyển về tận VN bán lại vẫn rẻ hơn mấy anh lọc tại VN
Không thể hiểu nổi - nói và làm trả thấy giống nhau gì cả !
Còn nhiều thứ nữa, đơn giản như đường nhập lậu của Thái. Người Thái họ sản xuất rồi vận chuyển tiểu ngạch đến VN mà giá vẫn rẻ hơn đường của VN, và chất lượng thì hơn hẳn.
 

toilatho

Xe tăng
Biển số
OF-293847
Ngày cấp bằng
26/9/13
Số km
1,818
Động cơ
2,044 Mã lực
Nơi ở
Khắp nơi đều là nhà
Website
topbds.vn
em hiểu nôm na giống như mua Pin sạc thì đắt gấp nhiều lần cục Pin dùng 1 lần hết điện rồi vứt, có đúng vậy ko, phỏng các cụ?
 

just for fun

Xe lăn
Biển số
OF-52611
Ngày cấp bằng
11/12/09
Số km
12,825
Động cơ
665,184 Mã lực
Bán kính 20km coi như bỏ hoang à cụ? To hơn cả nội đô HN rồi còn gì nữa cụ nhỉ, thế thì ko phải đắt, mà là quá đắt.
Sóng thần thì cũng khác, sóng thần nó vào nhanh cái xong rút luôn, còn ngập lụt thì có khi cả tuần mới rút được.
một mặt giáp biển, mặt kia bình thường dân cư cũng ko sống ở đó cụ ạ
 

xedap1975a

Xe hơi
Biển số
OF-324437
Ngày cấp bằng
22/6/14
Số km
179
Động cơ
288,960 Mã lực
Khoa học và kỷ thuật ngày nay vẩn chưa có phương pháp nào hiệu quả để vô hiệu quá tính phóng xạ tác hại của chất thải từ nhà máy điện hạt nhân. Vì vậy ngày nay biện pháp duy nhất là cất trữ chúng trong các hòm xi-măng kiên cố, rồi chôn chúng tận 700m sâu dưới lòng núi đá cho đến hàng chục ngàn năm sau (thậm chí cả triệu năm sau).

Người ta hy vọng khoa học và kỷ thuật ở các thế hệ sau này phát minh được phương pháp tốt hơn để xử lý chúng 1 cách hiệu quả hơn so với ngày nay.

https://en.wikipedia.org/wiki/Yucca_Mountain_nuclear_waste_repository


 
Chỉnh sửa cuối:

Thang Hoang

Xe tải
Biển số
OF-385276
Ngày cấp bằng
2/10/15
Số km
290
Động cơ
243,365 Mã lực
Hết tiền phải bán cả mấy con gà đẻ trứng vàng như sữa và bia thì lấy đâu tiền để làm nhà máy điện !
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top