Bầu Kiên vô tội?
8h40: Theo cáo buộc, Kiên trốn thuế do biết Quốc hội ra quyết sách về việc miễn thuế cá nhân. Luật sư Nam đề nghị VKS làm rõ việc chứng cứ để quy kết Kiên biết quyết sách này để phạm tội trốn thuế.
Đối với hợp đồng ủy thác giữa em gái Kiên Nguyễn Thúy Hương với Công ty B&B và hợp đồng ủy thác kinh doanh với Ngân hàng ACB, ông Nam cho rằng được kê khai đầy đủ. “Cho nên việc truy tố ở đây thực chất là cơ quan pháp luật đánh giá hợp đồng không hợp pháp”, ông Nam nói.
Luật sư Nam cũng đề nghị VKS làm rõ vấn đề phương pháp giám định, đối tượng giám định, tiêu chuẩn giám định… Ông Nam cũng cho rằng, giám định viên đã quên chế độ miễn giảm 30% thuế thu nhập của Công ty B&B. “Vậy vấn đề này có thể thẩm tra được không”, ông Nam đặt vấn đề.
8h50: Tiếp tục đưa quan điểm bào chữa về hành vi kinh doanh trái phép của bầu Kiên, tại Tòa, luật sư Hoàng Đôn Hùng đưa ra hàng loạt văn bản mà theo luật sư Hùng là chứng cứ trong kinh doanh trái phép giữa một số doanh nghiệp với Ngân hàng. Các doanh nghiệp này không có đăng ký kinh doanh thể hiện góp vốn, cổ phần, cổ phiếu nhưng vẫn thực hiện góp vốn cổ phần.
Liên quan đến tội danh trốn thuế, ông Hùng cung cấp văn bản của Công ty B&B hỏi cơ quan thuế về hướng dẫn thuế phải nộp.
9h05: Luật sư Hùng tiếp tục đưa ra quan điểm bào chữa tội cố ý làm trái. Ông Đôn Hùng cho rằng, trong tội Cố ý làm trái, đại diện Viện Kiểm sát mới chỉ đưa ra một nửa sự thật, còn một nửa sự thật sẽ mãi mãi không được công bố.
9h20: Theo ông Hùng, cuộc họp của thường trực HĐQT vào tháng 3/2010 và ra Nghị quyết của Ngân hàng ACB bàn về ủy thác tiền gửi không sai pháp luật vì chủ trương này thuộc phạm vi của ACB để thực hiện mục tiêu kinh doanh, phù hợp với lợi ích cổ đông.
Theo luật sư Hùng, kết luận của đại diện viện kiểm sát nêu rằng, tại thời điểm thống nhất chủ trương uỷ thác gửi tiền là trái với đối tượng uỷ thác. Kết luận này trái với kết luận của Ngân hàng Nhà nước.
Việc uỷ thác gửi tiền của ACB không vi phạm điều 106 luật các tổ chức tín dụng. Thực tế, chưa có văn bản nào định nghĩa “sau khi có hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước”.
9h25: Từ cơ sở quan điểm bào chữa của mình, ông Hùng đề nghị cần làm rõ một số vấn đề là: Giá trị pháp lý của Công văn 350 của NHNN. Nếu không có chữ ký của Thống đốc thì đấy là quan điểm cá nhân.
Tại Tòa, đại diện NHNN cũng cho biết: Công văn 350 chỉ là công văn tham khảo do chưa có hướng dẫn. Tuy nhiên, việc chưa có hướng dẫn phù hợp, việc làm của Kiên và nguyên các thường trực HĐQT không có nghĩa là vi phạm pháp luật.
Đại diện NHNN lại nói rằng, đơn vị tín dụng không được thực hiện ủy thác nếu chưa có hướng dẫn của NHNN. Nếu như thế thì quan điểm này mâu thuẫn với chính quan điểm trong Công văn 350.
Luật sư Hùng cũng cho rằng, việc dựa vào Công văn 350 để kết tội Kiên thể hiện sự lúng túng của cơ quan công tố vì không biết ACB vi phạm quy định nào trong pháp luật. Ông Hùng đề nghị, NHNN cần có văn bản trả lời rõ vấn đề này.
Cáo trạng nói ông Kiên phạm tội, vi phạm điều 90, luật các tổ chức tín dụng. Cáo buộc không khách quan vì không đưa thẩm tra công khai tại tòa mà đã vội vàng kết luận.
Theo ông Hùng, Điều 90, Luật các tổ chức tín dụng, được hiểu, tất cả các ngân hàng thương mại đều được cấp phép ủy thác và trong đó có hoạt động gửi tiền. Đối với Ngân hàng ACB đã thực hiện ủy thác từ năm 2005, trước 5 năm của luật các tổ chức tín dụng có hiệu lực. Do đó việc ủy thác không vi phạm, ông Hùng nói.
Đối với số tiền 718 tỷ đồng ủy thác của Ngân hàng ACB bị Huyền Như chiếm đoạt, ông Hùng cho rằng, Vietinbank vi phạm quy định. Đơn vị có lỗi thì không chịu trách nhiệm. Hiện Ngân hàng ACB đang phải chịu trách nhiệm cho hậu quả của người khác.
9h28: Kết thúc phần bào chữa, ông Hùng nêu quan điểm: Nếu quy kết các bị cáo tội cố ý làm trái thì hàng loạt doanh nghiệp hiện này phải ngừng hoạt động để chờ thêm 2 năm NHNN đưa ra hướng dẫn việc thực hiện ủy thác theo luật các tổ chức tín dụng.
Ông Hùng cho rằng, việc Kiên bị khởi tố tội Cố ý làm trái thì một phần do việc thiếu trách nhiệm của NHNN, ông Hùng kiến nghị khởi tố hành vi Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng đối với một số cá nhân của NHNN, đồng thời kiến nghị HĐXX, việc bị cáo Kiên không phạm tội Cố ý làm trái.
9h30: Luật sư Vũ Xuân Nam tiếp tục bổ sung quan điểm bào chữa về tội Cố ý làm trái của bầu Kiên.
9h45: Quan điểm của luật sư cho rằng, bầu Kiên không phải là chủ thể vi phạm. Việc cơ quan điều tra cho rằng Kiên gây áp lực đối với các bị cáo khác trong hành vi cố ý làm trái là mang tính áp đặt.
10h15: Ngay sau khi làm việc sau giờ nghỉ, HĐXX “chỉnh” luật sư bào chữa cho bị cáo Kiên và cho rằng, theo tòa biết thì mỗi luật sư của bị cáo Kiên bào chữa một hành vi phạm tội của bị cáo, nên đề nghị luật sư phối hợp trong bào chữa và nói ngắn gọn.
10h35: Tiếp tục phần bào chữa tội Cố ý làm trái, luật sư Vũ Xuân Nam cho rằng, trong hồ sơ vụ án này có rất nhiều hồ sơ chứng cứ, mô tả quy trình chiếm đoạt tiền của Huỳnh Thị Huyền Như. “Tôi muốn thẩm vấn Vietinbank nhưng rất tiếc bị từ chối”, ông Nam nói.
Ông Nam cho rằng, cơ quan điều tra đã sao chụp một số tài liệu của vụ án Huyền Như để đưa sang vụ án này. Chính vì vậy không làm rõ quá trình dịch chuyển và biến mất của số tiền 718 tỷ đồng.
10h50: Nhắc lại quy trình ủy thác tiền cho nhân viên để thực hiện mở tài khoản thanh toán, sau đó Ngân hàng ACB gửi số tiền đó vào tài khoản, luật sư Nam nói, hợp đồng mở tài khoản này có chữ ký của đại diện hợp pháp của Vietinbank TP HCM là Giám đốc và phó giám đốc. Theo ông Nam, các hợp đồng này hoàn toàn không đề cập đến việc nhân viên của ACB phải quản lý. Do vậy, đối với nhân viên ACB thì việc gửi tiền đã kết thúc.
Tiếp tục dẫn các bút lục trong hồ sơ vụ án, ông Nam muốn thẩm tra lại số tiền 718 tỷ bị thiệt hại, đồng thời ông Nam kiến nghị cần đưa việc Huyền Như và trách nhiệm của Vietinbank vào bản án này.
Bản trình bày dài dòng của luật sư Nam bị HĐXX cắt ngang và đề nghị luật sư khác bảo vệ quyền lợi cho bị cáo Kiên tiếp tục bổ sung phần bào chữa.
11h05: Luật sư Ngô Huy Ngọc tiếp tục bào chữa cho bầu Kiên tội trốn thuế. Ông Ngọc cho rằng, Kiên không phạm tội.
Ông Ngọc nói: “Kiên bị kết tội trốn thuế là điều mọi người và tôi không ngờ. Kiên là một doanh nhân có nhiều đóng góp thông qua việc nộp thuế”. Vì vậy, ông Ngọc cho rằng cần phải có căn cứ khách quan để chứng minh tội trốn thuế, hành vi phạm tội là không có căn cứ pháp luật. Đề nghị HĐXX tuyên Kiên không phạm tội trốn thuế.
11h15: Lập luận của ông Ngọc tại tòa cho rằng, việc quy kết hợp đồng ủy thác của Công ty B&B với bà Nguyễn Thúy Hương – em gái của Kiên và hợp đồng ủy thác tài chính giữa Công ty B&B và Ngân hàng ACB bị quy kết là trá hình, quá nặng nề nhưng vấn đề này lại chưa được làm rõ.
Ông Ngọc cũng cho rằng, phụ lục hợp đồng ủy thác trong hành vi Trốn thuế không được đề cập đến, nếu được đề cập thì cũng rất mơ hồ. “Đây là vấn đề then chốt”, ông Ngọc nói. Theo ông Ngọc, cần làm rõ phụ lục của hợp đồng thì có thể biết trách nhiệm nộp thuế thuộc về ai.
Cũng theo ông Ngọc thì trong các văn bản trả lời của Tổng Cục thuế và Bộ Tài chính có những yếu tố lại trừ. Các văn bản này không chỉ ra rằng, trong năm 2009, nghĩa vụ nộp thuế của B&B còn thiếu 25 tỷ đồng.
Đối với viện dẫn của VKS quy kết tội trốn thuế từ trả lời của Tổng cục thuế, và kết luận giám định viên Bô tài chính, ông Ngọc nói, không đủ yếu tố xác định nghĩa vụ thuế của Công ty B&B.
Đối với động cơ phạm tội, theo thông tin của ông Ngọc, các doanh nghiệp của Kiên đóng rất nhiều tiền thuế. “Vậy với động cơ nào để Kiên trốn 25 tỷ tiền thuế?, ông Ngọc đặt vấn đề.
Nguồn:
http://nguyentandung.org/toa-se-cho-bau-kien-duoc-quyen-tu-bao-chua.html