[TT Hữu ích] Dịch sách siêu cổ: Bổ An Nam dị lược đồ ký

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,196
Động cơ
698,614 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
7. Lượng 諒 (người dịch không khảo cứu được ở đâu)

8. Vũ Định 武定
(nay là 1 phần của Lào Cai và Vân Nam, TQ)

9. Vũ An 武安 (nay là 1 phần Nam Định, Hải Phòng, Thái Bình)

10.Tô 蘇 (nay thuộc Quảng Ninh, Hải Dương, 1 phần Hải Phòng)

11.Mậu 茂 (nay là 1 phần của Hà Giang, Tuyên Quang)

12.Ngu Lâm 虞林 (không rõ ở đâu)
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,196
Động cơ
698,614 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
13.Phụ chép Giao Châu

Vốn là quận Giao Chỉ thời thuộc Tùy, năm 622 gọi là Giao Châu, trị sở đặt tại huyện Giao Chỉ. Năm 825 trị sở đổi làm Tống Bình. Giao Châu gồm có 8 huyện:

Tống Bình 宋平: như thời thuộc Tùy, (nay là phía nam sông Hồng và sông Đuống, gồm trung tâm Hà Nội và các huyện Hoài Đức, Thường Tín Hà, Thuận Thành, Khoái Châu).

Năm 621, đổi Tống Bình làm Tống Châu, tách từ huyện Tống Bình đặt thêm 2 huyện Hoằng Giáo và Nam Định. Năm 623 đổi gọi Tống Châu là châu Nam Tống. Năm 627 bỏ châu Nam Tống lấy 3 huyện Hoằng Giáo, Hoài Đức và Giao Chỉ cho vào huyện Tống Bình được khôi phục lại, còn huyện Giao Chỉ đổi thành châu Nam Từ.

Tại huyện Tống Bình có 3 tòa thành có vai trò quân sự quan trọng: 1. là thành đô hộ phủ, 2. là thành cũ trên sông Tô Lịch và 3. là Tử Thành.

Nam Định 南定: Vốn thuộc vào Tống Châu, năm 621 tách ra đặt huyện riêng. Năm 770 thì bỏ huyện này, tới năm 789 lại đặt lại huyện Nam Định. (Nay vị trí là phần đất tỉnh Bắc Ninh ở phía nam sông Đuống).

Thái Bình 太平: Vốn là huyện Long Bình. Năm 621 [Đường Cao Tổ] đặt tên là Long Châu, đặt 2 huyện Nghĩa Liêm và Phong Khê gồm vào, châu trị tại Nghĩa Liêm. Năm 623 đổi gọi là châu Nam Long. Năm 627 [Đường Thái Tông] bỏ châu và bỏ huyện Nghĩa Liêm, lấy huyện Phong Khê vào Phong châu, mang huyện Long Bình vào huyện Tống Bình. Từ năm 712 đổi tên là huyện Thái Bình. (Nay là vị trí là phần đất huyện Quốc Oai, Phúc Thọ).

Giao Chỉ 交趾: Năm 622 [Đường Cao Tổ] tách đất Tống Châu đặt huyện Giao Chỉ và Hoài Đức. Năm 627 [Đường Thái Tông] lấy 3 huyện Hoằng Giáo, Hoài Đức và Giao Chỉ cho vào huyện Tống Bình, còn huyện Giao Chỉ đổi thành châu Nam Từ. (Nay vị trí là phần đất huyện Đan Phượng).

Chu Diên 朱鳶: Năm 621 đặt Diên Châu có huyện Vũ Lăng và An Định. Năm 627 bỏ châu và bỏ An Định để gồm làm huyện Chu Diên. (Nay là vùng Hải Dương và huyện Tiên Lữ, khoảng giữa sông Thái Bình và sông Hồng).

Long Biên 龍編: Năm 621 đặt Long Châu tại đây gồm 2 huyện Vũ Ninh và Bình Lạc. Năm 627 bỏ châu và 2 huyện này, đặt huyện Long Biên lệ [thuộc] vào Tiên Châu; sau đó lại bỏ Tiên Châu cho các đất cũ thuộc về huyện Long Biên. (Nay vị trí là các huyện Tiên Du, Từ Sơn và Quế Võ tỉnh Bắc Ninh).



Bình Đạo 平道: Năm 621 đặt Đạo châu có 3 huyện Bình Đạo, Xương Quốc và Vũ Bình. Năm 623 đổi là châu Nam Đạo, sau lại đổi là Tiên Châu. Năm 636 bỏ Tiên Châu lấy huyện Quốc Xương nhập vào huyện Bình Đạo. (Nay vị trí là huyện Đông Anh).

Vũ Bình 武太: Tức huyện Long Bình thời thuộc Tùy. Năm 621 đổi là Vũ Bình, nằm trong Đạo Châu. (Nay là các huyện phía tây sông Đáy thuộc tỉnh Hà Tây cũ).
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,196
Động cơ
698,614 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Phụ chép: Các châu Ki mi
Tại An Nam đô hộ phủ có tới 58 châu Ki mi (trong đó 18 châu lệ vào Châu Phong, mới khảo được 43 Châu), người Tây Âu, người Lão, người Thoán:


1. Nam châu南州.
2. Tích châu 昔州.
3. Đông châu東州.
4. Tư Nông châu 鉏儂州
5. Lâm Tây châu 林西州
6. Long châu 龍州 (nay là huyện Long Châu khu tự trị Choang TQ, giáp Cao Bằng)
7. Môn châu 門州
8. An Đức châu 安德州
9. Quy Hóa châu 龜貨州 (nay là 1 phần Phú Thọ, Sơn La, Sơn Tây và Lào)
10. Vũ Văn châu 宇文州
11. Đô Kim châu 都今州
12. Lộc châu 祿州 (thuộc Lộc Bình, Lạng Sơn)
13. Kim Long châu 今龍州
14. Kim Quách châu 今崞州
15. Cam Đường châu 甘棠州 (nay là Lào Cai)
16. Lạng châu 諒州 (nay là Lạng Sơn và 1 phần Nam Ninh, TQ)
17. Nam Bình châu 南平州 (nay là Nam Quan và 1 phần lớn Nam Ninh, TQ)
18. Kha Phú châu 軻富州
19. Đề Thượng châu 諦上州
20. Vi châu 圍州
21. Vũ Lục châu 宇六洲
22. Tây Bình châu 西平州
23. Thượng Tư châu 上鉏州
24. Long Vũ châu 龍宇州 (nay thuộc Ngô Châu, khu dân tộc Choang, Quảng Tây)
25. Tân An châu 新安州 (nay thuộc Yên Bái)
26. Vũ Định châu 武定州 (nay là huyện Vũ Định, tỉnh Vân Nam)
27. Tư Lăng châu 思陵州
28. Phàn Đức châu 樊德州
29. Nam Đăng châu 南鐙州 (nay thuộc Văn Bàn và 1 phần Lào Cai)
30. Tây Nguyên châu 西原州
31. Tư Quách châu 思郭州
32. Thử châu 暑州
33. Dư châu 與州
34. Đức Hóa châu 德化州
35. Quận châu 郡州
36. Quy châu 媯州
37. Bình Nguyên châu 平原州 (Nay là Hòa An và 1 phần tỉnh Cao Bằng)
38. La Phục châu 羅復州
39.Lang Mang châu 郎邙州
40. Vạn Kim châu 萬今州 (Nay thuộc Hòa Bình và 1 phần Mỹ Đức)
41. Kim Bưu châu 今郵州
42. Tín châu 信州
43. Thiêm Lăng châu 僉陵州
 

Pilota

Xe điện
Biển số
OF-308865
Ngày cấp bằng
22/2/14
Số km
4,678
Động cơ
346,623 Mã lực
Cụ Đốc cho em xin bản mềm được không ạ? Em chuyển vào máy đọc sách cho dễ đọc. Cám ơn cụ!
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,196
Động cơ
698,614 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Phủ thành từ phía đông sang biển phía nam dài hơn 400 dặm (nguyên văn: 里 lý, đơn vị đo lường cổ TQ, khoảng 500m), có những con đường đi ngang qua núi dài hơn ngàn dặm, nhiều hang núi sâu thăm-thẳm, trở thành sào huyệt trú ngụ của những người hung-tợn, thuộc 6 nhóm giống người man di ở rải rác. Có 21 khu vực lân cận rất đông-đúc, được cai-quản bởi 21 người có uy-tín.

Xuôi theo đường thủy từ phía Tây sang phía Nam thông với xứ Chân Bồ (biên giới giữa Chăm Pa và Chân Lạp, nay là Bà Rịa-Vũng Tàu), Đại Thực Chi Quốc [ 1 vùng lãnh thổ A-rập theo Hồi Giáo tồn tại từ khoảng năm 632-1258, vị trí hiện tại gồm Ấn Độ, iran, iraq, và vùng Trung Đông). Đi theo đường bộ từ phía Tây sang phía Bắc là đến phần tiếp giáp với Nữ Quốc (1 quốc gia cổ, bây giờ là khu vực cao nguyên Thanh Hải-Tây Tạng và vùng Kashmir thuộc TQ), ở đây có rất nhiều giống người Ô -Man (một thuật ngữ chung để chỉ các bộ tộc phía tây nam Trung Quốc thời cổ đại. Trong các triều đại nhà Tùy và nhà Đường, có trình độ phát triển xã hội thấp hơn các nhóm ở Đồng bằng Trung tâm), từ xưa đến giờ chẳng có nhà trọ hay đồn canh trong suốt cả chặng đường hành trình dài dằng dặc, chỉ biết đi trên đường cho đến khi nào giày mòn đến độ ngón chân thò ra ngoài, cứ mải miết đến khi nào mơ thấy điềm có gió thổi mới xác-định được vị trí, nghe tiếng chó sủa gà kêu biết rằng mình đã đi qua 21 nước, y phục, đồ ăn thì tùy cơ mà ứng biến vậy, đại khái là trao-đổi lẫn nhau. Những người cai-quản trong [ những xứ này] đều hung-dữ, phần đông ăn nói rất lớn, móng chân [ giao nhau] như con thú trên núi [ nguyên văn: 山蹄 sơn đề], họ khoác lên người những tấm vải trùm, đầu xõa tóc và đều xăm mình, họ cà và đục [ lỗ] xuyên qua răng, tiếng nói của họ nghe rất kì lạ nhưng lại quyến rũ như tiếng chim kêu, cặp mắt của họ thì nhìn rất là gian xảo, nói chung là nhìn [ họ] rất kỳ lạ. Nằm, ngồi xổm rất phóng-túng, uống rượu bằng lỗ mũi.

Nhiều người dân dùng da báo quấn quanh người chứ không mặc đồ gì khác, lấy vỏ mai rùa che chỗ kín trên cơ thể, đập dập cây bông làm áo khoác [mùa đông]. Con trai thì phần lớn mặc áo vỏ cây được đập nát ra rồi hấp chín, loại áo vỏ cây này tinh-xảo, mềm-mại không kém gì tơ lụa.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,196
Động cơ
698,614 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Cụ Đốc cho em xin bản mềm được không ạ? Em chuyển vào máy đọc sách cho dễ đọc. Cám ơn cụ!
Tí nữa hết bài em gửi các cụ bản mềm nhé, các cụ down về đọc
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,196
Động cơ
698,614 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Người ta lợp nhà bằng cây tre trúc trông như cánh chim. Việc sinh và nuôi dưỡng con cái được cả vợ và chồng cùng lo lắng, khi [con cái] trưởng thành thì cả cha và con đều tranh nhau??? [ không rõ là tranh nhau cái gì?]. Việc này được truyền từ đời này sang đời khác như là chuyện thông thường. Xứ này cũng không có nghề trồng dâu nuôi tằm, chỉ duy nhất là dệt vải gai nhiều màu sắc thành từng tấm nhỏ. Mùa nóng thì đa phần mặc áo choàng mỏng, vạt áo trước ngắn hơn và buộc chéo vào nhau, áo này chỉ là 1 tấm liền chứ không khâu lại [ như bên TQ]. [ Xứ này] không có gạo để ăn [nguyên văn 不粒而食 bất lạp nhi thực], người chết cũng không có tang phục, việc hôn-nhân cũng không cần người mai-mối. Khi có việc chiến tranh thì sử dụng đao. Ốm đau bệnh tật không dùng thuốc. Dựa vào địa thế hiểm-trở [ quân triều đình không đến được], nhiều người tự xưng là tù trưởng, hào trưởng.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,196
Động cơ
698,614 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Do cách quá xa triều đình nhà Hán, đến thời nhà Tùy, người [ Giao Chỉ] nhiều lần nổi dậy ở biên ải, quân [ nhà Tùy] phải vất vả đi xa đánh dẹp, tướng nhà Tùy họ Mã sau khi đánh dẹp [ Lý Phật Tử] bèn đo đạc và phân chia địa giới, sử dụng lại con cháu của quan tổng quản, mưu kế này làm cho sóng yên biển lặng. Đầu niên hiệu Hàm Thông咸通 [ niên hiệu của Đường Ý Tông 唐懿宗, 860-874], có ngựa chạy về đưa tin xấu, quân phản loạn giết chết nhiều quan quân, buộc lòng triều đình phải đánh dẹp chặt đầu được nhiều. [ Tháng 11 Âm Lịch năm 860, Đường Ý Tông đổi niên hiệu thành Hàm Thông năm thứ nhất, xá thiên hạ. Trong những năm này, quân Nam Chiếu liên tục quấy phá vào vùng biên, ban đầu Nam Chiếu liên kết với người dân nổi dậy ở An Nam đô hộ phủ công phá quận Giao chỉ, Đô hộ Lý Vũ phải bỏ trốn. Mãi đến giữa năm 861, triều đình phái Vương Khoan là Kinh lược sứ cùng với thổ quân của Lý Vũ hợp sức mới bình dẹp được. Nhưng ngay sau đó, Nam Chiếu lại tấn công vào Ung châu và bao vây nơi này. Sang năm 862, Nam Chiếu lại tấn công vào An Nam một lần nữa. Triều đình phải ra lệnh cho Thái Tập dẫn 30.000 quân tới giải nguy cho An Nam thì người Man mới tạm lui].
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,196
Động cơ
698,614 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Chim cú mèo bay sát mặt nước kêu, chim diều hâu bay là là sát mặt đất, lợn bị trói kêu ầm ĩ, người ta dùng ngựa kéo xe đi trên những con đường đầy bùn đất. Người dân rất hung-ác, đánh đập động vật tàn-nhẫn, thậm chí họ sẵn sàng đâm cổ giết nhau, lại cũng rất dâm-tà, nhìn thấy [ người đẹp] là nuốt nước bọt [ trong cổ]. Tuy thế, người [ Giao Chỉ] lại sẵn lòng ra tay cứu giúp nhau mỗi khi ai đó trong tình-cảnh nguy khốn.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,196
Động cơ
698,614 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Tiên đế [ tức là Đường Ý Tông] lấy Kim Hoài Hải thái úy (tức là Cao Biền 高駢, còn có các tên tự khác là Thiên Lý 千里, Lạc Điêu thị ngự 落雕侍御, Cao Thái úy 高太尉, Cao vương 高王, tước Yên quốc công 燕国公, Bột Hải quận vương 渤海郡王, một nhân vật chính trị, người đầu tiên trở thành Tiết độ sứ của trị sở Tĩnh Hải quân trong lịch sử Việt Nam. Cao Biền nổi tiếng là thầy phong thủy, đã trấn yểm nhiều long mạch nước ta) phong tước Công, uy quyền rất lớn, coi việc chính ở thượng đô, đắp thành phòng ngự như nhà Tần, trừ diệt quân giặc cướp, người tài đều đến quy-phục dưới xe, [ vua sai] xuất hành đến trị-an nước An Nam, [ Cao Biền] bèn thỉnh-cầu [ nhà vua] cho mình ra trấn-yểm vùng Long Biên, [ Cao Biền] lập thân từ tài dùng binh, diệt trừ chim diều hâu [ ý nói quân trộm cướp], dâng sớ muốn trừ diệt tận gốc thì phải đập nát từ trong trứng, còn đối với dân đen, việc vỗ về trị-an không gì hơn là làm cho họ có đủ thịt mà ăn, có áo để mặc ấm.
 

Tập Lái 2019

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-610860
Ngày cấp bằng
21/1/19
Số km
2,749
Động cơ
148,744 Mã lực
補安南錄異圖記

Bổ An Nam lục dị đồ ký

Tác giả: Thôi Trí Viễn 崔致遠

Vài lời ngỏ


Cách đây 1.139 năm, năm 882, có 1 người Triều Tiên đã đến Việt Nam, lúc bấy giờ còn dưới sự cai trị của chính quyền nhà Đường, và cũng vẫn dưới thời kỳ 1000 năm Bắc thuộc.

Người đó chính là Thôi Chí Viễn, ông đến nước ta với mục đích xác lập địa đồ, ghi chép về địa lý, bổ xung những điều còn thiếu sót, xác định lại ranh giới các châu, huyện được phân chia từ các triều đại phong kiến Trung Hoa từ trước, rồi dâng lên cho Cao Biền.

Cao Biền là ai? Ông ta là một tướng lĩnh nhà Đường, một nhân vật chính trị, người đầu tiên trở thành Tiết độ sứ của trị sở Tĩnh Hải quân trong lịch sử Việt Nam.

Người ta đồn đại rất nhiều về ông ta, nhưng chủ yếu về những điều xấu xa ông ta đã làm ở Giao Chỉ, và, cái tài năng pháp thuật trấn yểm các long mạch, cưỡi diều giấy đi khắp nơi xem địa thế, rồi trận đồ trấn yểm sông Tô Lịch, xây thành Đại La, đặc biệt với câu thành ngữ: “Lẩy bẩy như Cao Biền dậy non”, ám chỉ việc Cao Biền có nuôi 100 âm binh để phục vụ mục đích này. Để nuôi đủ 100 âm binh Cao Biền nhờ một bà hàng nước mỗi ngày thắp một nén hương. Khi thắp đủ 100 nén hương trong vòng 100 ngày sẽ gọi dậy được đủ 100 âm binh. Nhưng bà lão nước Nam đã phá âm mưu của Cao Biền bằng cách thắp cả một lượt 100 nén hương trong vòng 1 ngày. Kết quả là âm binh của Cao Biền đã dậy đủ 100. Nhưng vì không đủ ngày, các âm binh đều lẩy bẩy đi không vững, nên không có tác dụng.

Những điều ấy có thật không? Qua những dòng ghi chép của Thôi Chí Viễn chúng ta sẽ biết ít nhiều đấy là sự thật.
Đầu tiên là vụ 100 nén hương ko phải do bà hàng nước phá âm mưu. Mà là bà ấy hoặc đứa con/ người nhà ku Biền quên nên thắp sai.
Thứ hai, đợi cụ úp hết bổ cứu.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,196
Động cơ
698,614 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
[ Cao Biền] cho đắp thành [ Đại La], gồm nhiều bức tường thành mỏng, dùng gạch đá xếp chồng lên nhau, ở giữa là đài chỉ huy có cắm cờ, thành rất lớn, trong thành có đến vạn hộ dân sinh sống.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,196
Động cơ
698,614 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Xứ này có nhiều con mọt ăn gỗ, nhiều khi [ thợ mộc] bị trách oan vì làm cho gỗ không thẳng, [ Cao Biền] cho đào những con đường [ để chở lúa], xưa kia, khi đến mùa gặt lúa là bọn kẻ gian bên ngoài hay vào cướp bóc, từ khi làm những con đường này đã chấm dứt việc bọn gian ác bên trong thành làm nội-ứng, tất cả những việc [ cướp bóc] này làm cho An Nam mắc họa lớn. Công [ tức Cao Biền] bèn quyết định đánh dẹp bọn trộm cướp không còn một mống thì thôi, Công [ Cao Biền] lấy cớ quân giặc cướp giết chết người hiền lương vùng Nhật Nam, làm cho con cháu của họ khốn cùng, Công dâng biểu [ xin nhà vua] cho xuất quân đánh giết hết sạch bọn trộm cướp. Sau đó cho xây dựng nhiều đền Mẫu Lôi Công (雷公 là một nhân vật trong thần thoại Trung Quốc với vai trò Thần Sét, là chồng của Điện Mẫu tức là mẹ điện, hai người thường cùng nhau tạo ra sét và chớp trong những trận mưa) tượng gỗ được tạc ở ngoài khu vực và những con đường triều đình quản lý được.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,196
Động cơ
698,614 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
[ Tôi] thấy xứ này núi thiêng nước thuận [ nguyên văn: 山靈水若 sơn linh thủy nhược], nằm gần biển lớn, đất đai màu mỡ, mặt trời soi xuống, những làn hơi nước bốc lên long lanh như những làn sóng. An Nam cũng học vẻ sợ uy của Thiên Triều, nhưng người dân cũng tôn thờ những vị thần có công khai-mở nơi này, mọi người cố gắng truyền cho nhau từ xa đến gần cố gắng gìn-giữ [ tiếng nói, và văn hóa người Việt, ở đây tác giả không dám nói thẳng nên viết tránh].
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,196
Động cơ
698,614 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
[Người An Nam] rất thích thú khi tuyệt giao với những giống người man di, những quân do thám, trộm cắp đến từ phía Bắc, [ con cháu] nhiều người Hán trước đây đến [ Giao Chỉ] làm lính thú đều có tâm-trạng phiền muộn, [ Cao Biền] bèn phụng mệnh [ nhà vua] cho chiếu chỉ triệu vời đến, cấp cho thuyền để trở về [ TQ], đi đường gặp những giống người hung tợn man di ở biển, tuyệt không dám uống rượu để đền ơn báo đáp.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,196
Động cơ
698,614 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Cách xa nơi vua [ Đường] ở, [ Cao Biền] thỉnh cầu được lập đền thờ vua [ dù đang sống], làm cho mọi người dân đều biết làm điều thiện, điều chính nghĩa ở mọi nơi. Với những kẻ gian ác thì chặt đầu, còn ở nơi xa thì cố gắng dụ bảo, chẳng bao lâu sau, dân chúng [ đều tỏ ra lương thiện] thấy ngựa như dê mà không lấy, lệnh ban ra cứ nghĩ con kiến bằng con voi [ ý nói sợ lệnh chính quyền đô hộ nhà Đường].
Người ta nhìn chân để xem xét ai đó có thuộc giống dân tứ di (Tứ di 四夷 là thuật ngữ miệt thị hình thành từ thời nhà Chu để chỉ các bộ lạc dân tộc ngoài Trung Nguyên cổ đại bao quanh Trung Quốc, coi "Trung Quốc" là "nước ở trung tâm" và người ở đó được coi là người đã giáo hóa văn minh, còn xung quanh bốn phương là Tứ di: man, di mọi rợ. Vùng đất khởi phát của người Trung Quốc là vùng Hoa Hạ 華夏, và là nguồn của các thuật ngữ Trung Hoa, người Hoa. Người ở phương đông gọi là Đông Di 東夷, phương tây gọi là Tây Nhung 西戎, phương Nam gọi là Nam Man 南蠻, và phương Bắc gọi là Bắc Địch 北狄, trong đó các chữ tượng hình chỉ các nhóm này đều có phần biểu thị "sâu bọ thú vật", ví dụ họ khuyển -chó. Ngày nay chữ Hán đã lược bỏ phần biểu tượng này đi) hay là một người khách, một người chăn nuôi gia súc, tức là những hạng người này nếu không có nhiệm vụ sẽ không được đến trị sở [ của chính quyền].
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,196
Động cơ
698,614 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Khi thời tiết mát mẻ, quân đội viễn chinh, quan lại [ nhà Đường] sẽ tham dự việc thao luyện quân theo phép tắc từ đời nhà [ Đông] Ngô [ nhà Đông Ngô thời Tam Quốc là triều đại quản lý nước ta], tập như thường lệ và có thêm mục là sử dụng bản đồ, điểm danh, ghi vào sổ những điều khác thường, theo thứ tự: bao lâu thì xem xét được thăng bổ nếu làm tốt, xem tận mắt cảnh chém đầu, làm bài thi về trách nhiệm sự vụ của mình. Dĩ nhiên dựa trên nguyên-tắc lấy điều tín-nghĩa để lan truyền tín- nghĩa, từ đó lựa chọn ra người xứng đáng, rồi xem xét kỹ những bài viết thi trước, sau đó [ Cao Biền] ban lời ngợi khen:
- Kẻ ngu muội nơi trị sở lấy làm lạ, các vị đều là người tài giỏi mà đến trị sở đây đều tinh-thông Lục Hợp [ 六合, nghĩa là Trời, Đất, Đông, Tây, Nam, Bắc] như trong lòng bàn tay mình, há có người nào bỏ đi cho được. Ý chí các vị nhiều như thịt chuột vạn cân, như râu tôm dài 1 trượng [ 3,33m], hiểu thấu toàn bộ Nam Bắc mọi nơi, cả lục căn [ 六根 sáu căn, thuật ngữ Phật giáo gồm: nhãn 眼 mắt, nhĩ 耳 tai, tị 鼻 mũi, thiệt 舌 lưỡi, thân 身 thân, ý 意 ý. Nhà Phật cho phần căn 根 là năng 能, phần trần 塵 là sở 所. Như: mắt trông thấy sắc, thì mắt là năng, mà sắc là sở]. Cả thổ sản của cải nhà đất ruộng nương. Giảng giải rõ ràng những điều mà từ trước đến nay còn nghi-hoặc, biết phân-định rõ ràng tính nết từng con vật trong bầy, như hiểu từng tiếng chim kêu trong đàn. Lòng chân thực không như chân người [ Giao Chỉ]???
 

comiki

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-504527
Ngày cấp bằng
13/4/17
Số km
20,707
Động cơ
3,262,319 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em đợi bản mềm của Cụ Đốc rồi in ra để đọc.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top