[Funland] Điện ảnh Trung Quốc "nuốt chửng" đế chế Hollywood thế nào?

cusao

Xe lăn
Biển số
OF-382106
Ngày cấp bằng
10/9/15
Số km
11,783
Động cơ
378,330 Mã lực
Em ko quan tâm đến việc làm ăn của họ, em chỉ thấy ghét phim tàu và còn lâu tàu mới mon men đc tới bãi để xe của Hollywood
 

samcomienbac

Xe máy
Biển số
OF-630907
Ngày cấp bằng
10/4/19
Số km
94
Động cơ
113,040 Mã lực
Tuổi
33
Nơi ở
Ngọc Hồi, Thanh Trì, Hà Nội
Nó cho mấy con diễn viên Chi Na vào để thu hút fan chíp hôi Tàu xem để bán vé thôi cụ. Ở đấy mà mơ mộng bá chủ :))
Em đồng ý vs cụ :)) Hollywood nó xâm chiếm thị trường điện anh tỉ dân của Trung Quốc thôi. Bớt ảo tưởng TQ hộ cái
 

Huthasa

Xe lăn
Biển số
OF-45753
Ngày cấp bằng
7/9/09
Số km
10,949
Động cơ
542,701 Mã lực
Nhân thớt "Trung Quốc mạnh đến đâu?" chủ yếu được các ofer vào dìm hàng TQ, trong khi lẽ ra nên tìm ra các mặt mạnh của TQ để học hỏi và ứng phó theo kiểu "Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng". Thích dìm hàng thì mở thớt "TQ yếu đuối ở những khía cạnh nào?" cho tập trung

Nhiều ofer có suy nghĩ là phim TQ làm ra để tuyên truyền (kiểu Chiến lang -Wolf Warrior) thì thế giới chổng mông vào nên TQ không thể truyền bá văn hóa tư tưởng TQ để gia tăng quyền lực mềm của mình, blah blah. Suy nghĩ rằng "TQ cũng chỉ đến thế" thật là đơn giản đến độ thơ ngây ;;)

Em mở thớt bằng các thông tin tổng hợp từ vài tờ báo cho thấy sự tuyên truyền văn hóa TQ đang diễn ra thầm lặng nhưng rất mạnh mẽ

Điện ảnh Trung Quốc "nuốt chửng" đế chế Hollywood thế nào?




Bom tấn Hollywood thực ra toàn là... phim Trung Quốc

Những khán giả chăm đi xem phim tại rạp dạo gần đây sẽ dễ dàng nhận ra logo của một hãng phim nghe khá “lạ tai” mang tên Alibaba Pictures.



Đây là một xưởng phim Trung Quốc thuộc Alibaba Group của tỷ phú thương mại điện tử Jack Ma, nhưng lại “thầu” hầu hết các tựa phim lớn của Mỹ như:

Mission Impossible: Rogue Nation


Ninja Rùa: Thoát khỏi màn đêm


Star Trek: Beyond


Xuyên suốt một thập kỷ trước, Trung Quốc đã trỗi dậy như một cường quốc số một trong việc tiêu thụ các sản phẩm trọng yếu như ô tô, điện thoại, xa xỉ phẩm,... và tất nhiên cả phim điện ảnh của Hollywood nữa.

Fast and Furious và Transformers hiện đang là hai trong số những thương hiệu bom tấn đình đám nhất tại Hollywood. Và đoán xem, cả hai loạt phim này đều "ăn nên làm ra" nhờ thị trường Trung Quốc.

Cụ thể, thương hiệu Transformers hơn 10 năm gắn liền với tên tuổi của đạo diễn Michael Bay luôn có ít nhất từ một đến "n" nhân vật có dính dáng đến đất nước này: Nhân vật dùng sản phẩm Trung Quốc, trụ sở đặt tại Mỹ nhưng ngôn ngữ trên bảng điều khiển là tiếng Trung,...

Còn ở trường hợp của “Quá nhanh quá nguy hiểm”, phần phim thứ 8 - The Fate of the Furious có doanh thu tuần công chiếu đầu tiên tại xứ tỷ dân là 192,1 triệu USD, tức gấp đôi doanh thu tuần công chiếu đầu tiên tại toàn Bắc Mỹ.

Thị trường Trung Quốc quả thật là miếng bánh quá ngon lành cho điện ảnh Mỹ.

Điện ảnh Trung Quốc đã nuốt chửng đế chế Hollywood thế nào? - Ảnh 2.
Fast & Furious 8 là một trong số ít bom tấn vẫn "thắng đậm" mà không có diễn viên nào người Trung Quốc hay có cảnh quay thực hiện tại Trung Quốc.

Cũng mới đây, tựa phim Pacific Rim: Uprising khi ra mắt cũng khiến người xem băn khoăn, trước sự góp mặt của hàng loạt những yếu tố Trung Quốc xuất hiện trong một bộ phim lấy bối cảnh tại Mỹ.


Trước đó, phần một của phim lại được người hâm mộ đánh giá cao vì mang đậm màu sắc phim Nhật Bản, vốn là cái nôi của dòng phim người máy chiến đấu. Giờ đây, những phong cách rất riêng của tác phẩm cũng biến mất.

Phần tiếp theo của thương hiệu phim về người máy đụng độ quái vật khổng lồ còn mạnh dạn để nữ diễn viên Cảnh Điềm vào vai thứ chính.
Điện ảnh Trung Quốc đã nuốt chửng đế chế Hollywood thế nào? - Ảnh 3.
Trước đó, nữ tài tử được mệnh danh “thuốc độc phòng vé” cũng từng góp mặt hai bom tấn khác và đều bị chê tơi tả như:

Kong: Skull Island


The Great Wall


Một số lời đồn đoán cho hay mỹ nữ Bắc Kinh gần đây được tham gia vào nhiều bom tấn Hollywood hơn cả các đả nữ nổi tiếng như Lý Băng Băng, Chương Tử Di, Dương Tử Quỳnh... chỉ vì nàng là "bồ nhí" của một đại gia Trung Quốc, người sở hữu cổ phần lớn trong một xưởng sản xuất phim làm ăn với Hollywood.

Nàng vẫn cứ thế hiên ngang trong các tựa phim lớn, mặc cho bị không biết bao nhiêu tín đồ điện ảnh chê là "mặt đơ", vai diễn thừa thãi. Và đó là câu chuyện một nữ diễn viên Trung Quốc kém tài có thể trở thành ngôi sao điện ảnh Hollywood dễ dàng đến thế nào.

Nhưng đây có lẽ đã là công thức mới của Hollywood mất rồi: muốn chiều lòng "ông trùm" Trung Quốc người ta buộc phải tạo ra một vai thừa nhưng không ít đất diễn, và để một minh tinh nổi danh tại Trung Quốc trám vào chỗ ấy thì mới “ăn chắc mặc bền” được.

Đỉnh điểm là vào tháng 1 năm 2017, tập đoàn Huahua Media có trụ sở đặt tại Bắc Kinh đã mang đến cho hãng Paramount một “món hời”, khi quyết định đầu tư 1 tỉ USD vào những tựa phim sắp tới của hãng.

Đây là một động thái chứng minh rằng Trung Quốc sẽ trở thành nhà đầu tư nước ngoài số một của Hollywood trong tương lai gần.

Hollywood chấp nhận bán linh hồn cho quỷ

Không cần phải là chuyên gia tài chính, bất kỳ ai cũng có thể đưa ra lời giải cho bài toán đơn giản sau: Càng nhiều dân cư, thì sẽ càng nhiều khán giả. Nên khi Hollywood muốn đầu tư vào một thị trường điện ảnh chắc chắn thu lời, còn cần tìm kiếm ở đâu cho xa xôi?

Sự bùng nổ doanh thu tại các phòng vé của xứ tỷ dân thể hiện rõ ràng từ khoảng năm 2010 đến 2015 với số tiền vé mà các tựa phim Hollywood thu được tại Trung Quốc tăng từ 1,51 triệu đến 6,8 triệu USD/ năm.

Số liệu này đã khiến các nhà phân tích thuộc những tập đoàn điện ảnh tin tưởng rằng 2017 sẽ là năm mà quốc gia này hoàn toàn chi phối nước Mỹ với tư cách là thị trường điện ảnh lớn nhất thế giới .

Điện ảnh Trung Quốc đã nuốt chửng đế chế Hollywood thế nào? - Ảnh 4.
Hollywood rồi sẽ phải sống nhờ Trung Quốc?

Đồng thời, trong ngày ra mắt của phim, các cụm rạp thuộc tập đoàn AMC tại Bắc Mỹ ngoài đưa ra những định dạng trình chiếu gồm Standard, Imax, Dolby,... thì còn có một định dạng riêng biệt - Phụ đề tiếng Quan Thoại.

Kể cả những tiểu bang đầy người Việt và người Nhật như San Jose cũng chưa một lần có phụ đề dành riêng cho cộng đồng đa sắc tộc, nhưng riêng người Trung Quốc thì có.

Kể từ năm 1994, khi chính phủ xứ Trung tuyên bố nới lỏng hạn chế các tựa phim ngoại nhập, các xưởng phim và nhà phát hành tại Hollywood đã thu về một nguồn lợi nhuận không kể xiết.

Ở Hollywood có một câu đùa thế này: Phim bom tấn thì dù dở đến mấy cũng không thể trở thành bom xịt, miễn sao được "cứu vớt" bởi thị phần Trung Quốc.
Quả vậy, với dân số hơn 1,3 tỉ cùng tiềm lực tài chính mạnh mẽ, Trung Quốc từ lâu đã trở thành “bãi đáp” an toàn cho các thương hiệu phim tại Mỹ.

Điều này cũng mang đến một hệ lụy khác, khi mà cổ phần của các công ty Trung Quốc đầu tư vào Hollywood ngày càng lớn, dẫn đến việc nền điện ảnh của xứ cờ Hoa cũng không ít lần phải “chiều lòng” vị thượng khách này.

Thế nhưng, giống như nhà nghệ sĩ tài danh bán linh hồn mình cho con ác quỷ ngã tư đường (một truyền thuyết đô thị nổi tiếng tại Mỹ), mọi lợi ích đều đi kèm với thỏa thuận. Tại Bắc Kinh, mỗi năm chỉ có 10 phim Mỹ được phép trình chiếu, và dĩ nhiên, 10 phim này phải lọt vào mắt xanh của các nhà thầu xứ này.

Không dừng ở đó, Cục Điện ảnh tại xứ tỷ dân cũng thắt chặt nội dung các tựa phim trình chiếu ở đây, nhằm tránh những sản phẩm điện ảnh ít có giá trị ngợi ca đất nước của họ.

Đây cũng là lý do mà như đã đề cập, ba tựa phim lớn gồm Pacific Rim, Transformers: Age of Extinction và Furious 7 được mở rộng của chào đón tại Trung Quốc và gặt hái doanh thu gấp nhiều lần khi so sánh với thị trường nội địa.

Một số tựa phim khác vốn thất bại tại thị trường nội địa, nhưng lại có thể “hòa vốn” hoặc thậm chí có lời khi đặt chân đến Trung Quốc.

Trường hợp cụ thể là bộ phim được chuyển thể từ tựa game cùng tên Warcraft, khi tác phẩm sở hữu doanh thu tệ hại là 46,7 triệu USD. Để có thể tạm xem là “hòa vốn”, phim phải đạt được con số 400 triệu USD toàn cầu.


Và đoán xem, chính thị trường Trung đã góp thêm cho bộ phim 221 triệu - tức gấp 5 lần tại thị trường Mỹ.

Cũng vậy, Brick Mansions - bộ phim cuối cùng của cố tài tử Paul Walker thu về chỉ có 20 triệu USD tại phòng vé Bắc Mỹ, nhưng khi chiếu tại Trung Quốc thì được hẳn hơn gần 30 triệu USD, giúp phim vừa đủ bù lỗ.

Như vậy, đây hoàn toàn là câu chuyện đánh đổi: Đánh đổi sự tự do, để đạt được thành quả tài chính. Và nếu ông già Noel có một danh sách gồm những trẻ ngoan và những trẻ hư, thì Trung Quốc cũng vậy.

Danh sách “trẻ hư” tại thị trường điện ảnh Hoa ngữ là những phim được cho rằng “không phù hợp với thuần phong mỹ tục” như Brokeback Mountain, Deadpool,...

Thậm chí, trong một trường hợp cá biệt, siêu phẩm Avatar của đạo diễn James Cameron cũng phải cuốn gói khỏi phòng vé Trung Quốc sau hai tuần công chiếu, với lý do...doanh thu quá “khủng” nên sẽ trở thành mối đe dọa với các tựa phim quốc dân của họ.

Điện ảnh Trung Quốc đã nuốt chửng đế chế Hollywood thế nào? - Ảnh 6.


Sức ảnh hưởng của Trung Quốc với Hollywood

Khi biên kịch phim Pixels muốn làm cảnh Vạn Lý Trường Thành bị nổ tung, hãng Sony lo lắng cảnh này sẽ khiến phim bị Trung Quốc quay lưng. Cuối cùng, họ sửa kịch bản thành làm nổ lăng Taj Mahal nổi tiếng của Ấn Độ :))

Đây là dự án do các công ty Mỹ cùng một hãng phim nhà nước Trung Quốc hợp tác sản xuất với tổng kinh phí khoảng 129 triệu USD, đạt doanh thu bán vé 244,9 triệu USD.



Theo quy định của Trung Quốc, các hãng phim nước ngoài phải gửi kịch bản chi tiết để cơ quan kiểm duyệt đánh giá và cấp phép. Nhờ điều chỉnh kịch bản, phim Mỹ mới vượt qua được vòng kiểm duyệt khắt khe, theo tờ Los Angeles Times. Chẳng hạn, trong phim Red Dawn (2012), quân đội Trung Quốc “xâm lược Mỹ” đã được thay thế bằng lực lượng quân sự CHDCND Triều Tiên sau khi Bắc Kinh phản đối và khẳng định không muốn bị khắc họa là “kẻ xấu”. Hãng MGM tiêu tốn 1 triệu USD (hơn 23 tỉ đồng) để chỉnh sửa nhiều cảnh quay.

Red Dawn


Vào những năm 1960, hãng truyện tranh Marvel ra mắt nhân vật thần bí Thượng Cổ Nhân, được miêu tả là một người đàn ông Tây Tạng lớn tuổi. Tuy nhiên, trong bộ phim năm 2016 Doctor Strange của Marvel thì Thượng Cổ Nhân là người Celt (dân tộc ở châu Âu), do nữ diễn viên da trắng Tilda Swinton thủ vai. Tây Tạng là khu tự trị của Trung Quốc. Bắc Kinh cáo buộc Dalai Lama, thủ lĩnh tinh thần của Tây Tạng tìm cách ly khai khu vực này khỏi Trung Quốc.



Trung Quốc đã nâng tầm ảnh hưởng của mình ở Hollywood bằng cách tăng tài trợ cho những bộ phim hàng đầu. Trong số 100 phim có doanh thu cao nhất toàn thế giới mỗi năm từ 1997 đến 2013, Trung Quốc tài trợ cho 12 phim. Nhưng 5 năm sau, Trung Quốc đã tài trợ cho 41 bộ phim Hollywood có doanh thu cao nhất.

Nhiều diễn viên Trung Quốc nổi tiếng được mời tham dự các bộ phim Hollywood, tiêu biểu như Phạm Băng Băng thủ vai Blink, người đột biến có thể dịch chuyển tức thời trong phim siêu anh hùng X-Men: Days of Future Past. Bộ phim có doanh thu hơn 116 triệu USD ở Trung Quốc, cao thứ nhì trong số 12 phim thuộc series X-men.

Phạm Băng Băng trong phim X-Men: Days of Future Past. Ảnh: Fox.

Diễn viên Trung Quốc Phạm Băng Băng trong phim X-Men: Days of Future Past. Ảnh: Fox.

Các hãng phim Hollywood cũng rất muốn chen chân vào thị trường phòng vé đang phát triển nhanh chóng của Trung Quốc, đã lần đầu tiên vượt qua Mỹ về tổng doanh thu trong quý đầu tiên năm 2018. Thành công của một bộ phim ở Trung Quốc có thể bù đắp cho doanh thu phòng vé đáng thất vọng tại Mỹ hoặc biến một bộ phim thành bom tấn toàn cầu. Tương tự, việc bị thị trường Trung Quốc tẩy chay có thể khiến phim chết yểu.

Một nhà quản lý phim hàng đầu Trung Quốc đã ám chỉ điều này trong bài phát biểu tại Hội nghị phim Mỹ - Trung ở Los Angeles năm 2013. "Chúng tôi có thị trường lớn và chúng tôi muốn chia sẻ nó với các bạn", Zhang Xun, chủ tịch của Tập đoàn sản xuất phim nhà nước Trung Quốc nói với giám đốc điều hành các hãng phim ở Hollywood.

"Chúng tôi muốn những bộ phim làm sâu về văn hóa Trung Quốc, chứ không phải chỉ một hoặc hai cảnh quay", bà nói. "Chúng tôi muốn xem những hình ảnh tích cực về Trung Quốc".

Mike Gonzalez, chuyên gia tại Viện chính sách đối ngoại và an ninh quốc gia Davis tại Quỹ Heritage cho biết để phim được chiếu tại Trung Quốc, các nhà làm phim ngoại quốc phải nộp trước kịch bản cho các nhà kiểm duyệt nước này. Vì vậy, Trung Quốc có khả năng tác động đến nội dung phim. Các nhà làm phim Mỹ thường cố tránh những chi tiết có thể làm phật lòng Bắc Kinh.

Ông nhắc đến Richard Gere, ngôi sao Hollywood từng rất nổi tiếng với phim "Người đàn bà đẹp" trong thập niên 90. Gonzalez giải thích nguyên nhân Gere đã không xuất hiện trong các phim bom tấn hơn 20 năm qua là diễn viên này có quan hệ thân thiết với Dalai Lama. Vì vậy, bất kỳ bộ phim nào Gere xuất hiện đều không được chiếu ở Trung Quốc, khiến hãng phim mất hàng triệu USD.

"Chính phủ Trung Quốc chỉ cho phép nhập số lượng hạn chế phim nước ngoài mỗi năm. Vì vậy, việc các nhà làm phim Mỹ cố gắng làm hài lòng bộ phận kiểm duyệt văn hóa của chính phủ Trung Quốc là điều tự nhiên. Họ đã làm điều đó trong nhiều năm", Stephen Colbert, diễn viên hài kiêm nhà sản xuất Mỹ nói.

Hãng Centropolis Entertainment (Mỹ) thì sản xuất phim thảm họa mang tựa đề 2012, trong đó có chi tiết nhân vật Chánh văn phòng Nhà Trắng trầm trồ về trình độ tổ chức, kỹ thuật, tay nghề của Trung Quốc trong việc đóng nhữnng con tàu khổng lồ giúp nhân loại tránh họa diệt vong.



Trong phim "Gravity", nhân vật do diễn viên Sandra Bullock thủ vai sống sót nhờ đến được Trạm Vũ trụ Trung Quốc và bộ phim có doanh thu rất tốt ở thị trường này.


Đoàn làm phim Looper, do một công ty Trung Quốc đồng sản xuất, đã thay đổi địa điểm của một số cảnh từ Paris sang Thượng Hải. Họ phải thực hiện hai phiên bản vì các cảnh ở Thượng Hải không thu hút được khán giả phương Tây.



Khó có thể khẳng định nỗ lực thúc đẩy hình ảnh của Trung Quốc thông qua các dự án phim ảnh có thành công hay không. "Ngoại trừ với các nước đang phát triển, quyền lực mềm của Trung Quốc không thành công", Stanley Rosen, giáo sư tại Đại học Nam California, nói. "Nếu Trung Quốc có bất kỳ quyền lực mềm nào thì có lẽ là nhờ thành công kinh tế và mô hình Trung Quốc mà họ đang thúc đẩy rất mạnh mẽ".

Với dự án hợp tác sản xuất, các công ty Trung Quốc được cho là dễ dàng yêu cầu chỉnh sửa nội dung theo ý đồ của Bắc Kinh, theo tờ South China Morning Post. Đoạn quảng cáo cho phim Top Gun: Maverick của Hãng Paramount Pictures (sẽ ra rạp vào năm 2020) gây ra nhiều tranh cãi gần đây. Cụ thể là trên áo khoác nam diễn viên Tom Cruise không còn in hình lá cờ Nhật Bản và Đài Loan như phiên bản gốc năm 1986.



Trên mạng xã hội, nhiều người hâm mộ phim này cùng giới chuyên gia cho rằng Trung Quốc gây ảnh hưởng để thay đổi chi tiết đó. Tập đoàn Tencent (Trung Quốc) có tham gia rót vốn vào dự án phim và Paramount Pictures từ chối bình luận về vấn đề này.

Trong khi đó, phim kinh dị World War Z được cấp giấy phép sản xuất hồi 2007, nhưng đến năm 2013 mới công chiếu sau nhiều lần điều chỉnh kịch bản cùng phân cảnh. Theo kịch bản ban đầu, đại dịch dẫn đến nạn xác sống hoành hành toàn thế giới xuất phát từ vi rút ở Trung Quốc, nhưng trong bản phim chính thức chi tiết này đã được bỏ đi.



Còn phim hoạt hình Everest - Người tuyết bé nhỏ bị cấm chiếu ở Việt Nam vì thể hiện bản đồ phi pháp “đường lưỡi bò” nuốt trọn gần cả Biển Đông của Bắc Kinh là dự án hợp tác của Universal Pictures (Mỹ) và Pearl Studio (Trung Quốc).

Wang Jianlin, người sáng lập Wanda, còn ký hợp đồng với Sony Pictures để tài trợ sản xuất và cũng đồng ý mua lại Dick Clark Productions, hãng sản xuất giải Quả cầu vàng và Giải thưởng âm nhạc Mỹ, với giá 1 tỷ USD. Ngay cả các đài truyền hình nhà nước như tỉnh Hồ Nam cũng đổ tiền vào Lionsgate, hãng làm loạt phim Hunger Games



Nghiên cứu mới cáo buộc Hollywood thỏa hiệp với đòi hỏi của Trung Quốc

Nghiên cứu dài 94 trang của tổ chức phi chính phủ Pen America (Mỹ) mô tả chi tiết cách hãng phim, nhà làm phim thay đổi diễn viên, cốt truyện, đối thoại nhằm tránh “đụng chạm” chính quyền Trung Quốc, bao gồm các phim “Iron Man 3”, “World War Z” và “Top Gun: Maverick” (sẽ ra mắt vào năm 2021).

Thông qua hàng chục cuộc phỏng vấn và phân tích những trường hợp cụ thể, nhóm nghiên cứu của Pen America cáo buộc phía Trung Quốc buộc nhà làm phim phải thay đổi nhiều nội dụng nếu muốn phim được phê duyệt công chiếu ở Trung Quốc, theo tờ The Guardian.

Chẳng hạn, nội dung về đồng tính đã bị xóa khỏi các phim “Bohemian Rhapsody”, “Star Trek: Beyond”, “Alien: Covenant” và “Cloud Atlas”; cảnh người Trung Quốc bị giết bị cắt khỏi phim “Skyfall” và “Mission: Impossible III”….


“Bohemian Rhapsody” vốn bị thay đổi nhiều nội dung trước khi được công chiếu tại Trung Quốc

Nghiên cứu của Pen America nói nhiều hãng phim Mỹ đã phải có những thỏa hiệp "khó khăn và đáng ngại" trong cuộc cạnh tranh giành cơ hội vào thị trường điện ảnh Trung Quốc.

Tờ The New York Times cũng từng phản ánh tình trạng nhiều nhà đầu tư Trung Quốc đẩy mạnh mua cổ phần các công ty sản xuất phim ở Mỹ trong những năm gần đây, cùng lúc với việc chính phủ Trung Quốc áp dụng hạn mức số lượng phim nước ngoài được duyệt để công chiếu. Trước thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, nhiều kịch bản, hình ảnh trong phim được chỉnh sửa, thay đổi nhằm “chiều lòng” Trung Quốc.


Ông chủ của Dalian Wanda, người mua hãng phim Legendary Entertainment với giá 3.5 tỷ đô la năm 2016 và sở hữu chuỗi rạp phim lớn nhất tại Mỹ AMC Entertainment

Hồi tháng 7, Bộ trưởng Tư pháp Mỹ William Barr công khai chỉ trích Hollywood “quỳ gối” trước sự kiểm duyệt của chính quyền Trung Quốc và thậm chí “tự kiểm duyệt” kịch bản phim để được Bắc Kinh phê chuẩn.

Trước đó, trong phiên điều trần tại Thượng viện Mỹ vào tháng 6, diễn viên/nhà sản xuất phim Richard Gere cảnh báo mối đe dọa từ việc Trung Quốc cố tìm cách “kiểm duyệt” Hollywood.
Cũng chỉ là tiền thôi. Ngon thì kiếm.
 

Lonely Stranger

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-373005
Ngày cấp bằng
8/7/15
Số km
4,245
Động cơ
284,681 Mã lực
Nơi ở
Hỏi làm zề
Em đồng ý vs cụ :)) Hollywood nó xâm chiếm thị trường điện anh tỉ dân của Trung Quốc thôi. Bớt ảo tưởng TQ hộ cái
Diễn viên Tàu trong phim Hollywood luôn luôn bất tử và đứng về chính nghĩa. Chưa kể bay nhảy như chym và luôn luôn là người cứu thế giới =))
 

Mr.Alo

Xe lăn
Biển số
OF-109607
Ngày cấp bằng
19/8/11
Số km
13,462
Động cơ
490,086 Mã lực
Nơi ở
Lang Thang Bốn Bể
dạo gần đây đúng là nhiều phim có diễn viên tàu , nó nhiều tiên lên cái gì cũng tác động được
 

wave-tau

Xe container
Biển số
OF-39191
Ngày cấp bằng
26/6/09
Số km
7,606
Động cơ
542,548 Mã lực
Lâu lắm rồi e ko xem bom tấn Mỹ nữa. Mấy film Marvel e còn ko ngửi nổi, nói gì đám film vớ vỉn có dính Chị Na vào
Tức là cụ lấy hình với nick joker kia chỉ để tỏ ra nguy hiểm đấy hở? :))
 

kamikaze1281

Xe điện
Biển số
OF-300578
Ngày cấp bằng
3/12/13
Số km
3,715
Động cơ
335,763 Mã lực
Nhân thớt "Trung Quốc mạnh đến đâu?" chủ yếu được các ofer vào dìm hàng TQ, trong khi lẽ ra nên tìm ra các mặt mạnh của TQ để học hỏi và ứng phó theo kiểu "Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng". Thích dìm hàng thì mở thớt "TQ yếu đuối ở những khía cạnh nào?" cho tập trung

Nhiều ofer có suy nghĩ là phim TQ làm ra để tuyên truyền (kiểu Chiến lang -Wolf Warrior) thì thế giới chổng mông vào nên TQ không thể truyền bá văn hóa tư tưởng TQ để gia tăng quyền lực mềm của mình, blah blah. Suy nghĩ rằng "TQ cũng chỉ đến thế" thật là đơn giản đến độ thơ ngây ;;)

Em mở thớt bằng các thông tin tổng hợp từ vài tờ báo cho thấy sự tuyên truyền văn hóa TQ đang diễn ra thầm lặng nhưng rất mạnh mẽ

Điện ảnh Trung Quốc "nuốt chửng" đế chế Hollywood thế nào?




Bom tấn Hollywood thực ra toàn là... phim Trung Quốc

Những khán giả chăm đi xem phim tại rạp dạo gần đây sẽ dễ dàng nhận ra logo của một hãng phim nghe khá “lạ tai” mang tên Alibaba Pictures.



Đây là một xưởng phim Trung Quốc thuộc Alibaba Group của tỷ phú thương mại điện tử Jack Ma, nhưng lại “thầu” hầu hết các tựa phim lớn của Mỹ như:

Mission Impossible: Rogue Nation


Ninja Rùa: Thoát khỏi màn đêm


Star Trek: Beyond


Xuyên suốt một thập kỷ trước, Trung Quốc đã trỗi dậy như một cường quốc số một trong việc tiêu thụ các sản phẩm trọng yếu như ô tô, điện thoại, xa xỉ phẩm,... và tất nhiên cả phim điện ảnh của Hollywood nữa.

Fast and Furious và Transformers hiện đang là hai trong số những thương hiệu bom tấn đình đám nhất tại Hollywood. Và đoán xem, cả hai loạt phim này đều "ăn nên làm ra" nhờ thị trường Trung Quốc.

Cụ thể, thương hiệu Transformers hơn 10 năm gắn liền với tên tuổi của đạo diễn Michael Bay luôn có ít nhất từ một đến "n" nhân vật có dính dáng đến đất nước này: Nhân vật dùng sản phẩm Trung Quốc, trụ sở đặt tại Mỹ nhưng ngôn ngữ trên bảng điều khiển là tiếng Trung,...

Còn ở trường hợp của “Quá nhanh quá nguy hiểm”, phần phim thứ 8 - The Fate of the Furious có doanh thu tuần công chiếu đầu tiên tại xứ tỷ dân là 192,1 triệu USD, tức gấp đôi doanh thu tuần công chiếu đầu tiên tại toàn Bắc Mỹ.

Thị trường Trung Quốc quả thật là miếng bánh quá ngon lành cho điện ảnh Mỹ.

Điện ảnh Trung Quốc đã nuốt chửng đế chế Hollywood thế nào? - Ảnh 2.
Fast & Furious 8 là một trong số ít bom tấn vẫn "thắng đậm" mà không có diễn viên nào người Trung Quốc hay có cảnh quay thực hiện tại Trung Quốc.

Cũng mới đây, tựa phim Pacific Rim: Uprising khi ra mắt cũng khiến người xem băn khoăn, trước sự góp mặt của hàng loạt những yếu tố Trung Quốc xuất hiện trong một bộ phim lấy bối cảnh tại Mỹ.


Trước đó, phần một của phim lại được người hâm mộ đánh giá cao vì mang đậm màu sắc phim Nhật Bản, vốn là cái nôi của dòng phim người máy chiến đấu. Giờ đây, những phong cách rất riêng của tác phẩm cũng biến mất.

Phần tiếp theo của thương hiệu phim về người máy đụng độ quái vật khổng lồ còn mạnh dạn để nữ diễn viên Cảnh Điềm vào vai thứ chính.
Điện ảnh Trung Quốc đã nuốt chửng đế chế Hollywood thế nào? - Ảnh 3.
Trước đó, nữ tài tử được mệnh danh “thuốc độc phòng vé” cũng từng góp mặt hai bom tấn khác và đều bị chê tơi tả như:

Kong: Skull Island


The Great Wall


Một số lời đồn đoán cho hay mỹ nữ Bắc Kinh gần đây được tham gia vào nhiều bom tấn Hollywood hơn cả các đả nữ nổi tiếng như Lý Băng Băng, Chương Tử Di, Dương Tử Quỳnh... chỉ vì nàng là "bồ nhí" của một đại gia Trung Quốc, người sở hữu cổ phần lớn trong một xưởng sản xuất phim làm ăn với Hollywood.

Nàng vẫn cứ thế hiên ngang trong các tựa phim lớn, mặc cho bị không biết bao nhiêu tín đồ điện ảnh chê là "mặt đơ", vai diễn thừa thãi. Và đó là câu chuyện một nữ diễn viên Trung Quốc kém tài có thể trở thành ngôi sao điện ảnh Hollywood dễ dàng đến thế nào.

Nhưng đây có lẽ đã là công thức mới của Hollywood mất rồi: muốn chiều lòng "ông trùm" Trung Quốc người ta buộc phải tạo ra một vai thừa nhưng không ít đất diễn, và để một minh tinh nổi danh tại Trung Quốc trám vào chỗ ấy thì mới “ăn chắc mặc bền” được.

Đỉnh điểm là vào tháng 1 năm 2017, tập đoàn Huahua Media có trụ sở đặt tại Bắc Kinh đã mang đến cho hãng Paramount một “món hời”, khi quyết định đầu tư 1 tỉ USD vào những tựa phim sắp tới của hãng.

Đây là một động thái chứng minh rằng Trung Quốc sẽ trở thành nhà đầu tư nước ngoài số một của Hollywood trong tương lai gần.

Hollywood chấp nhận bán linh hồn cho quỷ

Không cần phải là chuyên gia tài chính, bất kỳ ai cũng có thể đưa ra lời giải cho bài toán đơn giản sau: Càng nhiều dân cư, thì sẽ càng nhiều khán giả. Nên khi Hollywood muốn đầu tư vào một thị trường điện ảnh chắc chắn thu lời, còn cần tìm kiếm ở đâu cho xa xôi?

Sự bùng nổ doanh thu tại các phòng vé của xứ tỷ dân thể hiện rõ ràng từ khoảng năm 2010 đến 2015 với số tiền vé mà các tựa phim Hollywood thu được tại Trung Quốc tăng từ 1,51 triệu đến 6,8 triệu USD/ năm.

Số liệu này đã khiến các nhà phân tích thuộc những tập đoàn điện ảnh tin tưởng rằng 2017 sẽ là năm mà quốc gia này hoàn toàn chi phối nước Mỹ với tư cách là thị trường điện ảnh lớn nhất thế giới .

Điện ảnh Trung Quốc đã nuốt chửng đế chế Hollywood thế nào? - Ảnh 4.
Hollywood rồi sẽ phải sống nhờ Trung Quốc?

Đồng thời, trong ngày ra mắt của phim, các cụm rạp thuộc tập đoàn AMC tại Bắc Mỹ ngoài đưa ra những định dạng trình chiếu gồm Standard, Imax, Dolby,... thì còn có một định dạng riêng biệt - Phụ đề tiếng Quan Thoại.

Kể cả những tiểu bang đầy người Việt và người Nhật như San Jose cũng chưa một lần có phụ đề dành riêng cho cộng đồng đa sắc tộc, nhưng riêng người Trung Quốc thì có.

Kể từ năm 1994, khi chính phủ xứ Trung tuyên bố nới lỏng hạn chế các tựa phim ngoại nhập, các xưởng phim và nhà phát hành tại Hollywood đã thu về một nguồn lợi nhuận không kể xiết.

Ở Hollywood có một câu đùa thế này: Phim bom tấn thì dù dở đến mấy cũng không thể trở thành bom xịt, miễn sao được "cứu vớt" bởi thị phần Trung Quốc.
Quả vậy, với dân số hơn 1,3 tỉ cùng tiềm lực tài chính mạnh mẽ, Trung Quốc từ lâu đã trở thành “bãi đáp” an toàn cho các thương hiệu phim tại Mỹ.

Điều này cũng mang đến một hệ lụy khác, khi mà cổ phần của các công ty Trung Quốc đầu tư vào Hollywood ngày càng lớn, dẫn đến việc nền điện ảnh của xứ cờ Hoa cũng không ít lần phải “chiều lòng” vị thượng khách này.

Thế nhưng, giống như nhà nghệ sĩ tài danh bán linh hồn mình cho con ác quỷ ngã tư đường (một truyền thuyết đô thị nổi tiếng tại Mỹ), mọi lợi ích đều đi kèm với thỏa thuận. Tại Bắc Kinh, mỗi năm chỉ có 10 phim Mỹ được phép trình chiếu, và dĩ nhiên, 10 phim này phải lọt vào mắt xanh của các nhà thầu xứ này.

Không dừng ở đó, Cục Điện ảnh tại xứ tỷ dân cũng thắt chặt nội dung các tựa phim trình chiếu ở đây, nhằm tránh những sản phẩm điện ảnh ít có giá trị ngợi ca đất nước của họ.

Đây cũng là lý do mà như đã đề cập, ba tựa phim lớn gồm Pacific Rim, Transformers: Age of Extinction và Furious 7 được mở rộng của chào đón tại Trung Quốc và gặt hái doanh thu gấp nhiều lần khi so sánh với thị trường nội địa.

Một số tựa phim khác vốn thất bại tại thị trường nội địa, nhưng lại có thể “hòa vốn” hoặc thậm chí có lời khi đặt chân đến Trung Quốc.

Trường hợp cụ thể là bộ phim được chuyển thể từ tựa game cùng tên Warcraft, khi tác phẩm sở hữu doanh thu tệ hại là 46,7 triệu USD. Để có thể tạm xem là “hòa vốn”, phim phải đạt được con số 400 triệu USD toàn cầu.


Và đoán xem, chính thị trường Trung đã góp thêm cho bộ phim 221 triệu - tức gấp 5 lần tại thị trường Mỹ.

Cũng vậy, Brick Mansions - bộ phim cuối cùng của cố tài tử Paul Walker thu về chỉ có 20 triệu USD tại phòng vé Bắc Mỹ, nhưng khi chiếu tại Trung Quốc thì được hẳn hơn gần 30 triệu USD, giúp phim vừa đủ bù lỗ.

Như vậy, đây hoàn toàn là câu chuyện đánh đổi: Đánh đổi sự tự do, để đạt được thành quả tài chính. Và nếu ông già Noel có một danh sách gồm những trẻ ngoan và những trẻ hư, thì Trung Quốc cũng vậy.

Danh sách “trẻ hư” tại thị trường điện ảnh Hoa ngữ là những phim được cho rằng “không phù hợp với thuần phong mỹ tục” như Brokeback Mountain, Deadpool,...

Thậm chí, trong một trường hợp cá biệt, siêu phẩm Avatar của đạo diễn James Cameron cũng phải cuốn gói khỏi phòng vé Trung Quốc sau hai tuần công chiếu, với lý do...doanh thu quá “khủng” nên sẽ trở thành mối đe dọa với các tựa phim quốc dân của họ.

Điện ảnh Trung Quốc đã nuốt chửng đế chế Hollywood thế nào? - Ảnh 6.


Sức ảnh hưởng của Trung Quốc với Hollywood

Khi biên kịch phim Pixels muốn làm cảnh Vạn Lý Trường Thành bị nổ tung, hãng Sony lo lắng cảnh này sẽ khiến phim bị Trung Quốc quay lưng. Cuối cùng, họ sửa kịch bản thành làm nổ lăng Taj Mahal nổi tiếng của Ấn Độ :))

Đây là dự án do các công ty Mỹ cùng một hãng phim nhà nước Trung Quốc hợp tác sản xuất với tổng kinh phí khoảng 129 triệu USD, đạt doanh thu bán vé 244,9 triệu USD.



Theo quy định của Trung Quốc, các hãng phim nước ngoài phải gửi kịch bản chi tiết để cơ quan kiểm duyệt đánh giá và cấp phép. Nhờ điều chỉnh kịch bản, phim Mỹ mới vượt qua được vòng kiểm duyệt khắt khe, theo tờ Los Angeles Times. Chẳng hạn, trong phim Red Dawn (2012), quân đội Trung Quốc “xâm lược Mỹ” đã được thay thế bằng lực lượng quân sự CHDCND Triều Tiên sau khi Bắc Kinh phản đối và khẳng định không muốn bị khắc họa là “kẻ xấu”. Hãng MGM tiêu tốn 1 triệu USD (hơn 23 tỉ đồng) để chỉnh sửa nhiều cảnh quay.

Red Dawn


Vào những năm 1960, hãng truyện tranh Marvel ra mắt nhân vật thần bí Thượng Cổ Nhân, được miêu tả là một người đàn ông Tây Tạng lớn tuổi. Tuy nhiên, trong bộ phim năm 2016 Doctor Strange của Marvel thì Thượng Cổ Nhân là người Celt (dân tộc ở châu Âu), do nữ diễn viên da trắng Tilda Swinton thủ vai. Tây Tạng là khu tự trị của Trung Quốc. Bắc Kinh cáo buộc Dalai Lama, thủ lĩnh tinh thần của Tây Tạng tìm cách ly khai khu vực này khỏi Trung Quốc.



Trung Quốc đã nâng tầm ảnh hưởng của mình ở Hollywood bằng cách tăng tài trợ cho những bộ phim hàng đầu. Trong số 100 phim có doanh thu cao nhất toàn thế giới mỗi năm từ 1997 đến 2013, Trung Quốc tài trợ cho 12 phim. Nhưng 5 năm sau, Trung Quốc đã tài trợ cho 41 bộ phim Hollywood có doanh thu cao nhất.

Nhiều diễn viên Trung Quốc nổi tiếng được mời tham dự các bộ phim Hollywood, tiêu biểu như Phạm Băng Băng thủ vai Blink, người đột biến có thể dịch chuyển tức thời trong phim siêu anh hùng X-Men: Days of Future Past. Bộ phim có doanh thu hơn 116 triệu USD ở Trung Quốc, cao thứ nhì trong số 12 phim thuộc series X-men.

Phạm Băng Băng trong phim X-Men: Days of Future Past. Ảnh: Fox.

Diễn viên Trung Quốc Phạm Băng Băng trong phim X-Men: Days of Future Past. Ảnh: Fox.

Các hãng phim Hollywood cũng rất muốn chen chân vào thị trường phòng vé đang phát triển nhanh chóng của Trung Quốc, đã lần đầu tiên vượt qua Mỹ về tổng doanh thu trong quý đầu tiên năm 2018. Thành công của một bộ phim ở Trung Quốc có thể bù đắp cho doanh thu phòng vé đáng thất vọng tại Mỹ hoặc biến một bộ phim thành bom tấn toàn cầu. Tương tự, việc bị thị trường Trung Quốc tẩy chay có thể khiến phim chết yểu.

Một nhà quản lý phim hàng đầu Trung Quốc đã ám chỉ điều này trong bài phát biểu tại Hội nghị phim Mỹ - Trung ở Los Angeles năm 2013. "Chúng tôi có thị trường lớn và chúng tôi muốn chia sẻ nó với các bạn", Zhang Xun, chủ tịch của Tập đoàn sản xuất phim nhà nước Trung Quốc nói với giám đốc điều hành các hãng phim ở Hollywood.

"Chúng tôi muốn những bộ phim làm sâu về văn hóa Trung Quốc, chứ không phải chỉ một hoặc hai cảnh quay", bà nói. "Chúng tôi muốn xem những hình ảnh tích cực về Trung Quốc".

Mike Gonzalez, chuyên gia tại Viện chính sách đối ngoại và an ninh quốc gia Davis tại Quỹ Heritage cho biết để phim được chiếu tại Trung Quốc, các nhà làm phim ngoại quốc phải nộp trước kịch bản cho các nhà kiểm duyệt nước này. Vì vậy, Trung Quốc có khả năng tác động đến nội dung phim. Các nhà làm phim Mỹ thường cố tránh những chi tiết có thể làm phật lòng Bắc Kinh.

Ông nhắc đến Richard Gere, ngôi sao Hollywood từng rất nổi tiếng với phim "Người đàn bà đẹp" trong thập niên 90. Gonzalez giải thích nguyên nhân Gere đã không xuất hiện trong các phim bom tấn hơn 20 năm qua là diễn viên này có quan hệ thân thiết với Dalai Lama. Vì vậy, bất kỳ bộ phim nào Gere xuất hiện đều không được chiếu ở Trung Quốc, khiến hãng phim mất hàng triệu USD.

"Chính phủ Trung Quốc chỉ cho phép nhập số lượng hạn chế phim nước ngoài mỗi năm. Vì vậy, việc các nhà làm phim Mỹ cố gắng làm hài lòng bộ phận kiểm duyệt văn hóa của chính phủ Trung Quốc là điều tự nhiên. Họ đã làm điều đó trong nhiều năm", Stephen Colbert, diễn viên hài kiêm nhà sản xuất Mỹ nói.

Hãng Centropolis Entertainment (Mỹ) thì sản xuất phim thảm họa mang tựa đề 2012, trong đó có chi tiết nhân vật Chánh văn phòng Nhà Trắng trầm trồ về trình độ tổ chức, kỹ thuật, tay nghề của Trung Quốc trong việc đóng nhữnng con tàu khổng lồ giúp nhân loại tránh họa diệt vong.



Trong phim "Gravity", nhân vật do diễn viên Sandra Bullock thủ vai sống sót nhờ đến được Trạm Vũ trụ Trung Quốc và bộ phim có doanh thu rất tốt ở thị trường này.


Đoàn làm phim Looper, do một công ty Trung Quốc đồng sản xuất, đã thay đổi địa điểm của một số cảnh từ Paris sang Thượng Hải. Họ phải thực hiện hai phiên bản vì các cảnh ở Thượng Hải không thu hút được khán giả phương Tây.



Khó có thể khẳng định nỗ lực thúc đẩy hình ảnh của Trung Quốc thông qua các dự án phim ảnh có thành công hay không. "Ngoại trừ với các nước đang phát triển, quyền lực mềm của Trung Quốc không thành công", Stanley Rosen, giáo sư tại Đại học Nam California, nói. "Nếu Trung Quốc có bất kỳ quyền lực mềm nào thì có lẽ là nhờ thành công kinh tế và mô hình Trung Quốc mà họ đang thúc đẩy rất mạnh mẽ".

Với dự án hợp tác sản xuất, các công ty Trung Quốc được cho là dễ dàng yêu cầu chỉnh sửa nội dung theo ý đồ của Bắc Kinh, theo tờ South China Morning Post. Đoạn quảng cáo cho phim Top Gun: Maverick của Hãng Paramount Pictures (sẽ ra rạp vào năm 2020) gây ra nhiều tranh cãi gần đây. Cụ thể là trên áo khoác nam diễn viên Tom Cruise không còn in hình lá cờ Nhật Bản và Đài Loan như phiên bản gốc năm 1986.



Trên mạng xã hội, nhiều người hâm mộ phim này cùng giới chuyên gia cho rằng Trung Quốc gây ảnh hưởng để thay đổi chi tiết đó. Tập đoàn Tencent (Trung Quốc) có tham gia rót vốn vào dự án phim và Paramount Pictures từ chối bình luận về vấn đề này.

Trong khi đó, phim kinh dị World War Z được cấp giấy phép sản xuất hồi 2007, nhưng đến năm 2013 mới công chiếu sau nhiều lần điều chỉnh kịch bản cùng phân cảnh. Theo kịch bản ban đầu, đại dịch dẫn đến nạn xác sống hoành hành toàn thế giới xuất phát từ vi rút ở Trung Quốc, nhưng trong bản phim chính thức chi tiết này đã được bỏ đi.



Còn phim hoạt hình Everest - Người tuyết bé nhỏ bị cấm chiếu ở Việt Nam vì thể hiện bản đồ phi pháp “đường lưỡi bò” nuốt trọn gần cả Biển Đông của Bắc Kinh là dự án hợp tác của Universal Pictures (Mỹ) và Pearl Studio (Trung Quốc).

Wang Jianlin, người sáng lập Wanda, còn ký hợp đồng với Sony Pictures để tài trợ sản xuất và cũng đồng ý mua lại Dick Clark Productions, hãng sản xuất giải Quả cầu vàng và Giải thưởng âm nhạc Mỹ, với giá 1 tỷ USD. Ngay cả các đài truyền hình nhà nước như tỉnh Hồ Nam cũng đổ tiền vào Lionsgate, hãng làm loạt phim Hunger Games



Nghiên cứu mới cáo buộc Hollywood thỏa hiệp với đòi hỏi của Trung Quốc

Nghiên cứu dài 94 trang của tổ chức phi chính phủ Pen America (Mỹ) mô tả chi tiết cách hãng phim, nhà làm phim thay đổi diễn viên, cốt truyện, đối thoại nhằm tránh “đụng chạm” chính quyền Trung Quốc, bao gồm các phim “Iron Man 3”, “World War Z” và “Top Gun: Maverick” (sẽ ra mắt vào năm 2021).

Thông qua hàng chục cuộc phỏng vấn và phân tích những trường hợp cụ thể, nhóm nghiên cứu của Pen America cáo buộc phía Trung Quốc buộc nhà làm phim phải thay đổi nhiều nội dụng nếu muốn phim được phê duyệt công chiếu ở Trung Quốc, theo tờ The Guardian.

Chẳng hạn, nội dung về đồng tính đã bị xóa khỏi các phim “Bohemian Rhapsody”, “Star Trek: Beyond”, “Alien: Covenant” và “Cloud Atlas”; cảnh người Trung Quốc bị giết bị cắt khỏi phim “Skyfall” và “Mission: Impossible III”….


“Bohemian Rhapsody” vốn bị thay đổi nhiều nội dung trước khi được công chiếu tại Trung Quốc

Nghiên cứu của Pen America nói nhiều hãng phim Mỹ đã phải có những thỏa hiệp "khó khăn và đáng ngại" trong cuộc cạnh tranh giành cơ hội vào thị trường điện ảnh Trung Quốc.

Tờ The New York Times cũng từng phản ánh tình trạng nhiều nhà đầu tư Trung Quốc đẩy mạnh mua cổ phần các công ty sản xuất phim ở Mỹ trong những năm gần đây, cùng lúc với việc chính phủ Trung Quốc áp dụng hạn mức số lượng phim nước ngoài được duyệt để công chiếu. Trước thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, nhiều kịch bản, hình ảnh trong phim được chỉnh sửa, thay đổi nhằm “chiều lòng” Trung Quốc.


Ông chủ của Dalian Wanda, người mua hãng phim Legendary Entertainment với giá 3.5 tỷ đô la năm 2016 và sở hữu chuỗi rạp phim lớn nhất tại Mỹ AMC Entertainment

Hồi tháng 7, Bộ trưởng Tư pháp Mỹ William Barr công khai chỉ trích Hollywood “quỳ gối” trước sự kiểm duyệt của chính quyền Trung Quốc và thậm chí “tự kiểm duyệt” kịch bản phim để được Bắc Kinh phê chuẩn.

Trước đó, trong phiên điều trần tại Thượng viện Mỹ vào tháng 6, diễn viên/nhà sản xuất phim Richard Gere cảnh báo mối đe dọa từ việc Trung Quốc cố tìm cách “kiểm duyệt” Hollywood.
Thảo nào phim thế giới càng ngày càng chẳng ra gì y như nền điện ảnh ở nhà chúng nó. Chưa bao giờ em thấy điện ảnh thê thảm đến như này, biên kịch vớ vẩn, không một chút logic, ấn tượng, không lời thoại hấp dẫn.....
Thật vô cùng chán nản khi bật kênh phim lên mà thấy lạc lõng, thậm chí nhiều lúc em nghĩ hay tại kinh tế suy thoái mà không ai đầu tư, ngay cả trình độ Mỹ cũng không còn đào tạo được biên kịch chất lượng nữa à.
 

Say24h

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-56316
Ngày cấp bằng
1/2/10
Số km
8,345
Động cơ
513,654 Mã lực
Nơi ở
ASEAN
Website
www.facebook.com
Quả thớt này hay thích gây sự nhỉ ? Phim á. Agro, Các kiểu Jason Bourne. Cũ hơn thì Lord of the Ring hay Pirates of Caribbean. Tàu tuổi gì.
 

thientudolong

Xe container
Biển số
OF-519605
Ngày cấp bằng
4/7/17
Số km
6,798
Động cơ
261,459 Mã lực
nhiều cụ nâng cao quan điểm quá, đây là mối quan hệ win win thôi, kiểu góp tiền làm phim chia lợi nhuận, kiểu như sony mua lại columbia picture thôi, chủ thì sony nhưng con ng, cơ sở vật chất, kỹ xảo, công nghệ....vẫn là mẽo hết, sau này dân việt giầu lên, thị trường trăm triệu usd thì mẽo hợp tác với phim việt là bình thường nhưng ko có nghĩa là việt chi phối đc hollywood
 

kamikaze1281

Xe điện
Biển số
OF-300578
Ngày cấp bằng
3/12/13
Số km
3,715
Động cơ
335,763 Mã lực
Em ko biết điện ảnh Trung Cẩu ( Tàu Khựa ) mạnh đến đâu, nhưng phim Trung Cẩu rất sến, tào lao, đó là sự thực
Thế hệ trước nó có một vài đạo diễn và biên kịch giỏi, phim cũng là đáng kể nhưng gần đây diễn viên già không đóng nữa hay sao ấy lên toàn bọn trẻ con vào diễn.
Diễn thì tồi, biên kịch thì sến, thậm chí đến bối cảnh dựng lên còn chả có nét gì của tàu, cụ nào xem Thủy Hử bản 1986 so bối cảnh với phim cổ trang bây giờ của nó thì không nuốt nổi.
Biên kịch của nó tồi đến mức độ chuyển thể từ tiểu thuyết đang hay bao nhiêu thì vào phim xem khắm bấy nhiêu. Chuyện phim không lột tả hết được như tiểu thuyết là đương nhiên nhưng đang một thể loại thám hiểm trinh thám nó biến ngay sang ngôn tình mới đáng phát mửa.
 

kamikaze1281

Xe điện
Biển số
OF-300578
Ngày cấp bằng
3/12/13
Số km
3,715
Động cơ
335,763 Mã lực
Cách đây vài niên em đã từng nói phim bom tấn Mẽo giờ phần đa xem ko hấp dẫn bằng bom tấn của Hàn. Xem mỳ ăn liền, nông toẹt nhưng nhiều cụ cứ auto phim Mẽo là hay.
Em ghét bọn Hàn từ xã hội cho đến music nhưng movie điện ảnh của nó thì công nhận hay. Số 1 C.Á và cũng top đầu TG, nếu tính tỷ lệ phim hay/chán thì cá nhân em cho là hơn Mẽo.
Đúng rồi cụ. chính ra Hàn đợt này phim của nó khá ổn, đặc biệt các dòng trinh thám. Các dòng phim sến súa đã không còn nhiều. Tuy nhiên chúng ta được tiếp cận khá ít phim Nhật. Phim Nhật rất hay nhưng không được chú trọng lắm thành ra không phát triển mấy chứ đã làm phim là phim ra trò.
Nhật cũng là nước châu Á đầu tiên đạt giải Osca, các thể loại như trinh thám, kinh dị, lịch sử luôn là thế mạnh của Nhật và sau này Hàn nó học y chang thậm chí làm lại nhiều tác phẩm của Nhật nhưng giờ Hàn nó tiến cao hơn hẳn một bước rồi.
Em có đợt đi tìm phim Nhật nhưng vô cùng hiếm hoi.
 

h_mdc

Xe điện
Biển số
OF-16441
Ngày cấp bằng
18/5/08
Số km
2,422
Động cơ
530,426 Mã lực
Em không xem phim Khựa.
 

Joker86

Xe buýt
Biển số
OF-697300
Ngày cấp bằng
6/9/19
Số km
644
Động cơ
103,900 Mã lực
Tức là cụ lấy hình với nick joker kia chỉ để tỏ ra nguy hiểm đấy hở? :))
Trước e cũng có xem và rất thik nhân vật Joker. Sau này từ ngày đám Marvel hình thành nên vũ trụ điện ảnh và làm thay đổi Hollywood thì e cũng ít xem film luôn
 

Spencie

Xe tăng
Biển số
OF-733395
Ngày cấp bằng
20/6/20
Số km
1,493
Động cơ
84,289 Mã lực
Chuyện bình thường...
Ngay cả 1 doanh nhân Việt Nam còn mua được cả 1 thị trấn Mỹ kìa. :D
 

ngocmai227

Xe cút kít
Biển số
OF-354323
Ngày cấp bằng
11/2/15
Số km
16,793
Động cơ
2,156 Mã lực
Nơi ở
Ở nhà vợ nuôi.
Có diễn viên khựa nào tương đương với sao hạng A của holywood ko các cụ nhỉ?
 

Hoangraptor

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-647751
Ngày cấp bằng
7/5/19
Số km
17,432
Động cơ
291,729 Mã lực
Đậu móa....éo như ai kia éo có xèng mua phim mẽo về chiếu trên tivi.
Nhảm!
 

Hoangraptor

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-647751
Ngày cấp bằng
7/5/19
Số km
17,432
Động cơ
291,729 Mã lực
Có diễn viên khựa nào tương đương với sao hạng A của holywood ko các cụ nhỉ?
À....có mấy thèng múa may quay cuồng đó,thêm mấy con cave hết date....
Đậu má...con điên trong phim Kong đó,đc mấy giây xuất hiện?
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top