Đúng là có nhiều cách để "chống điểm mù" như dán gương cầu lồi, lắp camera quan sát... nhưng quan trọng nhất vẫn là kỹ thuật lái, tôn trọng luật giao thông & ý thức của từng lái xe. Thực ra mật độ giao thông ở Việt Nam không thể cao được vì nhiều lý do: đk đường xá, mật độ quá lớn, các loại xe cùng lưu thông trên 1 làn, hệ thống đèn báo/cảnh báo, cách phân luồng... và quan trọng nhất là ý thức chấp hành luật của người tham gia giao thông. Vì vậy tốc độ xe chỉ có thể chạy tương đối cao ở đường trường & khu vực ngoài đô thị. Nhưng tai nạn vẫn xảy ra ngay cả khi ta đi trong đô thị nếu không có kỹ thuật lái & không tôn trọng luật giao thông. Một trong những ví dụ điển hình là ai cũng muốn vượt lên trước bất kể là đang đi xe đạp, xe máy hay ô tô, cứ có khoảng trống trước mặt là vượt lên = được, ngay cả khi xe đằng trước đang có tín hiệu rẽ/chuyển làn đường (không tính chuyện trời quá nắng nên ko nhìn được đèn signal), nói chung luật giao thông & chấp hành luật ở nhà mình còn nhiều điều phải bàn. Điều này sẽ gây nhiều tai nạn đáng tiếc nếu chúng ta, đặc biệt là người lái ô tô nói riêng, cùng lưu thông trên hệ thống đường công cộng mà không lường trước được tình huống. Kể cả xe được trang bị các hệ thống tối tân nhưng người lái xe vẫn là chính, phải có cái đầu "lạnh" (nhất là trong những ngày nóng bức) để phán đoán và xử lý tình huống + kỹ năng lái (cái này cần có nhiều"giờ bay" trên đường). 1 trong những kỹ thuật đơn giản nhất được áp dụng là:
1. Quan sát 3 gương cùng mọi thứ chuyển động quanh ta trước khi rẽ hoặc chuyển làn.
2. Bật signal trước khi rẽ/chuyển làn trước 5-10 giây để cho mợi người xung quanh nhìn thấy & biết được ta định làm gì.
3. Nếu đi trong nội thành: giảm tốc độ từ từ (nếu ko muốn bị đâm vào sau xe) lúc đó đèn phanh & đèn signal sẽ có tác dụng cảnh báo. Nếu chạy đường trường: giữ nguyên hoặc tăng hoặc giảm tốc độ tùy theo mật độ lưu thông, tốc độ xe cùng chiều, khoảng cách đoạn đường từ lúc bật đèn tín hiệu cho đến lúc rẽ hoặc chuyển làn.
4. KHÔNG bật signal lên là rẽ ngay vì rất nguy hiểm (cái này ai cũng biết).
5. CHẮC CHẮN là những người cùng tham gia giao thông với mình nhìn thấy hoặc nhận biết được tín hiệu mình đưa ra, KHÔNG BAO GIỜ cho rằng là họ đã nhìn thấy "đèn" signal của mình hoặc "HIỂU" ý định của mình: cái này rất khó thực hành ở Việt Nam.
6. Trước khi rẽ/chuyển làn: NGOÁI ĐẦU NHÌN/LIẾC SANG TRÁI/PHẢI thật nhanh để đảm bảo lần cuối cùng là ko có xe nào rơi vào trong "điểm mù" mà ta ko nhìn thấy được. Rất nhiều trường hợp ta đã bật signal lên rồi, đã quan sát ko có ai đằng sau cả & khi chuẩn bị rẽ thì giật mình vì có 1 xe nào đó vọt lên ngay bên cạnh, và tai nạn sẽ xảy ra nếu ta ko quan sát kỹ. Động tác rướn người lên nhìn gương cũng rất tốt vì ta có thể quan sát được rộng hơn.
Nếu lái ở Việt Nam thì ta có thể dùng còi xe để cảnh báo cho mọi người xung quanh, nhưng còi xe lại ko được mọi người chú ý lắm vì ở đâu cũng có tiếng còi, mọi lúc mọi nơi nên nó quá nhàm đối với chúng ta
.
7. Sau khi CHUYỂN làn an toàn KHÔNG tắt signal ngay, chỉ tắt sau khi xe chạy được 3-5 giây. Điều này cũng góp phần làm giảm tai nạn đáng kể vì rất nhiều lái xe lơ đễnh, hoặc đang điện thoại, hoặc đang mải tìm nhà... sẽ không để ý thấy đèn signal, mà họ tạt ngay xe vào cùng làn đường mà ta vừa chuyển sang xong.
Trường hợp RẼ thì signal sẽ tự tắt sau khi tay lái trở về vị trí lái thẳng, còn nếu signal của các bác mà ko tự tắt sau khi rẽ thì có 1 cách duy nhất là thẳng đường tới garage mà tiến
.
Trên đây là 1 số kinh nghiệm bản thân khi lái xe trong & ngoài nước cùng trao đổi với các bác. Hy vọng các bác lái xe an toàn hơn. Cảm ơn.