- Biển số
- OF-438630
- Ngày cấp bằng
- 20/7/16
- Số km
- 352
- Động cơ
- 214,530 Mã lực
Điện hạt nhân là một cuộc chơi lớn, đắt đỏ và nhiều rủi ro, tuyệt đối không dành cho dân nhà nghèo, đặc biệt là dân nhà nghèo đang ngập trong nợ nần, việc dừng dự án này lại chứng tỏ ở thượng tầng nước nhà vẫn còn những người có tâm và có đầu óc, vận khí vẫn chưa hoàn toàn mạt.
Tại sao tôi nói vậy?
Thứ nhất, chi phí và thời gian là hoàn toàn không phù hợp. Xây dựng một nhà máy điện hạt nhân kéo dài trung bình khoảng 10 năm với số vốn thường xuyên bị đội lên nhiều lần mức dự toán ban đầu. Một ví dụ tiêu biểu, Electricite de France (EDF) - công ty điện hạt nhân lớn nhất thế giới, chủ sở hữu của toàn bộ các nhà máy điện hạt nhân ở Pháp, khởi công xây dựng nhà máy điện hạt nhân Flamanville 3 vào năm 2007, công suất 1.6GW, chi phí dự tính là €3.3 tỷ, thời gian hoàn thành dự kiến là 5 năm (2012). Kết quả thì sao? Đến ngày hôm nay, thời gian hoàn thành đã được đẩy đến cuối năm 2018 (mà vẫn không có gì chắc chắn) và chi phí là €10.5 tỷ, gấp 3 lần dự tính ban đầu.
Trờ lại với chúng ta, nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận này có công suất ước tính là 4GW, nếu áp dụng chi phí của nhà máy Flamanville 3 mà tôi vừa nói ở trên thì chi phí thực sự của Ninh Thuận sẽ là 10.5 / 1.6 x 4 = €26 tỷ, bằng khoảng 15% GDP toàn quốc. Và cũng theo bộ KH CN thì khi vận hành, Ninh Thuận chỉ đóng góp khoảng 5 - 6% nguồn năng lượng quốc gia.
Chỉ vài con số có thể cho thấy đây là một dự án hoàn toàn không mang lại một giá trị kinh tế nào khả dĩ cả.
Thứ hai, chi phí của năng lượng tái tạo (gió, mặt trời) đã giảm với một tốc độ chóng mặt. Tổng chi phí của năng lượng mặt trời đã giảm khoảng 90% trong vòng 10 năm qua, và vẫn tiếp tục giảm 5-10%/năm, và trong tương lai gần sẽ còn rẻ hơn cả than hay khí đốt. Khuyết điểm lớn nhất và duy nhất của năng lượng tái tạo là không đảm bảo 100% (vì đêm thì không có mặt trời và gió thì không phải lúc nào cũng thổi), cách giải quyết chính là phát triển công nghệ pin dự trữ năng lượng giá rẻ, cái mà vô số các ông lớn công nghệ đang ngày đêm theo đuổi với lá cờ đầu là anh Elon Musk. Trong 10 năm tới, chắc chắn, tôi khẳng định chắc chắn, pin dự trữ năng lượng sẽ rẻ như cho và năng lượng tái tạo sẽ chiếm vai trò chủ đạo trong cơ cấu năng lượng thế giới.
Một ví dụ tiêu biểu, tại Đan Mạch, nơi mà năng lượng gió cực kỳ phát triển, trung bình năng lượng tái tạo hiện chiếm khoảng 40% tổng lượng điện trong một năm, và có những thời điểm trong năm con số này là 100%.
Thứ ba, hãy nhìn vào những nước còn đang phát triển điện hạt nhân trong đường link dưới đây:
http://www.nei.org/Knowledge-Center/Nuclear-Statistics/World-Statistics/Nuclear-Units-Under-Construction-Worldwide
Ngoại trừ Pakistan (mà có lẽ do lý do quân sự là chính), thì tất cả những nước còn lại đều có bình quân thu nhập đầu người cao hơn nhiều lần Việt Nam, và phần lớn các nhà máy hạt nhân này cũng đều đã khởi công từ nhiều năm trước lúc năng lượng tái tạo còn đắt.
Chúng ta hay hô hào đi tắt đón đầu, phần lớn là đi tắt rồi ngã chổng vó, nhưng trong vấn đề năng lượng chúng ta hoàn toàn có thể đi tắt qua hạt nhân để đến thẳng với năng lượng sạch, vốn là xu hướng của thế giới trong nhiều thập kỷ tới.
Tại sao tôi nói vậy?
Thứ nhất, chi phí và thời gian là hoàn toàn không phù hợp. Xây dựng một nhà máy điện hạt nhân kéo dài trung bình khoảng 10 năm với số vốn thường xuyên bị đội lên nhiều lần mức dự toán ban đầu. Một ví dụ tiêu biểu, Electricite de France (EDF) - công ty điện hạt nhân lớn nhất thế giới, chủ sở hữu của toàn bộ các nhà máy điện hạt nhân ở Pháp, khởi công xây dựng nhà máy điện hạt nhân Flamanville 3 vào năm 2007, công suất 1.6GW, chi phí dự tính là €3.3 tỷ, thời gian hoàn thành dự kiến là 5 năm (2012). Kết quả thì sao? Đến ngày hôm nay, thời gian hoàn thành đã được đẩy đến cuối năm 2018 (mà vẫn không có gì chắc chắn) và chi phí là €10.5 tỷ, gấp 3 lần dự tính ban đầu.
Trờ lại với chúng ta, nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận này có công suất ước tính là 4GW, nếu áp dụng chi phí của nhà máy Flamanville 3 mà tôi vừa nói ở trên thì chi phí thực sự của Ninh Thuận sẽ là 10.5 / 1.6 x 4 = €26 tỷ, bằng khoảng 15% GDP toàn quốc. Và cũng theo bộ KH CN thì khi vận hành, Ninh Thuận chỉ đóng góp khoảng 5 - 6% nguồn năng lượng quốc gia.
Chỉ vài con số có thể cho thấy đây là một dự án hoàn toàn không mang lại một giá trị kinh tế nào khả dĩ cả.
Thứ hai, chi phí của năng lượng tái tạo (gió, mặt trời) đã giảm với một tốc độ chóng mặt. Tổng chi phí của năng lượng mặt trời đã giảm khoảng 90% trong vòng 10 năm qua, và vẫn tiếp tục giảm 5-10%/năm, và trong tương lai gần sẽ còn rẻ hơn cả than hay khí đốt. Khuyết điểm lớn nhất và duy nhất của năng lượng tái tạo là không đảm bảo 100% (vì đêm thì không có mặt trời và gió thì không phải lúc nào cũng thổi), cách giải quyết chính là phát triển công nghệ pin dự trữ năng lượng giá rẻ, cái mà vô số các ông lớn công nghệ đang ngày đêm theo đuổi với lá cờ đầu là anh Elon Musk. Trong 10 năm tới, chắc chắn, tôi khẳng định chắc chắn, pin dự trữ năng lượng sẽ rẻ như cho và năng lượng tái tạo sẽ chiếm vai trò chủ đạo trong cơ cấu năng lượng thế giới.
Một ví dụ tiêu biểu, tại Đan Mạch, nơi mà năng lượng gió cực kỳ phát triển, trung bình năng lượng tái tạo hiện chiếm khoảng 40% tổng lượng điện trong một năm, và có những thời điểm trong năm con số này là 100%.
Thứ ba, hãy nhìn vào những nước còn đang phát triển điện hạt nhân trong đường link dưới đây:
http://www.nei.org/Knowledge-Center/Nuclear-Statistics/World-Statistics/Nuclear-Units-Under-Construction-Worldwide
Ngoại trừ Pakistan (mà có lẽ do lý do quân sự là chính), thì tất cả những nước còn lại đều có bình quân thu nhập đầu người cao hơn nhiều lần Việt Nam, và phần lớn các nhà máy hạt nhân này cũng đều đã khởi công từ nhiều năm trước lúc năng lượng tái tạo còn đắt.
Chúng ta hay hô hào đi tắt đón đầu, phần lớn là đi tắt rồi ngã chổng vó, nhưng trong vấn đề năng lượng chúng ta hoàn toàn có thể đi tắt qua hạt nhân để đến thẳng với năng lượng sạch, vốn là xu hướng của thế giới trong nhiều thập kỷ tới.