- Biển số
- OF-28309
- Ngày cấp bằng
- 4/2/09
- Số km
- 3,184
- Động cơ
- 510,689 Mã lực
Đúng cụ ạ , bây giờ xác định cái gì cũng cần có cơ sở Khoa học chứ không nói theo cảm tính được. Chẳng biết chắc chắn bên trong là cái gì mà nói cứ như đúng rồi !Lấy đâu ra mẫu đối chứng hả cụ
Thời trần, vùng Yên Tử là thánh địa của PG, điển hình đã hình thành Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử. Mang đặc thù riêng của ViệtNam.Khu di tích Yên Tử - Quảng Ninh mới phát hiện được 2 hũ kim loại được cho là đựng tro cốt từ thời Trần.
Liệu có phải là kim hũ đựng xá lợi của Đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông?
Nếu phát hiện là đúng thì có lẽ là điềm lành khi hậu thế chúng tìm thấy được di cốt của ngài để phụng thờ bảo vệ được chu đáo hơn.
Phát hiện hai hũ kim loại cổ ở Yên Tử
Trong lúc gia cố các trụ tời tại khu vực ga 3 cáp treo Yên Tử, TP Uông Bí, đơn vị thi công phát hiện hai hũ kim loại cổ.vnexpress.net
Phát triển môn phái của Ngài cũng tốt nhưng giờ thì chỗ Ngài tu đã thành cái chợ... xây chợ đào cả hài cốt của ngài lên thì vui sao được.Em nghĩ chỗ ngài chọn để tu và cũng là để phát triển phật học chứ không phải chỉ đơn thuần là "xa lánh thế gian" đâu. Thế hệ con cháu phát triển thiền phái của ngài nảy nở không chỉ trong nước mà còn phát triển cả ở nước ngoài thì ngài phải mừng chứ ạ?
Người tu hành không chấp nhất chuyện ồn ào đâu cụ. Ngồi ở núi cũng là tu, ngồi ở chợ cũng là tu. Ngài nằm trong đất, dưới gót chân người đi thì vẫn là phật, đưa ngài lên ngai cao thì vẫn là phật.Phát triển môn phái của Ngài cũng tốt nhưng giờ thì chỗ Ngài tu đã thành cái chợ... xây chợ đào cả hài cốt của ngài lên thì vui sao được.
Thế giờ làm sao xasc định được là Ng ài? Nhờ các nhà ngoại cảm chăng?Không phải động mồ động mả đâu ạ. Vì một số nơi được cho là mộ của Ngài vẫn đang được bảo vệ rất tốt mà không tổ chức khai quật.
Việc tình cờ phát hiện ra khi cải tạo công trình mà. Chứ biết cái mả ở đó thì ai đào làm gì?
Từ trước tới giờ chưa ai biết chính xác vị trí an táng của Phật Hoàng ở chỗ nào cả. Mọi nghi ngờ hay phỏng đoán chỉ dựa trên tư liệu lịch sử ít ỏi.
Việc tình cờ phát hiện ra được coi là may mắn, chứ không để Ngài nằm bơ vơ trên đồi không ai biết thì cũng tội.
Em có chuyên môn để xác định đâu cụ. Nên chỉ phỏng đoán thôi.Thế giờ làm sao xasc định được là Ng ài? Nhờ các nhà ngoại cảm chăng?
sợ lại giống ấn đền Trần ở Thái Bình.
Có khi nào ông sư đó học Bách Khoa?Giờ nếu cụ nào thực sự thích khám phá, tìm hiểu về lịch sử Trúc lâm thì nên leo từ sườn Tây Yên Tử. Còn rất nhiều di tích cổ thậm chí hoang phế nhưng đó thực sự là những thánh tích từ thời Trần xuyên suốt thời gian.
Năm 2011, em và vài người bạn đã theo hướng dẫn của 2 người đi rừng địa phương, leo từ phía Bắc Giang lên. Thực sự không biết tả ra sao nhưng với em, em cảm thấy ngập chìm tronh cả 1 pho sử Phật Giáo Trúc lâm nói riêng và VN nói chung. Đã gặp nhưng am, thất nhỏ mà vẫn được các nhà tu hành thời nay dùng. Quang cảnh hết sức đơn sơ, giản dị. Hỏi 2 người đi rừng hướng dẫn thì họ nói có những người chỉ gặp 1 lần, lần sau vào là họ đã rút sâu nữa vào rừng, tránh giao tiếp. Dân đi rừng thỉnh thoảng để gạo, muối, dầu ăn để cúng dường....
Tới đoạn gần lên tới đỉnh, đường đi cực khó thì cách đó khoang 500m có 1 cái lều lợp lá, bọn em gắng tiếp cận thì gặp ( có lẽ cơ duyên) 1 nhà tu hành trẻ, người này vô tình biết em từ những năm 200x, do cậu ta ( à nên gọi là sư Ông mới đúng) lúc đó là kế toán cho cômg trường bạn em là chủ nhiệm tại Nam Đồng. Em cũng nghe phong phanh đã đi tu vì hồi đó, bản thân nc em cũng thấy cậu này có căn quả đi tu kho chỉ ăn chay dù bọn em nhậu nhẹt ngay bên cạnh.
Rất vui khi 2 bên nhận ra nhau, thực sự là duyên cơ. Em quan sát thì túp lều đơn sơ, lợp lá rừng, chỉ có 1 ban thờ Phật đơn giản, không điện không nước. Em hỏi ăn uống ra sao thì được trả lời, thỉnh thoảng dân gặp thì cúng tí gạo tí muối còn lại là tự trồng và vặt rau rừng để ăn.
Gian bếp ( gọi là bếp cho oai) là 1 túp lều nhỏ cách đó hơn chục mét, chỉ có 3 ông đầu rau, 2 cái nồi và 1 hũ muối, chai tương! Em nể quá, vái 3 vái và xin góp chút gọi là nhưng cậu ta lắc đầu, em quay sang nhờ 2 ông kia là cầm tiền, nếu lần sau đi rừng thì mua hộ ít gạo muối.
Giờ thì không biết cậu ta đã thế nào vì em chưa có tgian đi lại từ hướng đó nữa.
Vầng giá mà đội ý ko đi mà hạ cánh an toàn, rồi cài cắm lính lác ở lại, thì tốt hơn nhiều ruiMồ mả đang yên đang lành lại đi đào lên
Còn nhớ gương dàn lãnh đạo NĐ khóa trước, đang yên đang lành lại đi làm dự án nạo vét sông dẫn đến động long mạch nên đi là loạt.
Gớm đến các cụ tổ 7-8 đời nhà mình bi giờ còn chả biết mộ ở đâu, nữa là ông vua từ đời tám hoánh !Tội cho thế hệ con cháu chứ cụ. Biết tiền nhân ở đâu thì vẫn an ủi hơn nhiều là không chứ.
Màu nhìn mới thế kia lấy đâu ra đời Trần
Họ nhà em đến em là thế hệ thứ 15. thì các cụ tổ từ đời thứ 1 đến giờ vẫn còn phần mộ và được chăm sóc hàng năm mà cụ. Còn trước đó nữa là chịu, không biết là ai, từ đâu đến làng định cư. Đi tìm đi hỏi nhưng cũng không có thông tin gì.Gớm đến các cụ tổ 7-8 đời nhà mình bi giờ còn chả biết mộ ở đâu, nữa là ông vua từ đời tám hoánh !
Khéo lo chuyện bao đồng.
Cao Biền là tướng và phù thủy của giặc. Cụ lại đem so với Phật. Đến chán.Em thì lại dự là một vài năm sau lại có những sự tích ly kì rùng rợn như vụ bờ kè sông tô lịch năm hào, haizzz…
Thiền phái Trúc Lâm bắt nguồn từ chùa VN ở BG cụ ạThời trần, vùng Yên Tử là thánh địa của PG, điển hình đã hình thành Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử. Mang đặc thù riêng của ViệtNam.
Đa sô thiền sư sau khi nhập diệt thì dều làm lễ hỏa táng. và bình đựng tro cốt thì không thiếu.
chỉ là do thời gian bị thất bát mất đi nhiều, khiến cho bình tro cốt càng hiếm thôi
Cụ có cơ duyên hơn người đấy. Chỉ là không nhận ra ngay lúc ấy thôi.Giờ nếu cụ nào thực sự thích khám phá, tìm hiểu về lịch sử Trúc lâm thì nên leo từ sườn Tây Yên Tử. Còn rất nhiều di tích cổ thậm chí hoang phế nhưng đó thực sự là những thánh tích từ thời Trần xuyên suốt thời gian.
Năm 2011, em và vài người bạn đã theo hướng dẫn của 2 người đi rừng địa phương, leo từ phía Bắc Giang lên. Thực sự không biết tả ra sao nhưng với em, em cảm thấy ngập chìm tronh cả 1 pho sử Phật Giáo Trúc lâm nói riêng và VN nói chung. Đã gặp nhưng am, thất nhỏ mà vẫn được các nhà tu hành thời nay dùng. Quang cảnh hết sức đơn sơ, giản dị. Hỏi 2 người đi rừng hướng dẫn thì họ nói có những người chỉ gặp 1 lần, lần sau vào là họ đã rút sâu nữa vào rừng, tránh giao tiếp. Dân đi rừng thỉnh thoảng để gạo, muối, dầu ăn để cúng dường....
Tới đoạn gần lên tới đỉnh, đường đi cực khó thì cách đó khoang 500m có 1 cái lều lợp lá, bọn em gắng tiếp cận thì gặp ( có lẽ cơ duyên) 1 nhà tu hành trẻ, người này vô tình biết em từ những năm 200x, do cậu ta ( à nên gọi là sư Ông mới đúng) lúc đó là kế toán cho cômg trường bạn em là chủ nhiệm tại Nam Đồng. Em cũng nghe phong phanh đã đi tu vì hồi đó, bản thân nc em cũng thấy cậu này có căn quả đi tu kho chỉ ăn chay dù bọn em nhậu nhẹt ngay bên cạnh.
Rất vui khi 2 bên nhận ra nhau, thực sự là duyên cơ. Em quan sát thì túp lều đơn sơ, lợp lá rừng, chỉ có 1 ban thờ Phật đơn giản, không điện không nước. Em hỏi ăn uống ra sao thì được trả lời, thỉnh thoảng dân gặp thì cúng tí gạo tí muối còn lại là tự trồng và vặt rau rừng để ăn.
Gian bếp ( gọi là bếp cho oai) là 1 túp lều nhỏ cách đó hơn chục mét, chỉ có 3 ông đầu rau, 2 cái nồi và 1 hũ muối, chai tương! Em nể quá, vái 3 vái và xin góp chút gọi là nhưng cậu ta lắc đầu, em quay sang nhờ 2 ông kia là cầm tiền, nếu lần sau đi rừng thì mua hộ ít gạo muối.
Giờ thì không biết cậu ta đã thế nào vì em chưa có tgian đi lại từ hướng đó nữa.
Cụ ở đâu sj ? Dòng họ, tên, năm đến (thời đầu) ???Họ nhà em đến em là thế hệ thứ 15. thì các cụ tổ từ đời thứ 1 đến giờ vẫn còn phần mộ và được chăm sóc hàng năm mà cụ. Còn trước đó nữa là chịu, không biết là ai, từ đâu đến làng định cư. Đi tìm đi hỏi nhưng cũng không có thông tin gì.
Học TC KT cụ ạ.Có khi nào ông sư đó học Bách Khoa?