V
Mồng 4 tháng 2, Hôm mồng 3 [tháng hai], nửa đêm Du được thả về; hôm mồng 4, Du rời nhà khi trời còn tảng sáng, về đến nhà lúc xế chiều. Đến lúc canh hai, bị giục đi, không kịp sửa- soạn mang theo hành lý, và cũng không có thời giờ viết thư gửi gia đình. Chỗ cư- ngụ của Du không có người canh giữ, bạn bè thân thiết không dám nhận lời ủy -thác, về sau Du bị mất trộm cũng vì vậy.
Mồng 5 tháng 2, Hôm mồng 5, Du trước hết đi Hán Nê ( là một trạm nằm trên đường bộ và đường biển giữa Hội An và Dinh Cát ở Quàng Trị ngày nay, có lẽ là Cửa Hàn), quan từ các nơi tề tựu, đến nửa đêm, có lệnh truyền dẫn Du đi, cấm những người khác không được đi cùng. Đến nơi, các quan cứ ngồi yên, không giữ lễ. Sau khi Du đã đi vào chỗ ngồi hàng trên (thượng tọa), quan sai hỏi:
- Tệ Chúa (敝主chữ này theo tiếng Hán có nghĩa là Đại Vương) cho gọi (nguyên văn là 徴 trưng, hàm ý xấc xược, coi mình là Thiên Tử) các học giả, ông nghĩ thế nào?
Du mới đáp:
- Thiên tử mới được dùng chữ "trưng", cho dầu Đại vương có lấy được hết đất Đông Kinh (tức là Thăng Long, chỉ miền Bắc của chúa Trịnh) đi nữa thì cũng phải xin lại ngôi vị đó từ Trung Quốc, bất quá chỉ là vua một nước chư hầu ( nguyên văn: 矦王 hầu vương) của một vùng đất hoang mới chiếm, làm sao có thể dùng được chữ "trưng”?
Quan sai gật đầu nói:
- Phải! Phải! Phải! (chữ này bình thanh, tiếng Hán là: 是 "thị! thị! thị!”) tám chín lần liên tiếp.
Quan sai hỏi:
- Cống sĩ so với cử nhân và tiến sĩ, bên nào lớn hơn?
Du đoán ý của viên quan là xem trọng tiến sĩ, vì trước đó Du đã từng bị một vị tiến sĩ đến đó làm nhục. Du mới nhân cơ hội phản công, trả lời:
- Quý quốc không hiểu ý nghĩa cùa việc thi cử nên mới hỏi như vậy. Cống sĩ là biệt danh của cử nhân, bởi vậy người ta thường nói: “Cống sĩ của khoa... gì đó”. Giữa cống sinh và cử nhân tiến sĩ cũng có khác biệt, nhưng vấn đề không phải chỗ lớn nhỏ. Ở triều đình nước chúng tôi lúc đầu trọng “cống”, kể từ đời Thành Hóa (1465) và Hoằng Trị (1488) [nhà Minh] lại trọng thi cử, như vậy là có hai cách. Ngay như cống sinh cũng đã bất- đồng: có tuyển cống, có ân cống, có bạt cống, có tuế cống, có chuẩn cống, lệ cống cao thấp khác nhau. Theo chế độ trong nước vào lúc ban đầu, ngoại xá thăng lên nội xá, nội xá thăng lên thượng xá, khi sức học được tích trữ lần lượt sẽ được nhận vào Suất Tính đường ( theo Kinh Lễ, thiên Trung Dung, Suất Tính đường có chức năng gần giống như Quốc Tử Giám). Một khi đủ điểm, những người giỏi sẽ được cử vào làm trong cung (nguyên văn: 宮占Cung chiếm), thầy dạy học (nguyên văn:坊誘Phường dụ) những người thành tích kém hơn (nguyên văn:劣 liệt) ra làm Khoa đạo ( nhà Minh có 15 Đạo trong các viện, có nghĩa là các chức quan như: Chỉ Lục khoa cấp sự trung của Đô Sát viện hoặc Giám sát sứ Thập ngũ đạo), Gián quan (viên quan có bổn phận can ngăn vua khi thấy vua có lỗi lầm). Hoặc cũng có những nhân tài vốn làm về thuế hộ, những người hiền lương phương chính, hay những bậc học giả lão thành, được phong làm những chức lớn hơn. Trịnh Thực ( quê Mân Huyện đời Tống, đỗ Tiến sĩ dưới triều Quang Tông, sau làm đến Hình bộ Thị lang) lúc mới ra đã làm Bố chánh, Nghiêm Chấn ( quê Lam Đình đời Đường, tự là Hà Văn. Có công dẹp nội- loạn, được phong làm Hộ bộ Thượng thư. về sau được phong Bằng Dực Quận vương) khi mới mặc áo quan lần đầu tiên đã làm đến Thượng thư. Khi mới đỗ tiến sĩ, hoặc dược bổ làm Tả úy, so với cống sinh thì thấp hơn nhiều. Duy vào đời Thành Hóa, vì ngân sách bảo vệ biên thùy thiếu hụt, nên mới cho các bác sĩ (chỉ chung những người học rộng), học trò trẻ cùng những thường dân tuấn tú đóng thóc để được nhận vào Thành quân ( nghĩa là chỉnh thành những chỗ thiếu sót và làm quân binh những chỗ chưa đạt). Sau đó chế độ đóng thóc được bãi bỏ, bắt đầu từ đó chỉ coi trọng thi cử, nhưng vẫn có người muôn giữ cân bằng, chủ trương đồng thời “dùng ba lối một lần”( nguyên văn:三 徒並用 tam đồ tịnh dụng, câu này hơi khó dịch); nhưng rốt cuộc, chỉ có thi cử được trọng".
Lại có người hỏi:
- Làm thế nào để thu chọn sĩ phu?
Du đáp:
- Quan lại đời nhà Chu do Khanh đại phu tiến cử hoặc do các nước chư hầu triều công Thiên tử. [Những người này] được phong là Tư mã tức Tiến sĩ; từ Tư mã thăng lên Tư đồ, tức Tuấn sĩ. Sau đó, xét theo đức-độ để ban tước, theo năng-lực bổ-nhiệm làm quan-quả là một chế độ ưu-việt.
Đời Hán dùng cách tuyển chọn. Những thí sinh được tiến cử trả lời 10 câu hỏi về Kinh Thi, nếu làm được 5 câu thì được cho đỗ - cách tuyển chọn này gần với đời nhà Chu nhất. Nhờ vậy tuyển chọn được nhiều người, và những học giả thông hiểu kinh sách này được kính trọng ở triều đình.
Đời Đường bắt sĩ tử thi làm Phú và làm thơ theo niêm luật ( nguyên văn: 律詩 luật thi, đây là kiểu làm bài thơ phải theo cách thức có sẵn, tức thơ Đường luật, kiểu như Thất ngôn bát cú, hay Thất ngôn tứ tuyệt, tuân theo các câu như: Đề, Thực, Luận, Kết…, theo cách gieo vần Bằng, Trắc….), bắt đầu hỏi về những điều có tính cách chạm trổ vẽ vời, những người sĩ tử có chí khinh thị lối thi cử này.
Đời Tống bắt sĩ tử thi làm luận sách, ngoài ra còn cho thi Minh Kinh, Binh Pháp (Thao Kiềm, tên gọi tắt 2 cuốn là Lục Thao và Ngọc Kiềm, là sách dạy Binh pháp ) Hoằng Từ (tên một môn thi chọn quan lại đời Đường, giống như Bác học Hoằng từ, gồm có các loại: Văn hiến Thông khảo, Tuyển cử khảo, Hiền lương phương chính) , Mậu Tài ( người tài, còn là tên 1 môn thi chọn cử sĩ, phải giải thích được Kinh Thư của thánh nhân. Hán Vũ Đế cho thi 4 loại, vừa học vừa hành, ai giỏi được tuyển dụng. Đời Đường có 6 loại: Tú Tài, Minh Kinh, Tiến sĩ, Minh Pháp, Thư, Toán. Đến dời Tống Thần Tông bỏ Minh kinh, dùng Kinh Nghĩa, Luận sách làm tiêu chuẩn chọn cử sĩ).
Trường một, làm 3 bài giải- thích về Tứ Thư và 4 bài về (Ngũ)Kinh, cộng lại 7 bài. Trường hai, một bài Luận, 1 bài về Chiếu biểu, 5 bài về Phán. Người đỗ thi Hương, thủ khoa, gọi là Giải Nguyên, sau đó là Kinh Khôi, những người khác là Cử Nhân. Người đỗ thi Hội, thủ khoa là Hội Nguyên, sau đó là Hội Khôi, những người khác là Tiến sĩ. Thi Đình có một đề về sách, quan Ma-khám tiến trình, quan Đài tư đọc quyển, Thiên Tử ra đề. Đỗ đầu đệ nhất giáp gọi là Trạng Nguyên, đỗ thứ hai gọi là Bảng Nhãn, đỗ thứ ba gọi là Thám Hoa. Đệ Nhị giáp và Đệ Tam giáp gọi là Tiến sĩ và Đồng Tiến sĩ xuất thân. Đỗ nhiều thì có 400 người, đỗ ít thì 300 người. Lúc đầu mới có thi cử, chỉ lấy có 100. Bốn khoa thi Hương mở vào các năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu. Bốn khoa thi Hội mở vào các năm Thìn, Tuất, Sửu, Mùi.
Hỏi:
- Nếu vậy thì tại sao lại có Trạng nguyên Khoa Quý Tị?
Du trả lời rằng:
- Vì Hoàng đế Vĩnh Lạc phải thân- chinh đi đánh giặc, Hoàng Thái tử làm Giám quốc ở Nam Đô [Nam Kinh], Thái Tôn làm Giám quốc ở Bắc Kinh, vì sợ hiềm tỵ nên hai người không muốn trực-tiếp đứng ra chọn người, bởi vậy mới đình lại, khoa thi Nhâm Thìn vì thế mới trở thành khoa Quý Tị.
Có người nói:
- Phải! Phải! Phải!
Một người bên cạnh nói:
- Thái sư đúng là văn-võ toàn tài.
Du trả lời:
- Ở đây nhân quý vị hỏi tôi mới trả lời, bất quá chỉ là những chuyện cổ- kim trong lòng bàn tay. Người mà không có sách nào mà chẳng đọc, ngoài ra còn biết dùng binh giỏi mới gọi là văn- võ toàn tài. Còn tôi không dám nhận danh- hiệu đó.