nhà Tông la yếu nhất trong lịch sử mà. thua Liêu, thua nhà Kim, thua Đại Việt, rồi bị Mông Cổ thôn tính. Phim Khựa suốt ngày khen nhà Tống hùng mạnh đúng là tự sướng dân tộc chi co người Hán la nhất.
Em đọc internet thì thấy trận
Lý Thường Kiệt đánh Tống là hào hùng nhất. Trận đánh phủ đầu của Đại Việt trước nhà Tống làm chậm lại dã tâm của nhà Tống và là nền tảng của chiến thắng trong trận chiến về sau.
Hoàn cảnh lịch sử
Trải qua 3 triều vua Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông và Lý Thánh Tông, nước Đại Việt phát triển ổn định, khá vững mạnh.
Ở phương bắc, nhà Tống từ khi thành lập (năm 960) đã phải khắc phục những hậu quả do thời chia cắt Ngũ đại Thập quốc để lại. Ngoài việc đánh dẹp các nước cát cứ, nhà Tống phải đối phó với nước Liêu của người Khiết Đan lớn mạnh ở phương bắc. Đến thời Tống Thái Tông, dù dẹp hết các nước trong Thập quốc nhưng nguy cơ uy hiếp từ phía nhà Liêu vẫn luôn tiềm ẩn với nhà Tống.
Sang thời Tống Nhân Tông, nhà Tống lại bị thêm sự uy hiếp của nước Tây Hạ của người Đảng Hạng phía tây bắc mới nổi. Nhà Tống phải cống nộp nhiều của cải và bị mất nhiều phần lãnh thổ cho Liêu và Tây Hạ. Trong nước, triều Tống bị rối loạn bởi những cải cách của Vương An Thạch.
Chủ trương tiến đánh các nước phía nam Trung Quốc để giải tỏa các căng thẳng trở thành một chiến lược của nhà Tống.
Ý định nam tiến của Tống
Từ năm 1070,
Vương An Thạch chú ý đến phương nam và muốn lập công ở ngoài biên, tâu lên vua Tống rằng:
"Giao Chỉ vừa đánh Chiêm Thành bị thất bại, quân không còn nổi một vạn, có thể lấy quân Ung Châu sang chiếm Giao Chỉ."
Năm 1073, vua Tống Thần Tông phái Thẩm Khởi làm Quảng Tây kinh lược sứ lo việc xuất quân. Thẩm Khởi đặt các doanh trại, sửa đường tiếp tế, phủ dụ 52 động thuộc Ung Châu sung công các thuyền chở muối để tập thủy chiến. Nhà tống tăng cường binh lực, tiếp tục điểm dân, tích lương, đóng chiến thuyền, luyện tập thủy binh và cấm người Đại Việt sang đất Tống buôn bán vì sợ bị do thám.
Đại Việt ra tay trước
Tuy Tống cố gắng giữ bí mật, nhưng tình báo của Đại Việt vẫn nắm được ý đồ của quân Tống. Đặc biệt, năm 1073, một tiến sỹ nhà Tống là Từ Bá Tường vì không được trọng dụng nên đã thông báo với nhà Lý. Bởi thế Đại Việt đã nắm được khá đầy đủ tình hình chuẩn bị chiến tranh của nhà Tống.
Trước tình hình đó, thái úy Đại Việt là Lý Thường Kiệt cho rằng:
Ngồi yên đợi giặc sao bằng đánh trước để bẻ gãy mũi nhọn của nó
Chủ trương thực hiện một chiến lược đánh đòn phủ đầu, Tiên phát chế nhân. Ông quyết định mở trận tiến công quy mô sang đất Tống.
Đại Việt đánh đòn phủ đầu
Thái úy Đại Việt là Lý Thường Kiệt chủ trương thực hiện một chiến lược đánh đòn phủ đầu nên quyết định tập trung quân bắc tiến.
Năm 1073, Lý Thường Kiệt đã tập trung nhiều quân ở biên giới.
Năm 1074, Vua Tống được tin nhà Lý tụ binh, báo gấp cho Tô Giám, dặn rằng nếu Đại Việt tấn công Ung Châu thì phải kiểm quân cố thủ, không được khinh địch. Đại Việt tính rằng quân Tống có vào Đại Việt tất phải qua Ung Châu theo đường bộ và qua các cửa biển Khâm Châu và Liêm Châu theo đường thủy nên họ quyết tâm phá trước các cứ điểm này của người Tống.
Năm 30/12/1075, Châu Khâm bị chiếm.
Thành Ung kiên cố lại có Tô Giám là tướng giỏi, nên quân Đại Việt đánh phá hơn 40 ngày không hạ được. Sau, quân Đại Việt bắt dân Tống, sai lấy túi đất đắp vào chân thành để leo lên đánh. Ngày 01/03/1076, sau 42 ngày kiên cường kháng cự, thành Ung thất thủ. Tô Giám tự sát. Quân Đại Việt giết hết dân trong thành, tổng cộng 5 vạn người. Lý Thường Kiệt ra lệnh tiêu hủy thành lũy, phá kho tàng dự trữ trong vùng Tả Giang và lấy đá lấp sông chặn đường cứu viện của quân Tống.
Đại Việt rút quân
Việc nhà Lý đánh các châu Liêm, Khâm và Ung, thành công tiêu diệt khoảng 7-10 vạn quân và dân nhà Tống, và bắt được hàng ngàn người đem về Đại Việt cùng nhiều của cải. Sau khi hoàn thành mục tiêu phá hủy các căn cứ hậu cần của đối phương, quan quân nhà Lý rút về nước.
Biến cố Vương Thạch An
Như các cụ đã biết, tể tướng Vương Thạch An là người khởi xướng việc đánh chiếm Đại Việt nhưng đồng thời đề ra chính sách cải cách kinh tế, dựng ra các phép về tài chính và quân binh. Thật không may, các đề án này gặp phải sự chống đối rất lớn từ tầng lớp quý tộc đến dân chúng. Đợt hạn hán, mất mùa năm 1074-1075 đã làm cho dân chúng điêu tàn. Cộng thêm nước Tống bị tổn thất rất nhiều từ những cuộc xâm lược của Tây hạ đã làm cho những kế hoạch của Vương Thạch An bị đổ bể.
- 06/1074 Vương Thạch An từ chức
- 03/1075 Vương Thạch An hồi triều nhưng bị hàng ngàn người kéo tới nhà phản đối
- 10/1076 Vương Thạch An lại bị phế chức, trong thời gian đó ông còn bị đâm và bị khép vào 7 tội lớn. Và ông ấy về vườn từ đây.
Như vậy, trận đánh phủ đầu của Lý Thường Kiệt thành công là nhờ:
- Thiên thời: Nước Việt đang mạnh và ổn định sau 3 đời vua Lý; Nước Tàu thì vừa chiến tranh tàn phá lại hạn hán cộng thêm các chính sách mới nhiều bất ổn.
- Địa lợi: Nước Việt đang có quan hệ hòa hoãn với phía nam và quan hệ tốt đối với họ Nùng phên dậu giữa Đại Việt và Tống; Nước Tàu thì lại chiến tranh phía bắc liên miên, ý tưởng củng cố phía nam mới nảy sinh thì Đại việt đã phủ đầu.
- Nhân hòa: Chắc các cụ đã nghe bài Nam quốc Sơn hà của Lý Thường Kiệt rồi nếu đọc lại trận đánh này thì các cụ sẽ biết thêm bài hịch luận tội nhà Tống làm cho dân Tày, Nùng (là dân Choang) ở khu vực hai thành kia không những không cản bước ông mà còn ủng hộ ông khi hành quân trên đất giặc; Trong khi đó bên nhà Tống, Vương Thạch An là tổng công trình sư của dã tâm đánh Đại Việt đã bị te tua trên nhiều lĩnh vực vào đúng 2 năm chiến tranh này.