[TT Hữu ích] Dịch sách cổ : Doanh Nhai Thắng Lãm- Chăm Pa phong thổ ký

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,727
Động cơ
434,776 Mã lực
Em thì thấy trong lịch sử VN chưa bao giờ giỏi làm ăn thương mại. Buôn bán chủ yếu là người nước khác đến buôn bán. Còn trong lịch sử phong kiến không thấy có doanh nhân hay thương nhân nào nổi bật. Có lẽ vì nền sản xuất của VN yếu kém.
Do vua cả thôi, mấy nghìn năm vua nào cũng chỉ làm cái lễ đi cày với cúng lúa là hết, chả thấy ông nào đi săn bắn, kể cả bắn gà, cũng không ông nào phượt pheo đi nhầm sang nước bạn như kiểu Richard Lion heart mải đi tẩn nhau đến nỗi em phải làm vua hộ.
Không có máu phiêu lưu thám hiểm thì buôn bán nỗi gì.
Ít có máu đấy thì đoán là do ... đói quá, mấy ông Lê Như Hổ, Bùi Cầm Hổ gì mới xơi mấy nồi cơm đã tý sạt nghiệp địa chủ, thế mà đòi ăn thịt thì khéo bị thịt quách đỡ tốn.
Cái này không phải do sản xuất kém mà sản xuất mỗi lúa, không biết chăn nuôi và xơi cá biển nên con người nó lành và nhỏ nhẹ, cứ loanh quanh váy bu cháu cho an toàn ;))
Có khi thế lại bền.
 

Clear

Xe tăng
Biển số
OF-479346
Ngày cấp bằng
27/12/16
Số km
1,041
Động cơ
210,969 Mã lực
Lúc tác giả này đến Chăm Pa thì có thể vương quốc có nhiều tiểu quốc nhỏ đấy cụ, hình như thuyền là phương tiện giao thông chính hay sao? Có vẻ dân Chăm Pa khá giàu có, nhưng dân Vn chả sang buôn bán trao đổi gì.
Họ là những nhánh người di cư, từ Ấn độ qua dựng Indo, Malaysia, úc châu...rồi đến cư ngụ lập quốc từ Hà tĩnh trở vào, tiếp đó vòng lên tạo Cambodia, Laos, Thailand, Mianma... Cả một khu vực rộng lớn đều được khai hoá bởi những người này, vậy nên khoa học kỹ thuật cũng như giao thương của họ rất phát triển, họ di cư bằng tàu lớn vượt biển, mỗi tàu chứa được vài con voi cùng bò, ngựa..., luyện kim phát triển. Thời bấy h các nước châu âu, dưới 1 vua cũng chia làm rất nhiều vùng nhỏ, mỗi vùng có lãnh chúa... Giao chỉ quận thời đó vẫn như xưa, dân tình đói nghèo, lạc hậu, chiến tranh giữa các bộ tộc triền miên, tranh giành ngôi lãnh chúa thường xuyên nên không có được giao thương là phải. Mãi đến đời cụ Nguyễn Ánh, với ánh sáng văn minh của người Pháp, khai phá đường biển, đường sông, đường bộ, rồi tách được quận Giao chỉ khỏi China, đặt tên riêng trên bản đồ Thế giới, mới tạo nên tuyệt đỉnh văn hoá, thương mại nhất vùng 1 thời, đến độ mãi về sau cho đến nay, nhiều cường quốc còn thèm muốn
Qua lời dịch của cụ, em thấy quả thật họ là những người rất giỏi, đã tạo nên các đế chế. Họ vẫn cống nạp China đều vì China thường dẫn Giao chỉ đánh cướp họ, và vì họ cũng thường xuyên nhân cơ hội Bắc triều lục đục mà đem quân ra cướp của các chế Giao chỉ, nhưng là để dằn mặt thôi chứ bao lần ra mà cũng chẳng có gì để cướp(vườn không, nhà trống, đi suốt từ Hà tĩnh đến kinh thành, cũng chỉ thấy cảnh nghèo đói, hoang tàn), chiếm cũng không được bởi china hết lục đục tranh vương là nó rảnh tay trừng phạt, họ mạnh mẽ và tàn bạo trên chiến trường đến độ China phải luôn đưa các binh tướng tài, giỏi, tàn bạo đến trấn giữ vùng Hà tĩnh(các tướng này sau đều vọc đuôi tôm, tiền trảm hậu tấu xưng vương, chưa kịp xin thì đều bị oánh cho toè mỏ).
Họ cũng đã tạo nên sự suy tàn liền ngay tạo nên các đế chế, nên khi họ lớn mạnh nhất, cũng là lúc bắt đầu bên kia của vực suy tàn. Cuối cùng, chính họ góp phần công lớn lao cho bắc triều và Giao chỉ xoá sổ họ phần lớn, cô lập phần còn lại. Từ ngàn đời nay, nỗi kinh sợ lớn nhất của dân châu á vẫn luôn là từ China. Singapore là nơi lấn sân của người China mới đây nhất. Indonesia sau vụ thảm sát quá đỗi kinh hoàng người china thì có vẻ tạm dừng bước. Tham vọng lớn thì chỉ chết dân.
 
Chỉnh sửa cuối:

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,259
Động cơ
701,360 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Từ ngôi làng thứ 2 đi về phía Nam, thuyền đi chừng độ nửa ngày đường, sẽ đến Tô Lỗ Mã Ích, một hải cảng quan trọng của không chỉ xứ này mà cả các nước phiên thuộc. Từ cửa cảng, dòng nước nhờ nhờ chảy ra, bãi biển đầy cát và nông điều này làm cho thuyền lớn khó mà cập bến được, muốn dỡ hàng, họ dùng thuyền nhỏ chuyển hàng từ thuyền lớn xuống. Đi thêm hơn 20 lý (cỡ hơn 10km) là đến [ trung tâm] Tô Lỗ Mã Ích, tên người dân bản xứ gọi là Tô Nhi Bá Nha [ tác giả phiên âm tiếng CHăm Pa, bây giờ không rõ địa danh nào], có 1 vị trưởng thôn quản lý trông coi mọi việc, quản lý hơn 1000 hộ gia đình. Người Trung Quốc cũng có, họ ở xen lẫn với người bản địa. Gần bến cảng có 1 cù lao, cây cối thật xanh tốt đẹp mắt, có đến hàng vạn con khỉ đuôi dài ở trên cù lao, có 1 con khỉ đực già mặt đen làm đầu đàn, đi cạnh 1 bên [ con khỉ đầu đàn] là 1 người bà già người bản xứ, không hiểu số kiếp sao [lại lấy khỉ]? Những người phụ nữ trong xứ này nếu không có con thừa tự sẽ chuẩn bị cơm, hoa quả, bánh trái các loại đem đến để dâng cho con khỉ già. Nếu con khỉ già vui mừng, nó sẽ ăn những thứ được dâng, đồ ăn còn dư thì những con khỉ sẽ tranh nhau ăn hết, sau đó sẽ có 2 con khỉ 1 đực và 1 cái tiến ra trước biểu lộ lòng biết ơn, và những điều này thực linh nghiệm. Người phụ nữ [ dâng đồ ăn này] khi về nhà liền có thai, nếu không làm như vậy thì sẽ không có thai được. Tôi thấy điều này quá ư kỳ quái.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,259
Động cơ
701,360 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Từ Tô Nhi Bá Nha ta lên thuyền nhỏ đi 70 đến 80 lý là đến một bến cảng nơi thông thương buôn bán gọi là Chương Cô [ không rõ chỗ nào bây giờ?]. Thuyền cập cảng, ta lên bờ đi về hướng Tây Nam chừng nửa ngày là đến kinh thành xứ Mãn Giả Bá Di [ tức là trung tâm tiểu quốc Vijaya], nhà vua sống tại đây. Kinh thành này có chừng 200 hộ gia đình sinh sống, có 7 hoặc 8 vị tù trưởng trợ giúp quốc vương cai quản công việc.

Khí hậu ở đây nóng như mùa hè, ngày dài đêm ngắn. Lúa nước cấy mỗi năm được 2 vụ, hạt gạo nhỏ và có màu trắng, có cây vừng, cây đậu các loại, còn đại mạch, tiểu mạch đều không có. Thổ sản có cây tô mộc [còn có các tên gọi khác là vang, tô phượng, vang nhuộm, co vang, mạy vang (danh pháp hai phần: Caesalpinia sappan), là một loài thực vật thân gỗ nhỏ, cao khoảng 5-10 mét, cho gỗ rất rắn, có màu đỏ nâu ở phần lõi và trắng ở phần ngoài, được tìm thấy ở khu vực Đông Nam Á. Gỗ của nó trong tiếng Anh gọi là brezel wood. Gỗ tô mộc đã từng là một trong các mặt hàng chủ yếu trong buôn bán giữa người Nhật Bản và người khu vực Đông Nam Á thời trước], gỗ đinh hương, đàn hương trắng, nhục đậu khấu, cây bồ đề [nguyên văn 蓽撥, tiếng Phạn: Pippala. Tiếng Pàli: Assatha, phiêm âm: Tất bát thụ. Cây Tất bát la, loại cây thân cao, thuộc họ dâu, mọc nhiều ở Trung Ấn độ. Vì đức Thích Ca đã Giác Ngộ ở gốc cây này nên thường gọi là Bồ đề thụ], hồ tiêu dài [còn gọi là Tiêu lốt, tiêu dài, tiêu lá tím, tất bạt, trầu không dại là dây leo có hoa thuộc chi Hồ tiêu. Cây tiêu lốt được trồng để lấy quả làm gia vị và làm thuốc chữa bệnh], mèo rừng, gỗ lim, rùa, đồi mồi. Có nhiều loài chim như vẹt, gà mái lớn, chim vàng anh xanh đỏ, chim vàng anh ngũ sắc, chim sáo Myna [ một loài chim thuộc họ chim sáo. Đây là một nhóm chim chuyền có nguồn gốc từ miền nam châu Á, đặc biệt là Ấn Độ, Pakistan và Bangladesh] chúng có khả năng bắt chước tiếng người rất giỏi, chim trĩ, đảo quải điêu [ 倒掛鳥, một loại chim thuộc họ vẹt với bộ lông sáng màu, đỏ và xanh lá cây, với cái mỏ móc, bàn chân ngắn và móng vuốt dài, nó hay đậu lộn ngược, ngay cả vào ban đêm], bồ câu ngũ sắc, chim công, sẻ thông đầu đen, sẻ trân châu, ngoài ra còn nhiều giống chim câu màu xanh khác . Nhiều loại thú kỳ lạ như hươu trắng, các loài vượn trắng. Vật nuôi có dê, lợn, bò, ngựa, gà, vịt, nhưng tôi không thấy lừa và ngỗng.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,259
Động cơ
701,360 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Về hoa quả, có chuối, dừa, cây mía, sen đá, dưa hấu, măng cụt, và các loại khoai khác nhau. Những loại quả như măng cụt giống như dạng quả lựu, vỏ dày, có 4 miếng bên trong như thịt màu trắng, có vị ngọt hơi chua, ăn rất ngon. Cây mía to, có vỏ dày màu trắng, mỗi đốt mía dài khoảng 20 đến 30 cm. Có nhiều loại dưa, cà khác nhau, rau xanh rất phong phú, tôi không thấy ở đây có cây đào, mận, và cây hẹ.

Người dân ở đây không ngủ trên giường hay ngồi ghế, khi ăn uống họ cũng không dùng thìa. Nam nữ đều ăn trầu, ăn suốt ngày trên miệng đỏ cả ra, khi [ nào] muốn ăn cơm, họ phải xúc miệng với nước để khử mùi trầu cau đi. Vào bữa ăn, họ rửa 2 tay thật sạch và lau khô ráo, cả nhà ngồi quây quần với nhau, bày thức ăn ra đĩa, chan nước súp hoặc dầu cà ri được nấu sền sệt, người ta dùng tay bốc thức ăn đưa vào miệng, bốc từ giữa đĩa đi.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,259
Động cơ
701,360 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Người dân ở đây không ngủ trên giường hay ngồi ghế, khi ăn uống họ cũng không dùng thìa. Nam nữ đều ăn trầu, ăn suốt ngày trên miệng đỏ cả ra, khi [ nào] muốn ăn cơm, họ phải xúc miệng với nước để khử mùi trầu cau đi. Vào bữa ăn, họ rửa 2 tay thật sạch và lau khô ráo, cả nhà ngồi quây quần với nhau, bày thức ăn ra đĩa, chan nước súp hoặc dầu cà ri được nấu sền sệt, người ta dùng tay bốc thức ăn đưa vào miệng, bốc từ giữa đĩa đi, nếu khát thì người ta sẽ uống nước để nguội. Người ta cũng không pha trà khi có khách đến nhà, thay vào đó, chỉ lấy trầu cau để mời.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,259
Động cơ
701,360 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Xứ này phân chia người ra làm 3 đẳng cấp, đẳng cấp thứ nhất là người Hồi [ Hồi], họ là những người các nước Tây Phiên hoặc thương nhân đến đây buôn bán và lưu trú lại [tức là những thương nhân Ấn Độ, Ả Rập, Ba Tư…và các nước Hồi giáo khác], y phục, đồ ăn đều thuộc hàng thượng-đẳng và tinh-tế. Đẳng cấp thứ hai là người Trung Quốc, phần nhiều là dân Quảng Đông, Phúc Kiến [ nguyên văn: 漳, tức là Sông Chương 漳江, bắt nguồn ở Phúc Kiến. Còn gọi là Cửu Long giang 九龍江], cũng có người ở những vùng khác nữa bỏ chạy khỏi quê [ Trung Quốc] sang đây cư trú. Đồ đạc sinh hoạt trong nhà hàng ngày của họ rất đẹp và sạch sẽ, đa số họ cải sang Hồi Giáo và nhận thụ giới, đồng thời cũng đổi cách ăn theo kiểu Hồi Giáo. Đẳng cấp thứ 3 là những người bản xứ, dung mạo nhìn rất xấu và đen, đầu thì tóc bù xù trông như đầu vượn, đi chân đất, họ rất sùng tín đạo quỷ [ tác giả bôi bác Bà La Môn]. Sách của nhà Phật [ở đây] nói rằng xứ này vẫn còn ma quỷ, tức là vùng đất của ma quỷ vẫn còn ở đó???.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,259
Động cơ
701,360 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Tôi phải nói rằng người dân [ bản xứ] về chuyện ăn uống và một số món ăn của họ thật là gớm-ghiếc và bẩn như là côn trùng, rắn, kiến và các loại khác, họ bắc lửa nấu qua loa, thậm chí chưa chín hẳn mà đã ăn. Gia súc nuôi như là chó, đôi khi ăn cùng đồ đựng thức ăn cho người, đêm còn nằm ngủ cùng chủ, chẳng kiêng dè gì hết. Người ta vẫn còn truyền lại câu truyện về ma quỷ từ đời xưa là có con quỷ và ma vương mặt xanh, toàn thân màu hồng và có mái tóc dài màu đỏ rực, chính tại nơi này bọn ma quỷ đã nhập vào thân xác 1 con voi, đến bây giờ nó đã sinh ra hơn 100 con, chúng thường uống máu [ người], rất nhiều người đã bị chúng uống máu và ăn thịt. Thình lình một ngày kia thần sấm giáng 1 tảng đá xuống, có 1 người ngồi bên trong, dân chúng đều kêu là dị thường, người này có sức mạnh nên được tôn làm chủ tướng, tức khắc đi đầu thống lĩnh những người lính tinh nhuệ đuổi con voi đã bị quỷ nhập và cả những con voi con [của nó] mà không làm hại tới chúng, sau này khi [ chúng] được phục sinh [thì] lấy lại răng mới yên ổn. Điều này giải thích tại sao sở dĩ người dân bây giờ lại rất hay hung hăng đến vậy.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,259
Động cơ
701,360 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Theo tục lệ hàng năm có 1 lễ hội đấu thương bằng tre, thường tổ chức vào tháng 10 đầu xuân, người đàn ông sẽ ra lệnh cho vợ ngồi lên 1 cỗ xe hình tháp đằng trước, còn họ sẽ đích thân ngồi trên 1 chiếc xe đằng sau, chiếc tháp trên xe này cao hơn 1 trượng [ 3,33m], bốn mặt đều có cửa sổ và có trục quay bên dưới, xe này dùng ngựa kéo để di chuyển, đến nơi lễ hội được tổ chức, có 2 đường hầm xuống, mỗi người cầm 1 ngọn thương tre, kỳ thực thì những ngọn thương tre này không có lưỡi nhưng cứng và vót rất sắc nhọn. Các đối thủ là nam giới đem vợ đổi cho nhau? [ câu này hơi khó dịch, nguyên văn: 對手男子各攜其妻拏在彼 đối thủ nam tử các hề kì thê noa tại bỉ], các bà vợ cầm trong tay 1 cây gậy ngắn dài 3 xích [ gần 1m] đứng ở giữa. Khi nghe tiếng trống liên tiếp lúc chậm lúc nhanh làm hiệu lệnh, 2 người nam giới cầm thương tiến về phía trước, dùng ngọn thương chiến đấu với nhau đến 3 hiệp. Hai bà vợ cầm cây gậy gỗ dài trong tay, kêu lên: “Na nạt” [ chắc đây là tiếng Chăm Pa], 2 bên bèn rút lui. Giả sử như có một bên bị giết chết, nhà vua bèn ra lệnh cho bên chiến thắng cấp cho gia đình bên bị chết tiền vàng, người vợ của người bị giết sẽ đi theo người thắng trận về nhà, tôi thấy trò thi đấu này với người chiến thắng cứ như là vở kịch vậy.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,259
Động cơ
701,360 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Đối việc các lễ nghi hôn nhân, đầu tiên người con trai sẽ đến nhà cô gái ra mắt bố mẹ, 3 ngày sau sẽ làm lễ đón dâu về nhà, gia đình nhà trai đánh trống đồng và thanh la bằng đồng, thổi kèn dài, đánh trống tre cùng lúc phóng pháo hoa [ nguyên văn : 火銃 hỏa súng], đám rước dâu trước sau đều đeo đoản đao và những tấm bảng hình tròn bọc trong vải nhiễu, cô dâu để tóc xõa xuống thân và đi chân trần, cô quấn quanh mình áo tơ tằm, cô đội khăn che đến trán và dùng 1 tay giữ khăn che 1 phần mặt, cô đeo nhiều đồ quý như vàng, ngọc trai, vòng trang sức, cổ tay đeo vòng trang sức bằng bạc. Cha mẹ, thân bằng cố hữu, hàng xóm đi cùng cặp vợ chồng trẻ, họ ăn trầu, có nhiều vòng hoa kết bằng nhiều loại hoa khác nhau, nếu đám cưới rước dâu bằng thuyền, những chiếc thuyền của bè bạn đưa tiễn cũng được trang-trí cài hoa sặc sỡ rất đẹp, đi cùng thuyền đôi vợ chồng để làm lễ chúc mừng ngày vui. Khi đám rước dâu về nhà trai, người ta đánh thanh la, đánh trống, uống rượu và tấu nhạc vang lừng, mấy ngày mới giải tán.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,259
Động cơ
701,360 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Việc ma chay tang lễ, gia đình nào có bố, mẹ, chồng, hoặc vợ qua đời, các con trai và con gái đầu tiên sẽ hỏi bố mẹ những điều sở nguyện và những lời dặn dò, con cháu của người chết sẽ dựa theo những lời di ngôn này mà đưa tiễn [ và làm đám tang]. Giả sử như [ người sắp chết] muốn được chó ăn thịt, người ta sẽ khiêng xác chết đến bờ biển hoặc ngoài cánh đồng bằng phẳng, vùng đất này sẽ có đến hàng chục con chó đến để ăn thịt người chết, ăn sạch không còn gì là điều tốt, nếu như [ lũ chó] ăn không hết thịt, các con trai và con gái sẽ kêu khóc nhỏ nước mắt thảm thiết, họ sẽ đem số thịt còn dư thừa bỏ xuống nước và trở về. Nếu như có người giàu có hoặc tù trưởng, người tôn quý chết, sẽ có thủ hạ, người thân, thê thiếp …đến trước [ thi hài] chủ nhân và kêu lên: “chúng tôi cùng muốn chết theo”. Đến ngày đưa linh cữu ra khỏi nhà, họ dựng một đài cao bằng gỗ và nhảy vào, bên dưới chất củi thành đống, rồi nổi lửa và chết cháy trong đài gỗ. Người ta quan niệm ngọn lửa thiêu này để báo đáp ân tình của chủ, 2 hoặc 3 người thê thiếp, trên đầu đội vòng hoa, trên người choàng áo hoa ngũ sắc, họ vừa lên đài hỏa thiêu vừa khóc trong 1 thời gian dài, họ sẽ bị ném vào ngọn lửa thiêu đốt, cháy thành tro cùng với chủ nhân mình. Đây là nghi lễ mai táng.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,259
Động cơ
701,360 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Người dân ở xứ này [ Đồ Bàn] thực sự rất giàu có, họ giao dịch buôn bán trao đổi hàng hóa với nhiều nước, tiền [ đồng] Trung Quốc của nhiều triều đại có thể sử dụng được ở đây. Cũng có những người biết chữ [ Trung QUốc] làm nghề thư ký, như là [ soạn và] trông nom những giao kèo có chữ. Ở đây không có giấy bút, người ta dùng mũi dao nhọn khắc lên lá cây giao vĩ [ nguyên văn: 茭葦葉, Giao vĩ diệp], họ cũng có bộ luật thành văn. Chữ quốc ngữ [ tức là chữ Chăm Pa] trông thật đẹp và mềm mại.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,259
Động cơ
701,360 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Phép cân đo đong đếm của họ là mỗi cân [ Chăm Pa] là 20 lượng, mỗi lượng bằng 16 tiền, mỗi tiền bằng 4 cô bang [ đây có lẽ là tiếng Chăm Pa, lại phiên ra tiếng Hán nên không rõ cô bang là bao nhiêu?] 1 cai quan cân được 1 lượng 4 tiền [ cai quan có lẽ là tiếng Chăm Pa, không rõ là bao nhiêu]. Mỗi cân cai quan cân được 28 lượng. Phép đo lường dung tích của họ là cắt khúc tre làm đấu đo gọi là thăng, mỗi thăng bằng 1 cô lạt [ tiếng Chăm Pa, không rõ là bao nhiêu], ấy cũng như Trung Quốc 1 quan thăng bằng 1 cân. Mỗi đấu lần lượt bằng 1 nại lê, 1 cai thăng bằng 8 thăng. Tính ra thì 1 quan đấu bằng 4 thăng 4 lẻ.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,259
Động cơ
701,360 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Mỗi tháng có 15 ngày, 16 [ lần] trăng sáng đêm, có hơn 20 hoặc 30 người phụ nữ tập hợp thành đội, có 1 người phụ nữ đứng đầu, họ nắm lấy cánh tay nhau lần lượt theo thứ tự bước đi chầm chậm dưới ánh trăng và ca hát những lời hát buồn không ngớt, người phụ nữ đứng đầu nhóm sẽ xướng lên 1 câu đầu tiên của bài hát bằng tiếng xứ này [ nguyên văn: 番歌 phiên ca, tác giả dùng chữ phiên với ý coi thường], cả đám đông cùng hát hòa theo đều nhau, họ đi đến những nhà họ hàng, những gia đình giàu có, khi đến cửa thì chủ nhà sẽ tặng cho họ tiền và những vật quý. Việc ca hát này gọi là đi bộ ca hát dưới trăng, [âm nhạc] làm cho cuộc sống vui vẻ vậy.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,259
Động cơ
701,360 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Có 1 hạng người dùng giấy để vẽ các nhân vật, chim, thú, chim ưng, côn trùng vào sách như kiểu 1 dạng sách viết tay. Họ sử dụng 2 cây gỗ cao chừng 3 xích [ gần 1m] là giá vẽ, họ ngồi yên lặng quỳ gối dưới đất và chỉ nhô đầu lên ngắm để vẽ, bức tranh vẽ để phía trên mặt đất, họ đưa ra từng đoạn một của bức tranh, họ hăng say dùng lời nói giọng rất cao để thuyết minh lai lịch, ý nghĩa từng đoạn của bức tranh, đám đông dân chúng ngồi nghe chăm chú, có khi cười lại có khi bật khóc, khi mà lời thoại cứ diễn ra theo từng đoạn tranh.

Người dân xứ này rất ưa chuộng các đồ gốm sứ men xanh trang trí hoa lá của Trung Quốc, họ dùng xạ hương, lụa sống hình hoa, lụa tơ tằm, các loại ngọc trai đổi hàng thay cho dùng tiền để mua. QUốc vương thường sai các từ trưởng dùng thuyền đi các địa phương mua sản vật quý làm đồ cống phẩm cho triều đình.
 

j23

Xe container
Biển số
OF-471375
Ngày cấp bằng
18/11/16
Số km
6,556
Động cơ
4,720 Mã lực
Đợt rồi tìm mấy cuốn về Chăm Pa mà ko có, sách chủ đề này hiếm quá :(
 

a.b.c

Xe hơi
Biển số
OF-127111
Ngày cấp bằng
9/1/12
Số km
169
Động cơ
378,003 Mã lực
Cách làm rượu, họ lấy cơm và trộn lẫn cùng với dược thảo, ủ kín [hỗn hợp] trong một cái bình, và đợi cho đến khi nó thành rượu. Qua thời gian rượu đã chuyển vị ngon, khi muốn uống rượu, theo nguyên tắc họ lấy ống tre nhỏ có đốt dài, vào khoảng ba đến bốn xích chiều dài, cắm nó vào trong bình rượu; sau đó tân khách cùng ngồi, chủ nhà đổ một số nước tùy theo số người uống, và lần lượt hút [rượu] và uống nó một cách trịnh-trọng; khi bình rượu bị uống cạn sạch, họ lại đổ thêm nước và uống tiếp; [việc này họ làm] cho mãi đến khi không còn mùi [rượu] [nữa]; [và] sau đó họ sẽ ngừng lại.

Về việc viết chữ, họ không có giấy hay bút; họ dùng da dê kéo mỏng hay vỏ cây hun khói đen; họ đóng thành lớp và gấp nó lại thành hình một quyển kinh sách, [trong đó], với phấn trắng, họ viết chữ dể ghi lại thành bài văn, bài ký hay các tài liệu khác.
Bác Doctor ơi, đây mô tả như là loại rượu Cần mà bây giờ vẫn bà con dân tộc Tây Nguyên vẫn sử dụng ấy nhỉ.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,259
Động cơ
701,360 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Bác Doctor ơi, đây mô tả như là loại rượu Cần mà bây giờ vẫn bà con dân tộc Tây Nguyên vẫn sử dụng ấy nhỉ.
Rất giống với cách làm rượu cần cụ ạ. Đúng là như vậy.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top