[Funland] Dịch sách cổ : Doanh Nhai Thắng Lãm- Chăm Pa phong thổ ký

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,836
Động cơ
698,295 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Để xác định thời gian ngày tháng [Người Chăm Pa dùng lịch Saka hay kỷ nguyên Shaka tương đương với năm Dương Lịch cộng với 78 ¼ năm và hệ thống Amanta để tính các tháng, hệ thống để đếm từ Mặt Trăng Mới này đến Mặt Trăng Mới kia], họ không có tháng nhuận, nhưng cũng đủ 12 tháng để tạo thành một năm. [Một] ngày và đêm được chia làm mười canh, mỗi canh được điểm bằng tiếng đánh trống. Về bốn mùa, họ xem lúc nở hoa là mùa xuân, và khi lá rụng là mùa thu.

Vào ngày lễ Năm Mới, hoặc ngày sinh nhật của nhà vua, người ta lấy mật của người sống, hòa mật với nước, để nhà vua gội đầu và tắm [trong đó]; các tù trưởng của mọi xứ thuộc Vương quốc sẽ phải thu thập [mật người sống này và] dâng lên nhà vua như tặng vật triều-cống theo nghi lễ. [ Tôi thấy] phong tục này kỳ thực rùng-rợn quá sức tưởng-tượng.
 

wildcat74

Xe điện
Biển số
OF-22272
Ngày cấp bằng
11/10/08
Số km
4,858
Động cơ
574,466 Mã lực
Hoan nghênh cụ Đốc!
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,836
Động cơ
698,295 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Khi nhà vua của vương quốc đã trị vì được ba mươi năm, theo phép tắc, ông sẽ nhường ngôi và xuất gia trở thành 1 tu sỹ [ Bà La Môn hay nhà sư], quốc vương sẽ hạ lệnh chọn hoặc trong các anh em, con trai, và cháu trai quản-lý công việc của đất nước. Nhà vua đi vào trong núi cao rừng sâu, và nhịn ăn và sám hối, ông [chỉ] ăn chay. Ông sống một mình trong một năm. Ông ngẩng mặt thề với Trời và nói:

- Trước đây khi tôi là vua, nếu tôi đã làm điều sai- trái khi còn ở trên ngôi, tôi cầu xin chó sói hay hổ đến xé xác ăn thịt tôi, hay bệnh tật đến hủy diệt tôi.

Nếu, sau khi trải qua trọn một năm, ông không bị chết, ông lại lên ngôi một lần nữa và lại cai quản công việc của đất nước một lần nữa. Dân chúng của xứ sở thừa-nhận ông, gọi ông là “Tích Li Mã Ha Lạt Trát” [ tác giả phiên âm tiếng Chăm Pa là: Sri Maharaja, một tước hiệu bằng tiếng Sanskrit, có nghĩa “vị Chúa Tể Cao Quý Nhất’’] đây là danh hiệu đáng tôn-kính nhất và cao cả nhất.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,836
Động cơ
698,295 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Người dân Chăm Pa truyền-tụng 1 câu chuyện ghê-rợn là: có kẻ được gọi “ quỷ man rợ đầu-thân mình [tách rời nhau]” thực sự là một người đàn bà thuộc vào một gia đình loài người, nét đặc-biệt duy nhất của bà ta là cặp mắt không có con ngươi; vào buổi tối, khi nằm ngủ, đầu của bà ta bay đi và ăn phân thon nhọn của các trẻ sơ sinh; đứa trẻ, bị tác động bởi ảnh hưởng yêu khí chui vào trong bụng của nó, không tránh khỏi cái chết; [và] chiếc đầu biết bay quay trở về và hợp nhất với cơ thể của nó, y như trước. Nếu [người ta] biết [được việc này] và chờ cho đến khi chiếc đầu bay đi, [và rồi] di chuyển cơ thể đi nơi khác, [chiếc đầu] trở về không thể gắn liền [với thân xác], và khi đó [người đàn bà] bị chết. Nếu sự hiện diện của một người đàn bà như thế trong một gia đình không được báo cáo với các quan, ngoài kẻ sát nhân, toàn thể gia đình sẽ bị quy tội tòng phạm.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,836
Động cơ
698,295 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Lại nữa, có một hồ lớn thông với biển, được gọi là “hồ cá sấu”; nếu trong sự tranh tụng giữa con người có một vấn đề khó giải-quyết phân-minh sự vụ và các quan chức không thể hoặc không có khả-năng đạt tới một quyết-định, họ bắt hai bên tranh tụng ngồi lên trên các con trâu nước và băng qua hồ nước này; các con cá sấu bò ra và ăn thịt kẻ có lý lẽ không chính đáng; nhưng kẻ có lý lẽ chính-đáng không thể bị ăn thịt, dù anh ta có đi qua hồ cả chục lần; Tôi thấy điều này quá ư quái-lạ.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,836
Động cơ
698,295 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Tại các vùng núi đồi cạnh bờ biển có nhiều trâu nước hoang, rất hung-dữ; nguyên trước chúng là các trâu nhà dùng để cày ruộng, nhưng sau này bỏ chạy lên núi sâu; [nơi] chúng sống và lớn lên tự mình, và [trong vòng] nhiều năm, chúng tự sinh-sôi phát triển thành từng bầy; nhưng nếu chúng trông thấy một người lạ mặc áo màu xanh da trời, chúng chắc chắn sẽ truy đuổi kẻ đó và dùng sừng húc kẻ đó đến chết; [chúng là] các con vật độc-ác nhất vậy.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,836
Động cơ
698,295 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Người dân vương quốc này rất quý trọng cái đầu của họ; [và] nếu [bất kỳ ai] sờ lên đầu họ, họ cảm thấy đó là một sự xúc phạm ghê gớm đối với họ y như [chúng ta tại] Trung Quốc [cảm thấy thù ghét] một kẻ sát nhân.

Trong giao dịch mua bán, họ hiện chủ yếu dùng vàng hơi nhạt màu, non tuổi, có độ [ròng] bẩy mười phần trăm, hoặc [họ dùng] bạc. Các thương nhân Trung Quốc cũng sẽ đổi vàng [ non] này hoặc bạc trước khi trao đổi mua bán hàng hóa.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,836
Động cơ
698,295 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Họ rất thích các đồ sứ Trung Quốc như là: đĩa, bát, và các loại đồ sứ men xanh da trời, lụa gai, lụa mỏng, lụa dệt bằng tơ sống, tràng hạt, và các sản phẩm khác, dù là 2 nước kế cận, nhưng [ tôi] không thấy thương nhân Giao Chỉ và Chân Lạp sang đây buôn bán gì nhiều, thay vì tiền, họ mang vàng nhạt màu và dùng nó để trao đổi [ hàng hóa]. Họ thường xuyên mang các sừng tê giác, ngà voi, trầm hương loại thượng hạng, và các sản phẩm khác, và chất-lượng tương-đương những vật phẩm triều cống đến Trung Quốc.
 

Buryat

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-596130
Ngày cấp bằng
26/10/18
Số km
856
Động cơ
137,769 Mã lực
Tuổi
46
Hay qúa. Tiếp đi cụ.
 

garungrobi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-186832
Ngày cấp bằng
25/3/13
Số km
2,589
Động cơ
360,319 Mã lực
Theo cụ nên học ngoại ngữ j để biết sử Việt ạ? Vì theo em biết ng TQ cũng ko đọc được sách cổ của họ. Mà tư liệu sử TQ nói về VN chắc cũng có lượng tương đối.
 

minhtallica

Xe buýt
Biển số
OF-67015
Ngày cấp bằng
23/6/10
Số km
737
Động cơ
450,560 Mã lực
Vài lời ngỏ:
................
Em ấp ủ dịch sách về Chăm Pa đã lâu, nhưng tài liệu ít, thành ra lựa được 2 cuốn, là cuốn: Doanh Nhai Thắng Lãm của Mã Hoan thời nhà Minh, và cuốn thứ 2 của tác giả người Ấn Độ gốc Chăm Pa là Majumdar , có tên là Vương Quốc Chăm Pa, đây là cuốn sách cực kỳ đồ sộ, nghiên cứu và dịch rất công phu từ các bia ký Chăm Pa được mang đi ra nước ngoài khi Minh Mạng xóa sổ vương quốc Chăm Pa và đồ sát người dân. Sách này sẽ cung cấp rất chi tiết về phong tục, văn hóa, LỊch sử, luật pháp, đời sống...Chăm Pa, tuy nhiên do thời gian có hạn, em chưa thể dịch.
................
Cám ơn Cụ đã giới thiệu. Em đã kiếm được cuốn của GS. Majumda về đọc!
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,836
Động cơ
698,295 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Theo cụ nên học ngoại ngữ j để biết sử Việt ạ? Vì theo em biết ng TQ cũng ko đọc được sách cổ của họ. Mà tư liệu sử TQ nói về VN chắc cũng có lượng tương đối.
Sử về Việt Nam cổ trung đại thì chủ yếu là chữ Hán rồi cụ, cuốn sử cổ nhất viết về Việt Nam khá hay chính là của Thôi Trí Viễn, 1 người Triều Tiên làm quan cho nhà Đường, bạn của Cao Biền, viết về Việt Nam.
Biết chữ Hán và tiếng Pháp thì ổn cụ ạ, sử Vn thời cuối Lê trở đi nhiều tài liệu tiếng Pháp
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,836
Động cơ
698,295 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Xứ Đồ Bàn​

Xứ Đồ Bàn là một thành cổ, gọi là Đồ Bàn hay Xà Bàn, người dân khắp nơi trong vương quốc đến đây cư trú, thành trì ở đây rất rộng nhìn như không biết đâu là giới hạn. Thuyền từ nhiều nước đều đến đây. Xứ này gồm các vùng nổi tiếng với tên gọi thứ nhất là Đỗ Bì [phiên âm tiếng Chăm Pa: Udupi, giống tên vùng đất ở Karnataka, Ấn Độ], thứ nhì là Tư Thôn [ không rõ tên Chăm Pa là gì?], tiếp đến là Tô Lỗ Mã Ích [ phiên âm tiếng Chăm Pa: Slu Ma Yi], đi đến điểm cuối cùng [ biên giới] xứ này gọi là Mãn Giả Bá Di [ tiếng Chăm Pa: Ma Vijaya], đây là nơi Quốc vương cư ngụ. Các trị sở của vương quốc cũng nằm ở đây, các bức tường được xây bằng gạch nung, cao hơn 3 trượng [ 1 trượng = 3,33m], chu vi tường thành là hơn 200 bộ [ 1 bộ = 1,66m], bên trong có những cánh cửa sắt rất to và nặng, các cánh cửa đều được làm rất tinh xảo và được giữ rất sạch sẽ. Nhà cửa của vua quan chủ yếu là nhà cao mới được xây, chiều cao 2 đến 4 trượng, nhà cửa ghép bằng những tấm ván gỗ, lầu trên người ta trải thảm mây hoặc chiếu hoa rất đẹp mắt, người ta thường co chân quỳ gối [ kiểu như người Nhật] hay ngồi lên [ chiếu]. Mái nhà họ dùng các tấm ván gỗ ghép vào nhau thay cho ngói, trên mái gỗ này họ phủ lên bằng phên lá. Nhà của người dân thường lợp bằng mái cỏ tranh, tất cả nhà đều có thềm xếp bằng gạch nung, chiều cao 3 đến 4 xích, họ có 1 cái nhà kho làm bằng đất, cất giữ những đồ quý của gia đình, việc ngồi hay nằm ngủ đều ở bên [ tầng] trên. [ tác giả mô tả nhà của người Chăm Pa như là kiểu nhà sàn].
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,836
Động cơ
698,295 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Quốc vương [ Chăm Pa có nhiều tiểu quốc, đây có lẽ là vua tiểu quốc Vijaya] ưa trang sức, ông có khi để đầu tóc bồng hoặc đội vương miện bằng vàng hình hoa lá??? Trên mình không mặc áo bào??? Phía dưới ông quấn quanh mình 1 chiếc khăn làm bằng tơ tằm dệt thủ công, có 1 hoặc 2 sọc, ông quấn quanh lưng bằng mảnh gấm hay lụa có hoa văn hoặc tấm lụa tơ tằm, gọi là thắt lưng [ đây là trang phục Chăm Pa, giống như kiểu thắt lưng dài bằng vải có túi ở giữa, thường thắt ngang hông].Ông đeo 1 đến 2 cái đoản đao bên hông, tên của ông được tạc vào đầu thanh đoản đao. Mỗi khi ra hay vào cung điện, Quốc vương thường cưỡi xe do bò kéo hoặc cưỡi voi.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,836
Động cơ
698,295 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Người dân trong vương quốc được phân chia thế này: nam giới thì để đầu trần và tóc họ thường quăn nên trông đầu bù xù, còn nữ thì búi tóc ra sau hoặc búi cao trên đỉnh đầu, trên mình họ mặc áo chui đầu, bên dưới họ quấn khăn làm bằng lụa dệt tay. Nam giới thường đeo bên hông trái 1 con dao chuôi hướng lên phía trên. Từ đứa trẻ lên 3 tuổi cho đến ông cụ 100 tuổi cũng đều [ đeo dao] như vậy, từ người nghèo đến người giàu, kẻ sang người hèn, tất cả đều có dao, những con dao có nước thép màu trắng như lông thỏ [ tác giả muốn ví ánh thép làm dao cũng như màu các loại gốm nổi tiếng thời Minh, phân ra làm màu lông thỏ đen, vàng và trắng, gọi là Thố Hào Tuyết Hoa兔毫雪花] là loại thép thượng-hạng. Cán dao bằng vàng hoặc bằng sừng tê giác, họ dùng ngà voi để chạm khắc hình người có mặt quỷ [ đây là hình khắc nữ thần Kali trong Ấn Độ Giáo, nữ thần Kali là một sự cân bằng vĩnh cửu và sự hài hòa, một sự thống nhất của một nguyên tắc sáng tạo và phá hoại] được chế tác cực-kỳ tinh xảo.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,836
Động cơ
698,295 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Người dân ở vương quốc này cả nam và nữ đều rất quý trọng cái đầu, nếu có ai đó chạm hay sờ tay vào [ đầu] trong khi đang mua bán và tính tiền nong mà số tiền không rõ ràng, hoặc giả say rượu mất kiểm soát hành vi, hoặc lời nói căng thẳng, người ta sẽ lập tức rút dao ra [ đánh nhau], ai mạnh hơn thì thắng. Nếu có người bị giết, và người kia bỏ trốn đi 3 ngày không quay về, người này sẽ không phải đền mạng??? [ không hiểu luật kiểu gì?]; còn nếu đang trong thời gian bị truy nã [chưa hết 3 ngày ấy], lập tức sẽ bị phanh thây. Xứ này không có tiền lệ hình phạt đánh đòn roi, án cũng chẳng phân biệt lớn nhỏ, cứ có tội là lập tức bị lấy dây mây trói quặt 2 tay ra sau, giữ cho phạm nhân đi vài bước, ngay lập tức dùng dao đâm vào 2 quả thận hoặc mạng sườn tội nhân 2 đến 3 nhát, tội nhân chết ngay lập tức. Phong tục của xứ này không có ngày nào là không giết người, tôi thấy thật quá mức kinh sợ.
 

Lah

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-98893
Ngày cấp bằng
6/6/11
Số km
5,495
Động cơ
473,031 Mã lực
瀛涯勝覽
DOANH NHAI THẮNG LÃM
Tác giả: Mã Hoan

Đôi nét về tác giả:
Mã Hoan, chữ Hán: 馬歡, sinh năm 1380 mất năm 1460, là người Trung Quốc gốc Ả Rập, có tên Ả Rập là ﻣَﺎ ﺧُﻮًا‎: Ma Khuana, ông còn có tên tự là Tông Đạo (宗道), đôi khi trong sách ông gọi mình khiêm nhường là: Cối Kê Sơn Tiều (會稽山樵) tức là người tiều phu ở núi Cối Kê.
Mã Hoan sinh ra tại quận Cối Kê, giáp với khu vực Thiệu Hưng, tỉnh Triết Giang, vì là người Hồi Giáo gốc Ả Rập, Mã Hoan ngoài tiếng Ả Rập còn tinh thông chữ Hán và cả chữ Phạn Phật Giáo. Có lẽ vì thế mà ông đã được nhà Minh lựa-chọn đi trong đoàn thám-hiểm của nhà thám-hiểm nổi tiếng Trịnh Hòa, với vai-trò vừa là cố vấn và phiên dịch trong các chuyến thám-hiểm bằng đường biển nổi-tiếng khắp nơi.
Mã Hoan đã tham-gia các chuyến thám hiểm sau:
  • Chuyến thám-hiểm năm 1413, ông đã đến Chăm Pa, Java, Sumatra, Palembang, Xiêm La, Cochi (còn gọi là Cochin, là một thành phố cảng lớn ở miền tây nam Ấn Độ, nằm bên biển Laccadive) và Hormuz (Eo biển thuộc Iran ngày nay).
  • Chuyến đi năm 1421, ông đã đến Malacca, Aru (nay là Aceh, Indonesia), Sumatra, Trincomalee (nay là hải cảng phía Đông Sri Lanka), Ceylon (nay là Sri Lanka), Cochi, Calicut (nay là thành phố thuộc bang Kerala, Ấn Độ), Zufar (nay là Dhofar, Ô Man) and Hormuz.
  • Chuyến đi năm 1431, ông đến Bengal, Chittagong (nay là Chattogram, 1 thành phố hải cảng ở Bangladesh), Sonargaon (thành phố cổ trung tâm Bangladesh), Gaur (nay là Gauḍa, 1 thành phố lịch sử nằm giữa Ấn Độ và Bangladesh) và Calicut. Từ Calicut, ông được Hồng Bảo (chữ Hán 洪保, là 1 hoạn quan đồng thời cũng là nhà ngoại giao, nhà hàng hải Trung Quốc dưới thời Minh Thành Tổ, cùng với Trịnh Hòa, đã tổ chức nhiều đợt thám hiểm trên biển) gửi đi sứ thánh địa Mecca.
Khả năng ông Mã này con cháu của Mã Đằng Mã Siêu :D
Cuốn này về nghiên cứu chi tiết so với cuốn của ông gì Tk 10 sứ nhà Minh thì thua xa cụ nhỉ.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,836
Động cơ
698,295 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Khả năng ông Mã này con cháu của Mã Đằng Mã Siêu :D
Cuốn này về nghiên cứu chi tiết so với cuốn của ông gì Tk 10 sứ nhà Minh thì thua xa cụ nhỉ.
À, cuốn Chân Lạp phong thổ ký của Chu Đạt Quan đời Nguyên chứ cụ, cuốn ấy hay hơn vì tác giả sống rất lâu ở Chân Lạp, cuốn này tác giả ở ngắn hơn, ông ta đi từ dọc đất Chăm Pa, có lẽ từ Đà Nẵng vào đến Quy Nhơn bây giờ?
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top