[TT Hữu ích] Dịch sách cổ: Chân Lạp Phong Thổ Ký

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Nhân dịp đang rảnh, xin được giới thiệu với các cụ bản dịch sách cổ: Chân Lạp Phong Thổ Ký, đây là cuốn sách đã có tuổi đời hơn 800 năm.
Năm 1295, theo lệnh của vua Nguyên Thành Tông, một đoàn sứ giả của triều đình nhà Nguyên đã lên đường vượt biển đến Chân Lạp.

Chu Đạt Quan là một nhà ngoại giao, bên cạnh nhiệm vụ chính yếu được vua Nguyên giao phó, trong khoảng một năm lưu trú tại Chân Lạp, Chu Đạt Quan đã dành thời gian tìm tòi, quan sát về mọi mặt trong đời sống vật chất, tinh thần của cư dân ở nơi đây.

Dựa trên những thông tin, sự việc đã tiếp nhận được, ông tiến hành ghi chép, sắp xếp chúng thành một cuốn sách hoàn chỉnh với tên gọi Chân Lạp phong thổ ký (chữ Hán: 真臘風土 )
Là tư liệu hiếm hoi về Chân Lạp trong quá khứ, vì vậy, cuốn sách này được xem như một trong những nguồn tham khảo đặc biệt quan trọng quá khứ, nó hay hơn chính là những vùng đất ngày xưa Chu Đạt Quan đến còn thuộc về Chân Lạp, nay đã phần nhiều thuộc về Việt Nam.
Chu Đạt Quan, khác với nhiều người TQ khác, ông rất chịu khó tìm hiểu, quan sát, mô tả cụ thể về những sự vật sự việc mà bản thân đã được chứng kiến trong thời gian lưu trú và khám phá vương quốc Chân Lạp, Chu Đạt Quan còn bộc lộ những đánh giá, cảm nhận riêng của mình về những điều mắt thấy tai nghe với 1 giọng văn khá hiện đại, nhẹ nhàng, đôi lúc dí dỏm.
 

fanmu12345

Xe điện
Biển số
OF-720565
Ngày cấp bằng
17/3/20
Số km
2,319
Động cơ
96,671 Mã lực
Tuổi
51
Nhân dịp đang rảnh, xin được giới thiệu với các cụ bản dịch sách cổ: Chân Lạp Phong Thổ Ký, đây là cuốn sách đã có tuổi đời hơn 800 năm.
Năm 1295, theo lệnh của vua Nguyên Thành Tông, một đoàn sứ giả của triều đình nhà Nguyên đã lên đường vượt biển đến Chân Lạp.

Chu Đạt Quan là một nhà ngoại giao, bên cạnh nhiệm vụ chính yếu được vua Nguyên giao phó, trong khoảng một năm lưu trú tại Chân Lạp, Chu Đạt Quan đã dành thời gian tìm tòi, quan sát về mọi mặt trong đời sống vật chất, tinh thần của cư dân ở nơi đây.

Dựa trên những thông tin, sự việc đã tiếp nhận được, ông tiến hành ghi chép, sắp xếp chúng thành một cuốn sách hoàn chỉnh với tên gọi Chân Lạp phong thổ ký (chữ Hán: 真臘風土 )
Là tư liệu hiếm hoi về Chân Lạp trong quá khứ, vì vậy, cuốn sách này được xem như một trong những nguồn tham khảo đặc biệt quan trọng quá khứ, nó hay hơn chính là những vùng đất ngày xưa Chu Đạt Quan đến còn thuộc về Chân Lạp, nay đã phần nhiều thuộc về Việt Nam.
Chu Đạt Quan, khác với nhiều người TQ khác, ông rất chịu khó tìm hiểu, quan sát, mô tả cụ thể về những sự vật sự việc mà bản thân đã được chứng kiến trong thời gian lưu trú và khám phá vương quốc Chân Lạp, Chu Đạt Quan còn bộc lộ những đánh giá, cảm nhận riêng của mình về những điều mắt thấy tai nghe với 1 giọng văn khá hiện đại, nhẹ nhàng, đôi lúc dí dỏm.
Rất mong các bài viết của cụ.

Em thán phục trình độ hiểu biết rộng của cụ
 

hienzm

Xe điện
Biển số
OF-127106
Ngày cấp bằng
9/1/12
Số km
2,028
Động cơ
1,474,263 Mã lực
Em đặt căn hóng cụ đốc
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Cả 1 cuốn sách, cho ta thấy toàn cảnh về vương quốc Chân Lạp, về con người Khmer, nét văn hóa, phong tục, tôn giáo...
SÁch viết bằng tiếng Hán cổ, cũng đã có bản dịch, tuy nhiên em vẫn cố gắng tự dịch trực tiếp từ chữ Hán ra, vất vả nhất là việc chú thích, hiệu đính, với vốn kiến thức cực-kỳ dốt nát và quê mùa, cũng mong hầu các cụ ham mê Lịch Sử.
Vì trình độ có hạn, bản dịch của em không tránh khỏi những chỗ sai sót, mong các cụ coi như tham khảo.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
LỜI NÓI ĐẦU

Chân Lạp (真臘) theo cách phiên âm Hán Việt của tiếng Khmer ចេនឡា Chen La là một vương quốc cổ, nối tiếp của vương quốc Phù Nam, khoảng thời gia mà Chân Lạp tồn tại từ năm 550 đến năm 802.

Hiện tại, sử liệu về Phù Nam, Chân Lạp rất ít ỏi, người ta hầu như không biết nhiều về tổ chức chính trị, cuộc sống, kinh tế, lịch sử…ngoại trừ những tấm bia chữ Sanskrit còn lại rải rác..., vài thư tịch cổ của Trung Hoa.

Không giống như các quốc gia khác ở Đông Á vốn chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa (Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam), hoặc là 1 sắc tộc Thái di cư từ Vân Nam xuống mang theo văn hóa Thái (Lào, Xiêm La…) Phù Nam và sau này là Chân Lạp, Chămpa rồi vương quốc Khmer lại chịu ảnh hưởng sâu đậm của văn hóa Ấn Độ, gần như 1 bản sao của nền văn minh Ấn Độ tại Đông Nam Á.

Chân Lạp sau này phân ra thành Thủy Chân Lạp và Thổ Chân Lạp, mà lãnh thổ của nó bao gồm phần lớn lãnh thổ của Campuchia, Việt Nam, Lào, Thái Lan và Myanmar hiện tại.

Một nền văn minh rực rỡ và huy hoàng, tuy nhiên nó đã sớm lụi tàn trước sự phá hủy khủng khiếp đến từ những quốc gia lân cận, đó là quân Xiêm và Chăm Pa, rồi Đại Việt cũng thôn tính hầu hết Thủy Chân Lạp, lập ra vùng đồng bằng Nam Bộ bây giờ, nếu như ở Campuchia, Thái Lan, hay Lào, ít nhiều bản sắc Khmer còn được bảo tồn, thì ở Vn, nền văn minh Chân Lạp hầu như không còn tồn tại, thi thoảng người ta còn đào được cài bia ký, các tượng, đồ gốm, một vài vật dụng…

Một cuốn sách hiếm hoi mô tả tương đối đầy đủ về đế quốc Khmer lúc ấy chính là cuốn: Chân Lạp phong thổ ký của Chu Đạt Quan (周達觀) thời nhà Nguyên, khi ông theo đoàn sứ giả ngoại giao đến kinh đô Angkor.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ông được biết đến nhiều nhất với cuốn sách mô tả về phong tục của Campuchia và các khu phức hợp đền thờ Angkor trong chuyến thăm. Ông đến Angkor vào tháng 8 năm 1296, và ở lại triều đình của Vua Indravarman III cho đến tháng 7 năm 1297. Ông không phải là người đầu tiên và cũng không phải là đại diện cuối cùng của Trung Quốc đến thăm Đế quốc Khmer. Tuy nhiên, thời gian lưu trú khá dài là đáng chú ý vì sau đó ông đã viết một bản tường thuật chi tiết về cuộc sống ở Angkor, Phong tục Khmer. SÁch của ông ngày nay là một trong những nguồn sử liệu quan trọng nhất về lịch sử Angkor và Đế quốc Khmer. Bên cạnh những mô tả về một số ngôi đền lớn, như Bayon, Baphuon, Angkor Wat, và những người khác, văn bản cũng cung cấp thông tin có giá trị về cuộc sống hàng ngày và thói quen của người dân ở Angkor.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Chu Đạt Quan, hiệu là Thảo-Đình Di Dân (người dân TQ gốc Hán, lúc này TQ bị nhà Nguyên đô hộ) quê ở Vĩnh Gia, huyện Ôn Châu, tỉnh Triết Giang. Năm thứ 2 niên hiệu Nguyên Trinh (tức năm Bính Thân 1296) triều Vua Thành- Tông (1295-1308) nhà Nguyên (1277-1368) theo một phải đoàn sứ giả sang Chân Lạp dưới triều Vua Cindravarman (1295-1307).

Là một thành viên của một phái đoàn chính thức được gửi bởi vua Nguyên Thành Tông vào năm 1296, mặc dù các hồ sơ chính thức của Trung Quốc không đề cập đến nhiệm vụ của ông. Vào ngày 20 tháng 2 năm 1296, Chu đi thuyền từ Minh Châu (明州, ngày nay là Ninh Ba) ở tỉnh Chiết Giang, trên một chiếc tàu dẫn đường bằng la bàn, đi qua các cảng Phúc Châu, Quảng Châu, Tuyền Châu, đảo Hải Nam, Bảy Đảo Biển (Quý Châu), biển ngoài khơi miền Trung Việt Nam (biển Giao Chỉ), và dừng lại ở Chiêm Thành hoặc Champa ( nay là Quy Nhơn). Con tàu nối lại chuyến đi qua tỉnh Chân Bồ (Bà Rịa-Vũng Tàu ngày nay), qua biển Poulo Condor ( Côn Đảo), sau đó đi về phía bắc trên sông Mê Kông vào sông Tonle Sap tới thị trấn Kampong Chhnang của Campuchia; Từ đó, ông lên một chiếc thuyền nhỏ, đi thuyền trong hàng chục ngày, qua hồ Tonle Sap đến Yaśodharapura (Angkor Thom), thủ đô của Campuchia vào tháng Tám.

Là một quan chức ngoại giao, Chu được tiếp cận Cung điện Hoàng gia, mặc dù không ở trong cung. Ông mô tả các cung điện và đền thờ, cùng với các tòa nhà trong và xung quanh thành phố. Ông quan sát các cuộc diễu hành và các nghi lễ cũng như cuộc sống hàng ngày của người dân, và ông cũng đi du lịch bên ngoài thủ đô đến vùng nông thôn. Trong phần lớn thời gian ở Campuchia, ông sống trong một ngôi nhà gần cổng phía bắc của Angkor Thom.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Quyền sách duy- nhất mô tả vùng Angkor, đế đô vương quốc Khmer, nhưng Chu Đạt Quan vẫn dùng cái tên Chân Lạp, theo cách gọi mà người TQ đã quen từ ngày xưa

Ông ở đất Khmer hơn một năm, ghi những điều mẩt thấy tai nghe về cuộc du hành xuyên qua miền Nam Việt Nam ngày nay và mọi phương diện sinh hoạt của người bản xứ. Năm thứ nhất niên hiệu Đại Đức (Đinh Dậu 1297), ông trở về và hoàn thành tảc phầm này trước năm 1312, đến đời nhà Minh được ông Ngô Quán, quê ở Tân An, huyện Hấp, tinh An Huy hiệu đính.

Quyển sách này tuy nhỏ nhưng là một tài liệu vô cùng quý giá để tìm hiều về Chân Lạp, một quốc gia không để lại nhiều lịch sử trên giấy mực.

Không thể biết chắc ông Chu Đạt Quan viết quyển Chân lạp phong thổ ký vào lúc nào, ông không có đề ngày tháng trong bài tựa, tuy nhiên có thề tin rằng ông hoàn thành ít lâu sau chuyển công du sang Chân Lạp khoảng năm 1296-1297, quyển sách đã được phổ biến vài năm sau đó ở tỉnh Triết Giang, quê hương của tác giả.

Đáng tiếc, hiện nay không còn nguyên bản của cuốn sách này, tác phẩm còn tồn tại đến ngày nay được cho là một phiên bản rút gọn, có lẽ chỉ chiếm khoảng một phần ba kích thước ban đầu. Vào thế kỷ 17, các học giả đã lưu ý đến sự tồn tại của hai phiên bản của tác phẩm, một bản triều Nguyên, bản còn lại bao gồm trong một tuyển tập triều nhà Minh có tên Cổ Kim Thuyết Hải. Phiên bản Minh được mô tả là "lộn xộn và lộn xộn, sáu hoặc bảy phần mười của nó bị thiếu, hầu như không tạo thành một cuốn sách nào cả". Bản gốc của tác phẩm không còn tồn tại và các phiên bản còn tồn tại dường như chủ yếu dựa trên phiên bản rút gọn của nhà Minh.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
PHẦN II. NỘI DUNG SÁCH

TỔNG TỰ (總敍)


Nước Chân Lạp cũng gội là Chiêm Lạp. Tên bản xứ là Cam Bội Trí (甘孛智 tức là Cambodia). Triều đại hiện thời căn cứ vào kinh sách Tây Phiên (TQ hồi ấy gọi các quốc gia chưa thấm nhuần văn minh là Tây Phiên) gọi tên nước là Cầm Phố Chỉ (澉浦只 Kampuchia) đọc ra gần giống như Cam Bội Trí

Rời bến Ôn Châu ở Triết Giang và thẳng hướng Đinh Vị (Nam-Tây-Nam) chúng tôi đi qua hải cảng của các châu Phúc Kiến tỉnh Quảng Đông và hải ngoại. Chúng tôi vượt biển Bảy Hòn đảo (Thất Chu Dương, Đảo Taya, hồi ấy được coi là biên giới giữa TQ và VN) đi ngang biền An Nam (Giao Chỉ Dương ) và đến xứ Chiêm Thành ( Chiêm Thành hồi ấy do vua Chế Mân cai trị, đóng đô ở Ban Angué, khu vực Quy Nhơn ngày nay, tên vua viết theo tiếng Chăm-pa là Jaya Sinhavarman III, người châu Âu đầu tiên đến đây chính là Marco Polo,ông viết tên vua là Acrambale)

Ở đấy, nhờ thuận gió, trong vòng mười lăm ngày ta có thề đễn thị trấn Chân Bồ (chính là Bà Rịa-Vũng Tàu ngày nay), đó là biên-giới xứ Chân Lạp.

Đoạn, từ Chân Bồ theo hướng Khôn- Thân (Tây-Nam- 1/6 Nam), chúng tôi đi ngang qua biền Côn Lôn (tức là Côn Đảo ngày nay) và vào cửa sông. Sông này có hàng chục ngả, nhưng ta chỉ có thề vào được cửa thứ tư ( cửa Tiền Giang-Mỹ Tho ngày nay), các ngả khác có nhiều bãi đất cạn, thuyền lớn không thể đi được, nhìn lên bờ, chúng tôi thấy toàn cây mây cao vút,cây cổ thụ, cát vàng, lau sậy trắng, nhìn thoáng qua không dễ gì biết được đi lối nào, thế nên các thủy thủ cho rằng rất khó mà tìm đúng cửa sông.

Từ đó, thuận dòng nước tiến lên hướng Bắc khoảng mười lăm ngày, chúng tôi vào một lãnh thổ tên là Tra-Nam (tỉnh Kompong Chnang của Campuchia ngày nay) một trong những tỉnh của Chân Lạp.

Ở Tra Nam, chúng tôi sang một chiếc thuyền nhỏ, thuận dòng đi qua Bán Lộ Thôn ( không rõ ở đâu) và Phật Thôn ( tỉnh Pursat của Campuchia ngày nay, từng là lãnh thổ Vn, gọi là Gò Sặt), vượt biển nước ngọt Đạm Dương ( tức là vùng Biển Hồ, Tonlé Sap) hơn mười ngày đến một nơi gọi là Can Bàn ( phiên âm tiếng Khmer: Kompong nghĩa là bến ghe đậu, như Kompong Thom, Kompong Luong…đây là 1 bến đậu ghe thuyền trên bờ Biển Hồ thuộc Siêm Riệp, từ đây người thời đó đi bộ đến kinh đô Angkor) cách châu thành năm mươi lý (đơn vị đo của TQ cổ rất khó xách định chính xác, từ trước nhà Thanh thì mỗi lý = 500m = 1800 thước mộc, 1 thước mộc = 0,3126m, 1 dặm = 90 lý).

Theo quyển Chư Phiên chí (sách của Triệu Nhữ Quát, một lái buôn TQ ở Tuyền Châu, nói về các nước man di ngoài TQ, in năm 1225) thì lãnh thồ rộng 7.000 lý. Phía Bắc, ta đi mười lăm ngày tới nước Chiêm Thành, phía Tây Nam, đi mười lăm ngày tới nước Triêm La (Siam -tức là Thái Lan bây giờ), phía Nam đi mười ngày tới Phiên Ngu (không biết bây giờ là đâu) và phía Đông là đại dương. Từ lầu rồi quốc gia này giao thương với chúng ta.

Khi Thánh Triều (tức là nhà Nguyên) lãnh mạng trời mở rộng vương quyền khắp bốn biền và Nguyên Soái Toa Đô bình định nước Chiêm Thành ( Toa Đô chiếm Chiêm Thành năm 1821), người phái một vị “Hổ phù bá hộ” (chức quan võ của TQ, mang cái thẻ bài trạm hình đầu hổ, chỉ huy 100 quân, chỉ huy 1000 quân thì gọi là Phủ Hồ Thiên Hộ, 10.000 quân gọi là Phủ Hồ Vạn Hộ) và một vị Kim bài thiên hộ ( tước quan võ nhà Nguyên, quan võ chỉ huy 100 quân mang thẻ bài bằng bạc, chỉ huy 1000 quân mang thẻ bài bằng bạc mạ vàng, chỉ huy 10.000 quân mang thẻ bài bằng vàng phía trên có chạm đầu Sư tử) cùng đến đất này nhưng cả hai đều bị bắt và không thấy trở về.

Tháng sáu năm Ất-vị niên hiệu Nguyên Trinh (khoảng từ 14-7 đến 11-8-1295) Thiên Tử Thánh Vương phái một vị Sứ giả chiêu-dụ dân chúng quốc gia này và cử tôi theo phái đoàn.

Tháng hai năm sau, Bính Thân (khoảng từ ngày 5-3 đến 3-4-1296) chúng tôi rời huyện Minh Châu (Ninh Ba, Triết Giang) vào ngày 20 (ngày Dương Lịch là 24-3-1296), chúng tôi rời bến Ôn Châu ra đại dương.

Ngày mười lăm tháng ba (DL 18-4-1296) chúng tôi ghé Chiêm Thành. Lúc đi đường, chúng tôi gặp gió ngược mới đến nơi vào mùa thu, tháng bảy (khoảng từ ngày 1 đến 29-8-1296). Chúng tôi triều kiến Quốc vưong (Chân Lạp) và trở về thuyền nhổ neo trong tháng sáu năm Đinh Dậu niên hiệu Đại Đức (khoảng từ ngày 21 -6 đến 20-7-1297).

Ngày mười hai thảng tám (DL 30-8-1297) chúng tôi cặp bển Tứ Minh (tên một trấn ở gần huyện Thượng Ngu cũng thuộc Ninh Ba, Triết Giang).

Không chắc rằng chúng tôi biết rõ tất cả chi -tiết về phong tục và sự việc xẩy ra trong quốc gia này, nhưng ít ra chúng tôi cũng có thề phân- biệt được những điềm đại lược.
 

K83

Xe máy
Biển số
OF-508030
Ngày cấp bằng
4/5/17
Số km
86
Động cơ
183,510 Mã lực
Tuổi
41
Em theo Cụ tìm hiểu lịch sử.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
THÀNH QUÁCH (城郭)

Bức tường quanh thành phố dài có chiều dài khoảng hai mươi lý, có năm cửa ra vào, mỗi cửa có hai lớp. Vách thành về hướng Đông có hai cửa, ba mặt kia mỗi mặt có một cửa mà thôi. Ngoài vách là một cái hào to, ngoài hào có cầu lớn nối liền các con đường lớn. Mỗi bên cầu có năm mươi bốn tượng Thần bằng đá hình dáng giống các vị “Thạch tướng quân” rất lớn và dữ tợn. Cả năm cửa đều giống nhau. Bao lơn cầu toàn bằng đá, tạc hình rắn chín đầu (tượng này hiện vẫn còn, nhưng đúng ra rắn chỉ có 7 đầu thôi). Năm mươi bốn tượng Thần giữ con rắn bằng tay và có vẻ ngăn không cho nó trốn. Trên mỗi cửa thành có năm đầu tượng Phật lớn bằng đá, bốn mặt xây theo bốn hướng, đầu ở giữa có khảm vàng. Hai bên cửa người ta chạm hình voi trên đá.

Vách tường xây toàn bằng đá nguyên khối chồng chất lên nhau, bề cao khoảng hai trượng (1 trượng =3,33 mét). Đá chất rất khít khao, chặt chịa, cỏ dại mọc không được. Không có một lỗ chân mai nào cả. Trêu bờ thành người ta trồng cây quáng lang (có lẽ là cây Thốt nốt?) vài nơi. Từng khoảng từng khoảng có nhiều căn phòng bỏ trống. Phía trong vách tường giống như một cái lề xiên xiên rộng hơn mười trượng. Trên mỗi lề có cửa lớn, đêm đỏng, ngày mở, có người giữ cửa. Có lệnh cấm không cho chó chạy vào.

Tường thành là một hình vuông thật đều nhau, trên mỗi góc có một ngôi tháp bằng đá. Những tội phạm bị chặt ngón chân không được vào thành.Ngay trung tâm thành phố ( đây tác giả đang miêu tả Angkor Thom, nơi triều đình Chân Lạp đóng),có một ngôi tháp bằng vàng (Bayón, là ngôi đền bằng đá có nhiều tượng Thần bốn mặt thật lớn, ngôi tháp bằng vàng ờ giữa đã được các vua Chân Lạp dời kinh đô Angkor hoặc có thể bị quân Xiêm cướp mất), xung quanh có hơn hai mươi ngôi tháp bằng đá và hàng trăm căn nhà bằng đá. Ở hướng Đông có một cấy cầu bằng vàng; hai tượng sư tử bằng vàng đề bên mặt và bên trái đầu cầu; tám tượng Phật bằng vàng để phía dưới những căn nhà đá. Cách ngôi tháp bằng vàng khoảng một dặm về phía Bắc có một ngôi tháp bằng đồng (Tức là tháp Baphuon) cao hơn ngôi tháp vàng, ngắm thật đẹp mắt; dưới chân tháp bằng đồng cũng có hơn mười căn nhà đá.

Cách đó khoảng một dặm cũng về hướng Bắc là cung điện của nhà Vua, trong cung còn có một ngôi tháp bằng vàng nữa. Chúng tôi nghĩ rằng lời tán tụng “nước Chân Lạp giàu và cao nhã” mà các thương gia hải ngoại (dịch thoát từ Bá thương, chỉ các thương gia TQ đi buôn bán bằng thuyền lớn đến các quốc gia khác) thường nhắc nhở là do những ngôi tháp ấy ( sau này,tất cả tượng Thần, ngôi tháp, cây cầu, tượng sư tử bằng vàng đều bị quân Xiêm và Chiêm Thành vơ vét khi lấn công vào Angkor. Có thuyết cho rằng Vua CHân Lạp lúc chạy loạn đã bỏ nhiều của cải dưới hồ Baray ở hưởng Tây).

Ngôi tháp bằng đá (Phnom Bakheng) ờ ngoài cửa thành hướng Nam nửa dặm, người ta thuật lại rằng ông Lỗ Ban, vị kiến trúc sư Trung Hoa theo huyền thoại đã xây cất trong một đêm. Ngôi mộ của ông Lỗ Ban (ở Angkor Wat) ở ngoài cửa Nam quãng một dặm, trong một vòng thành gần mười dặm, có hàng trăm căn nhà bằng đá.

Hồ nước Đông (thực ra là ở phía Tây) ở cách châu thành mười dặm về hướng Đông. Giữa hồ có một ngôi tháp và nhiều căn phòng bằng đá (thực ra đền Mébon ở hướng Tây). Trong tháp có một tượng Phật nằm bằng đồng, tại lỗ rốn nước vọt ra không ngừng.

Hồ nước Bắc (hồ này hiện không còn, đã hóa thành rừng, chỉ còn lại ngôi đền Néak Pean) ở cách châu thành năm dặm về hướng Bắc. Giữa hồ có một ngôi tháp vuông (tức là đền Néak Pean bây giờ) và hàng chục căn phòng bằng đá. Tượng sư tử bằng vàng, tượng Phật bằng vàng, tượng voi, bò, ngựa bằng đồng đều có tại đó.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
CUNG ĐIỆN (宫室)



Cung điện nhà Vua cùng các công sở và dinh thự quí phái đều xây cửa về hướng Đông. Cung Vua về phía Bắc ngôi tháp và cây cầu bằng vàng gần cữa ra vào, bề dài vòng quanh cung khoảng năm hay sáu dặm. Ngói lợp gian chính của cung Vua bằng chì, trên nóc các điện khác của Hoàng cung đều lợp ngói làm bằng đất sét màu vàng. Những cây xà ngang và cột thật lớn đều có chạm hình Đức Phật và sơn màu. Nóc cung thật là hoành tráng (dịch thoát câu 屋頗壯觀: Ốc đầu trang quán). Những mái hiên dài, những con đường hẹp có mái che xây thẳng tắp và so le thật là tinh-xảo và quy mô, tuy có đôi phần không điều hòa (dịch thoát cụm từ 稍有規模, xảo hữu quy mô). Tại đây, nơi nhà Vua thiết triều có một cửa sổ bằng vàng, bên mặt và bên trái của khuôn cửa, trên những cây cột vuông có từ bốn mươi đến năm mươi tấm kính treo bên cạnh cửa. Phần dưới cửa là hình voi.

Tôi nghe nói ở trong cung có nhiều nơi lạ lùng lắm, nhưng lệnh cấm vô cùng nghiêm nghặt và tôi không thể nào thấy được.

Ban đêm, nhà Vua ngủ trên chót ngôi tháp bằng vàng ở giữa cung. Tất cả dân chúng, tin chắc rằng trong tháp có một vị Thần là con rắn chín đầu, chúa tể cả giang sơn. Mỗi đêm Thần biến thành đàn bà đến ân ái với nhà Vua trước. Các bà vợ Vua cũng không dám vào. Canh hai, nhà Vua ra khỏi phòng, bấy giờ mới có thề ngủ với Hoàng Hậu hoặc các cung phi. Nếu đêm nào vị Thần không xuất hiện đó là ngày chết của nhà Vua (nguyên văn Phiên Vương 番王, xưa nay TQ luôn coi vua các nước là dưới Hoàng Đế TQ 1 bậc) đã đến. Nếu nhà Vua vắng mặt trong một đêm, chắc chắn ngài sẽ gặp một tai họa ( Theo truyền thuyết Khmer, Hoàng tử Prah Thong cưới công chúa con vua Thủy tề là rắn 9 đầu, sau đó vua Thủy tề đã hút cạn nước để tạo ra vương quốc Chân Lạp, nên vua nào sau này cũng phải lấy 1 công chúa rắn).



Dinh thự của các vị Hoàng-thân và các quan lớn xây cất khác kiểu hơn nhà dân chúng. Tất cả phần bên ngoài đều lợp tranh, chỉ có nơi thờ phụng của gia đình và gian phòng chính có thể lợp ngói. Ngạch trật quân, công chính thức hạn định khuôn khổ căn nhà từng người.

Nhà của dân chúng chỉ lợp tranh, họ không dám đề trên nóc nhà họ một miếng ngói nào cả. Kích thước ngôi nhà tùy theo tài sản của từng người, nhưng không bao giờ họ dám bắt chước kiều nhà của hạng quí tộc.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
PHỤC SỨC (服飾)

Tất cả mọi người, bắt đầu từ nhà Vua, đàn ông và đàn bà đều bới tóc đề vai trần. Họ chỉ quấn giản dị ngang lưng một miếng vải. Khi ra đường, họ quấn thêm một mảnh vải lớn chồng lên miếng nhỏ. Có nhiều qui tắc dùng hàng vải tùy theo phầm trật của mỗi người. Trong các loại hàng của nhà Vua mặc có loại giá từ ba đến bốn lượng vàng thật lộng lẫy và xinh đẹp vô cùng. Mặc dầu người trong nước cũng có dệt hàng vải và có mua của nước Xiêm và Chiêm Thành nhưng loại dệt khéo và mảnh dẻ được quí trọng nhất thường ở Ấn Độ đưa đến.

Chỉ có nhà Vua mới có thề mặc hàng vải thêu dính liền nhau. Ngài đội một cái mão bằng vàng giống như mũ trên đầu các tượng Phật Kim Cương (thực ra là tượng thần Bà La Môn). Đôi khi Ngài không đội mão chỉ quấn một vòng hoa mùi hoa nhài xung quanh đầu tóc. Trên cổ, Ngài đeo hột trai thật lớn nặng cỡ ba cân (1 cân = 0,250g). Ở cổ tay, cổ chân và ngón tay, Ngài đeo vòng và nhẫn vàng, tất cả đều là ngọc mắt mèo. Nhà Vua đi chân không. Gan bàn chân và lòng bàn tay của Ngài nhuộm thuốc màu đỏ (tục lệ này không có ở Campuchia ngày nay). Khi ra ngoài, Ngài cầm một thanh gươm vàng (Gươm vàng gọi là Prak Khan bièu hiệu của nhà Vua, tương truyền do thần Indra -Vị Thuợng đế của đạo Bà la môn- tặng cho các vua Chân Lạp, bề dài khoảng 1m, cán bằng vàng, lưỡi bằng sắt, gần cán có chạm nổi hình 3 vị Thần Ấn Độ là Indra, Visnhou, Civa, vỏ gươm nạm vàng. Vị Quổc vương kế nghiệp nhận gươm trong ngày lễ đăng quang và cầm theo lúc ra ngoài thành.

Trong dân gian, chỉ có đàn bà được nhuộm gan bàn chân và lòng bàn tay, đàn ông không dám nhuộm. Các vị quan to và các Hoàng thân được mặc hàng vải thêu hoa thưa. Các quan lại tầm thường chỉ được mặc hàng vải thêu hai khóm hoa. Trong dân gian chỉ có đàn bà được phép mặc các loại hàng ấy. Nhưng nếu có người Tàu mới đến mà mặc loại hàng có hai khóm hoa người ta cũng không dám buộc tội vì lẽ “ám đinh bát sát”. Ám đinh bát sát là không biết luật lệ (đoạn này tác giả dùng tiếng Hán Triết Giang, có lẽ là luật lệ hồi ấy).
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
QUAN THUỘC (官屬 Quan chức)

Trong nước này cùng có thừa tướng, tướng soái (đoạn này tác giả có lẽ không thạo tiếng Khmer nên không thể biết chính xác tên các chức quan Chân Lạp), quan coi thiên văn và các quan chức khác, dưới họ có nhiều hạng chức việc nhỏ, chỉ có danh xưng khác với tên gọi của chúng ta. Đại thể thì chỉ có các vị Hoàng thân được giao phó trách nhiệm, nếu không, người được chọn làm quan phải nộp con gải làm phi tần. Khi các quan chức ra ngoài, những biểu hiệu và đoàn tùy tùng được quy định theo cấp bậc của mình. Các vị quan lớn ngồi trên kiệu gọng khiêng bằng vàng cỏ bốn cây lọng cán vàng; các quan kế tiếp ngồi kiệu gọng vàng và một cây lộng cán vàng, dưới nữa là quan chỉ có một cây lọng cán bằng bạc, và cũng có quan ngồi kiệu gọng khiêng bằng bạc. Quan chức nào được che lọng vàng gọi là Ba Đinh (巴丁) hoặc Ám Đinh (暗丁), quan nào được che lọng bạc gọi là Tê Lạc Đích (廝辣的) (những chức quan này không biết là gì ở Chân Lạp lúc ấy). Tất cả lọng đều làm bằng loại vải mỏng màu đỏ của người Tàu và thân lọng buông dài tới đất. Loại lọng nhúng dầu đều làm bằng vải mỏng màu xanh lá cây và thân lọng ngắn.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
TAM GIÁO (三教)

Các nhà học giả gọi là Ban Cật (班詰, tiếng Phạn là Panditta, nghĩa là các tu sỹ Bà La Môn), Sư sãi gọi là Đinh Cô ( 苧姑, tiếng Khmer là Chaoku), tín đồ đạo giáo gọi là Bát-ti-duy (八思惟 , đây là tác giả phiên âm tiếng Khmer cổ sang tiếng Hán, bây giờ đành chịu không dịch được rõ).

Đối với giới học giả, tôi không biết họ tự xưng theo kiều nào, theo nguồn gốc nào, cũng không nghe nói học ở trường nào và cũng khó biết được họ đọc sách gì. Tôi chỉ thấy họ ăn mặc như mọi người ngoại trừ một đoạn dây nhỏ bằng chỉ trắng cột trên cổ là dấu hiệu đặc biệt của giới này. Các nhà học giả phục vụ Triều đình thường làm quan lớn. Đoạn dây cột ở cổ được họ đeo luôn suốt đời.

Các sư sãi cạo trọc đầu, mặc áo vàng, đề trần vai mặt, phía dưới thân họ vận một cái chăn vải vàng và đi chân không. Chùa của các nhà sư có thể được lợp ngói. Giữa chùa chỉ có một tượng giống hệt Đức Thích-Ca Mâu-Ni và người ta gọi là Bột Lại (tiếng Khmer là Preah, tác giả phiên âm sang tiếng Hán). Tượng mặc áo đỏ, tạc bằng đất sét, người ta sơn nhiều màu; ngoài ra không có tượng nào khác. Các tượng Phật đề trên tháp khác hẳn tượng này, tất cả đều đúc bằng đồng, không có chuông, trống, chập chỏa, lá phướng, tàn kiệu, vân vân... (tác giả không biết Phật giáo ở Chân Lạp, Lào, Thái Lan...là Phật Giáo nguyên thủy Tiểu Thừa, khác nhiều so với TQ).

Nhà sư ăn cá và thịt nhưng không uống rượu. Trong lễ vật cúng Phật người ta cũng dùng cá và thịt. Sư dùng cơm mỗi ngày một lần tại nhà người dâng cúng; trong chùa không có bếp nấu. Kinh sách sư đọc có rất nhiều, tất cả đều viết trên lá gồi chồng lên nhau thật đều đặn. Các nhà sư viết chữ đen trên lá ấy, nhưng vì sư không dùng viết và mực nên tôi không biết sư viết bằng vật gì (người Khmer lúc ấy dùng kim viết trên lá gồi, sau đó họ xoa nhọ nồi hoặc bột đen, nét chữ sẽ lộ ra). Vài vị sư có quyền ngồi võng và che lọng với gọng khiêng và cáng bằng vàng hay bạc (Vua Sãi, vị sư coi sóc giáo phái trong toàn cõi Khmer); nhà Vua tham khảo ý kiến của vị Sư này khi có việc quan trọng. Không có ni-cô Phật giáo.

Tín đồ đạo giáo (thực ra là đạo Hindu, Bà La Môn, tác giả nhầm sang Đạo giáo TQ) ăn mặc hoàn toàn giống mọi người, ngoại trừ trên đầu có đội một miếng vải đỏ hoặc vải trắng theo kiều khăn Cổ-cô (罟姑) của phụ nữ Mông Cổ, nhưng hơi thấp hơn. Họ cũng có đền thờ nhỏ hơn chùa Phật, đó là vì tín đồ đạo giáo không được đông đảo như sư sãi theo Phật giáo. Họ không thờ tượng nào ngoài một cục đá (tức là Linga, tảng đá hình dương vật thần Shiva) giống như cục đá ở bàn thờ Thờ Thần ở Trung Hoa. Đối với họ tôi cũng không biết họ tu theo nguồn gốc nào. Có tín đồ phụ nữ. Đền thờ đạo giáo có thề được lợp ngói. Tín đồ không dùng cơm của kẻ khác, không ăn uống nơi công cộng. Họ không uống rượu. Tôi không được nghẹ họ tụng kinh và không thấy họ làm công quả cho mọi người.

Trẻ con ngoài đời trước tiên đều vào trường học (ở Champa, Chân Lạp, Lào, Xiêm…mỗi ngôi chùa Phật có một 1 lớp học đo sư sãi dạy. Trẻ con trong làng đều vào học chữ và kinh kệ) do các vị sư sãi dạy dỗ. Đến tuổi trưởng thành chúng trở về cuộc sống thế tục. Tôi không thề quan sát tất cả từng chi tiết.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
NGƯỜI DÂN (人物)

Dân chúng ở đây theo tôi biết cũng gần như phong tục của giống man di Về dung mạo thì thô lỗ, xấu xí và thật đen. Đó không phải chỉ là trường hợp của những người cư ngụ trong vùng biệt lập trên các hòn đảo ngoài biển, mà đối với những kẻ tại các bộ lạc thông thường chắc chắn cũng giống như vậy. Về phần các bà ở trong cung và phụ nữ các nhà quí phái, nếu có nhiều người trắng như ngọc thạch là vì họ không thấy ánh sáng mặt trời. Toàn thể đàn bà cũng như đàn ông chỉ mặc một mảnh vải quấn ngang hông, đề trần bộ ngực trắng như sữa, búi đầu tóc và đi chân không; các bà vợ Vua cũng ăn mặc như vậy. Nhà Vua có năm vợ, một bà ở cung chính giữa và bốn bà ở bốn hướng, còn về phần cung phi và thị nữ trong cung, tôi nghe nói ba ngàn đến năm ngàn phân ra nhiều hạng; các bà ít khi ra khỏi cung.

Mỗi lần tôi vào triều kiến nhà Vua, Ngài luôn luôn ngự ra với bà vợ thứ nhất và ngồi trong khuôn cửa sổ vàng của ngôi điện chính. Các bà trong cung đều đứng thành hàng có thứ tự hai bên mái hiên và phía dưới cửa sổ, nhưng lại đổi chỗ và tựa vào cửa để nhìn chúng tôi, nhờ đó tôi có thề ngắm họ rõ ràng.

Gia đình nào có con gái đẹp, tất được triệu nạp vào cung. Dưới các cung phi là những bà phụ trách việc đi lại cho cung Vua gọi là Trần Gia-lan (陳家蘭, không rõ là gì) tổng số không kém một hay hai ngàn. Tất cả đều có chồng và sống trong dân chúng khắp nơi, nhưng trên trán họ cạo tóc theo lối người phương Bắc “mở đường nước” (tức là chải tóc rẽ 2 để đường ngôi ngay giữa đầu). Họ thoa phầm đỏ chỗ cạo ấy và hai bên màng tang, đó là dấu hiệu đặc biệt của họ. Chỉ có các bà này mới được vào cung, tất cả người nào thuộc hạng dưới họ không vào được. Họ đi liên tiếp không ngừng trên các con đường phía trước và phía sau cung Vua.

Phụ nữ bình dân búi đầu tóc nhưng không dắt trâm, không có lược, không có đồ trang sức gì cả. Họ đeo vòng vàng ở cổ tay, nhẫn vàng ở ngón tay, cả những cung phi và các bà ở trong cung đều đeo như vậy. Đàn ông và đàn bà luôn luôn xức dầu thơm mùi bạch đàn, xạ hương và các mùi khác. Tất cả gia đình đều thờ Phật (phản ánh rất quan trọng việc xã hội Khmer lúc ấy đã chuyển đổi mạnh từ Ấn Độ giáo sang Phật giáo).

Trong nước này có rất nhiều nhóm Nhị Hình Nhân (二形人, là các cô gái làm nghề mại dâm, hoặc những người đồng tính) hằng ngày đi từng nhóm mười tên hoặc nhiều hơn trên phố xá, chợ. Thường thường bọn chúng tìm cách quyến rũ người Tàu (nguyên văn Đường Nhân 唐人, người TQ coi thời Đường là mẫu mực, nên nói Đường nhân là nói người Hán) đề lấy những món quà quý giá. Thật là xấu xa, thật là đê tiện.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
SẢN PHỤ (產婦)​

Vừa mới sinh con xong, người phụ nữ bản xứ lấy cơm nóng lăn muối để vào bộ phận sinh dục. Sau một ngày một đêm, sản phụ lấy miếng cơm ra. Nhờ đấy sự sinh nở không biến chứng gì tai hại và giúp sản phụ trở lại như một cô gái còn trinh. Khi mới nghe lần đầu, tôi ngạc nhiên và không tin. Nhưng khi người con gái trong gia đình tôi trọ sinh con, tôi được dịp hỏi đầy đủ chi tiết, hôm sau, cô ta bồng đứa bé xuống sông tắm, thật hết sức lạ lùng.

Ngoài ra tất cả những người tôi quen đều nói rằng đàn bà xứ này rất đa- tình. Một hay hai ngày sau khi sanh nở, họ gần chồng ngay. Nếu người chồng không đáp lại sự đòi hỏi của họ thì sẽ bị bỏ rơi như ông Mãi Thần (điển cố TQ, Chu Mãi Thân mất năm 116 TCN, là một tiều phu bị vợ bỏ vì nghèo. Sau ông được làm quan, bà vợ đến xin tái hợp, ông đổ chén nước xuống đất bảo hốt lại được thì ở. Bà vợ xấu hổ thắt cổ chết)

Nếu người chồng có việc phải đi xa vài đêm thì được, nhưng quá mười đêm, người vự tất nhiên phải nói: “Tôi không phải là một hồn ma, làm sao tôi có thề ngủ một mình được?”

Bản tính dâm đãng của họ rất mãnh liệt, tuy nhiên, tôi cũng nghe nói có người giữ được trinh tiết với chồng. Phụ nữ rất mau già có lẽ vì họ lấy chồng và sinh sản quá sớm. Năm hai mươi hoặc ba mươi tuổi họ giống như đàn bà TQ bốn mươi hoặc năm mươi.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
THẤT NỮ (室女 Gái chưa chồng)​

Khi một gia đình sinh con gái, người cha và người mẹ không quên van vái: “Vái cho con sau này thành vợ của trăm và ngàn người chồng!”

Giữa năm bảy và chín tuổi đối với con gái nhà giàu, và riêng năm mười một tuổi đối với kẻ thật nghèo, người ta nhờ một tu sĩ Phật giáo hoặc Bà La Môn phá tân. Người ta gọi lễ ấy là Trận Thảm (陣毯 quả thực đây là một nghi lễ kinh khủng, tuy nhiên sau khi tra cứu nhiều tài liệu khác nhau thì có lẽ đây là ảnh hưởng của Ấn Độ giáo nhiều hơn, giống như lễ vào bóng mát, chứng nhận cô gái đến tuổi có chồng, sau lễ ấy cô gái mới có quyền lập gia đình, trong tập Doanh nhai thắng lãm của Mã Hoan tự Vĩnh- Lạc đi cùng với Trịnh Hòa năm 1413, nói về nước Xiêm như sau :

“Trong lễ cưới, các sư sãi đi trước đưa chú rể đến nhà cô dâu. Một ông sư phá trinh cô gái (bằng ngón tay) và chấm dấu đỏ trên trán tân lang. Lễ này gọi là Lợi Thị nghĩa là: cái chợ của Hạnh phúc. Thật là bỉ ổi! Trong vòng ba ngày, nhà sư và cha mẹ cô gái đưa cô dâu đến nhà chú rể bằng ghe có đem theo trầu cau. Nơi ấy, một đại tiệc có âm nhạc được tổ chức vui vầy ».

Trong quyển Bách khoa tự điển: Tam tài đô hội xuất bản vào cuối thế kỷ thứ 16 do danh sĩ Vương Kỳ soạn cỏ một đoạn ở giữa hai câu chuyện về Chân Lạp:

“Khi một cô gái lên 9 tuổi, người ta nhờ một vị tu sĩ tụng những bài kinh và áp dụng luật Fan (Brahmâ) cho cô bé. Tu sĩ dùng ngón tay phá trinh cô gái và chấm dấu đỏ trên trán. Ông cũng chấm trên trán bà mẹ nữa. Ây là lễ Lợi Thị. Sau đấy, đến ngày thành hôn, cô gái luôn luôn vui vẻ và sung sướng. Tất cả thiếu nữ đều lập gia đình vào năm 10 tuổi)




Mỗi năm, chính quyền lựa một ngày trong tháng tương đương với tháng tư của

Trung Hoa, và truyền rao cho khắp nước biết. Gia đình nào có con gái dự lễ Trận- Thảm phải báo trước với chính quyền và viên chức phụ trách trao cho họ cây đèn cầy có khẳc một cái dấu. Đến ngày định trước, khi trời sập tối, người ta đốt cây đèn cầy và khi đèn cháy tới dấu thì lễ Trận Thảm bắt đầu.

Trước ngày ấy một tháng hoặc mười lăm ngày, hoặc mười ngày, cha mẹ cô gái lựa một tu-sĩ Phật giáo hay Bà La Môn tùy nơi họ ở. Thường thường các ngôi chùa Phật và đền thờ Bà La Môn đều có khách riêng. Các vị sư hảo hạng tu theo đường lối cao siêu được những gia đình quan lớn và phú hộ đặt trước, còn những người nghèo thì không có thì giờ rảnh rỗi mà chọn lựa. Quan chức và phú gia dâng tặng tu-sĩ rượu, gạo, hàng vải, tơ lụa, vật dụng bằng bạc nặng đến trăm tạ và trị giá từ hai đến ba trăm lượng bạc trắng của Trung Hoa. Tặng phầm ít hơn có từ ba mươi đến bốn mươi, hoặc từ mười đến hai mươi tạ tùy theo gia sản của mọi người. Nếu những cô gái nghèo đến mười một tuổi mà chưa làm lễ phá tân là tại không thể gánh nổi các tốn phí ấy. Cũng có người cho các cô gái nghèo tiền lệ phí cuộc lễ Trận Thảm và người ta gội đó là “thực hành một việc tốt đẹp”. Một nhà sư chỉ có thề phá tân một cô gái trong năm và khi nhận tiền của một người rồi, sư không được hứa với kẻ khác.

Đêm ấy, người ta tổ chức một đại tiệc có âm nhạc. Giữa lúc đó, thân nhân và láng giềng tụ họp ngoài cửa, trên cái bục cao có để tượng người và thú vật nặn bằng đất sét, có khi nhiều hơn mười hoặc có khi ba hay bốn tượng. Người nghèo không có làm như vậy- Đây là theo những phong tục xưa cũ và chấm dứt sau bảy ngày.

Mặt trời sắp lặn, người ta khiêng kiệu, cầm lọng đi theo giàn nhạc đến rước vị tu-sĩ. Người ta che hai cái rạp bằng hàng lụa nhiều màu, cô gái ngồi trong một rạp, vị tu-sĩ ngồi rạp kia. Người ta không thể nghe họ nói những gì, tiếng nhạc ồn ào và đêm ấy không có lệnh cấm làm náo động.

Tôi nghe nói rẳng đến giờ hành lễ, vị tu- sĩ vào rạp của cô gái dùng bàn tay phá tân và nhúng tay ấy vào rượu. Người ta còn nói rằng cha mẹ, thân nhân và láng giềng lấy rượu ấy chấm trên trán hoặc uống nữa. Cũng có người nói vị tu sĩ phá tân cô gái thật sự, có người nói không có. Vì lẽ người ta không cho phép người Tàu chứng kiến các việc ấy nên không thể nào biết rõ sự thật.

Sáng lại, người ta đưa vị tu-sĩ trở về bằng kiệu, lọng và giàn nhạc. Phải lập tức xin vị tu- sĩ cho chuộc cô gái bằng hàng vải và tơ lụa, nếu không cô ấy sẽ vĩnh viễn thuộc quyền của vị này và không được gả cho người nào khác.

Những gì tôi trông thấy diễn ra trong đêm thứ sáu, tháng tư năm Đinh Dậu, niên hiệu Đại Đức (28-4 D.L 1297). Trước cuộc lễ, cha mẹ và con gái ngủ chung một phòng, từ đó về sau, cô gái bị loại khỏi nhà và muốn đi đâu thì đi, không bị cấm đoán và gìn giữ.

Trong lễ cưới, dù tục lệ có mục tặng hàng lụa, đó là một hình thức không quan trọng, nhiều kẻ ăn ở với nhau trước rồi mới cưới sau, phong tục không cho đó là điều xẩu hổ, không có gì đáng ngạc nhiên.

Trong đêm có lễ Trận-Thảm, có khi tại một xóm hơn mười nhà cử hành lễ. Giữa thành phố, đoàn người rước nhà sư hoặc vị tu-sĩ chạm trán khắp đường sá; không nơi nào mà người ta không nghe tiếng nhạc thật rộn ràng.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
NÔ TÌ (奴婢)

Người ta mua những dân man rợ bắt làm công việc của kẻ nô tì ( hoặc nô lệ, nguồn nô lệ ở Chân Lạp đến không chỉ là những người dân tộc thiểu số trên núi, mà có người vì thiếu nợ, hoặc là tù binh chiến tranh như tù binh Xiêm, Champa.., hoặc những người phản loạn, nổi dậy...) Người có nhiều nô tì nhất là trên một trăm tên, người có ít hơn là từ mười đến hai chục tên, chỉ có kẻ thật nghèo thì không có gì cả. Dân man rợ là những người ở trên núi hoang. Bọn chúng hợp thành một sắc dân riêng biệt mà người ta gọi là bọn cướp Chàng (撞, gọi theo tiếng Khmer, thực ra đây là tên 1 dân tộc trên núi phía Tây Biển Hồ). Đem chúng về thành phố, chúng không dám đi ra khỏi nhà. Tại đây, trong cuộc cãi vã nếu có người nào gọi địch thủ là “Chàng tặc” thì kẻ kia cảm thấy sự thù ghét thâm nhập đến xương tủy vì lẽ giống dân ấy bị mọi người khinh bỉ. Tên nào còn trẻ và khỏe mạnh đáng giá một xấp vải dài cỡ trăm thước, tên nào già và yếu, người ta có thể đổi bằng ba chục hay bốn chục thước. Dân nô tì chỉ được phép ngồi và ngủ dưới lầu (đúng ra là dưới nhà sàn, người Khmer ở nhà sàn); chúng có thề lên lầu đề làm việc nhưng phải quỳ gối chắp hai tay lạy rồi mói được đi tới. Chúng gọi ông chủ là ba-đà (巴駞), bà chủ là mể (米); ba-đà nghĩa là cha, mể là mẹ. Nếu chúng vi phạm một lỗi lầm và bị đánh thì cúi đầu chịu đòn không dám cử động chút nào. Đàn ông và đàn bà bọn chúng ăn ở với nhau, không bao giờ chủ nhân muổn kết tình với chúng.

Nếu ngẫu nhiên một người Tàu đến đó, sau thời gian dài sống cô đơn, lỡ vô ý “giao tiếp một lần” ( nguyên văn: 一與之接, ý nói quan hệ tình dục) với một trong đám phụ nữ ấy và bị người chủ biết được thì hôm sau ông này sẽ từ chối không ngồi chung với anh ta nữa vì anh ta đã giao tiếp với dân man rợ.

Nếu người đàn bà nô tì có thai cùng kẻ lạ với nhà chủ và sinh con thì người chủ không cần tìm hiều kẻ nào là cha của đứa bé vì người mẹ không thuộc giai cấp thường dân và chính ông ta có lợi được thêm đứa nhỏ, đó là những tên nô lệ trong tương lai.

Nếu bọn nô tì bỏ trốn và bị bắt thì người ta xăm màu xanh trên mặt, hoặc tròng vào cồ một cái vòng sắt đề giữ, có kẻ mang vòng ấy trên cánh tay hay ở cổ chân.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top