[Funland] Dịch bệnh và sự sinh tử của "kinh tế trà đá".

DE.VN

Xe tăng
Biển số
OF-719166
Ngày cấp bằng
7/3/20
Số km
1,153
Động cơ
91,315 Mã lực
Nơi ở
Nơi đất trời giao hoan
Không biết em phóng viên này liệu có phải là tín đồ Trà đá vỉa hè, tư duy dốt về quản lí kinh tế-xã hội, hay đơn giản cũng là người chịu thiệt hại kinh tế từ một quyết định của Thành phố.

COVID-19 và sự sinh tử của “kinh tế trà đá”
LĐO | 18/02/2021 | 19:56

Thực hiện cứng nhắc quyết định của thành phố khiến hầu hết hàng quán phải đóng cửa. Ảnh Tùng Giang
Thực hiện cứng nhắc quyết định của thành phố khiến hầu hết hàng quán phải đóng cửa. Ảnh Tùng Giang

Chúng ta đã sẵn sàng từ bỏ kinh tế vỉa hè với những hàng rong và trà đá, cà phê “cóc” hay chưa? Câu trả lời rõ ràng là chưa. Bởi một mệnh lệnh hành chính là chưa đủ mà còn cả một sự chuẩn bị có hệ thống để xoá sổ kinh tế vỉa hè hay “kinh tế trà đá”.

Khi Hà Nội ban bố quyết định yêu cầu phải đóng cửa các quán ăn đường phố, trà đá, cà phê từ 0h ngày 16.2, Hưng- một công chức ở Cầu Giấy nhắn tin than phiền rằng: “Chỉ vài phút nữa là phải... hoãn món mình yêu thích lại - trà đá vỉa hè!”.
Trà đá vỉa hè là một nhu cầu, và để đáp ứng nhu cầu đó là cả một nền “kinh tế trà đá” với hàng triệu lao động sống, nuôi dạy con cái bằng những quán nước nho nhỏ đặt trên vỉa hè.
Năm ngoái, truyền thông đúc kết bằng mấy dòng ngắn gọn: “Không cần vốn khủng, chỉ cần làm việc từ 4-5 giờ/ngày, nhiều người vẫn kiếm được tiền triệu mỗi ngày nhờ vào kinh doanh trên vỉa hè”. Nghĩa là chỉ cần vài mét vuông vỉa hè, thu nhập của một hộ gia đình có thể lên đến cả vài chục triệu/ tháng.
Đó là sức hút kinh khủng khi mà chuẩn hộ nghèo hiện nay là thu nhập khu vực thành thị 2 triệu đồng/người/tháng. Hàng triệu lao động nhìn vào cái vỉa hè ở những trung tâm như Hà Nội, TPHCM để coi đó là cơ hội kiếm sống, đổi đời.
Dịch COVID-19 biến “kinh tế vỉa hè” thành một cộng đồng yếu thế, dễ bị lãng quên, khó có thể tiếp cận các gói hỗ trợ. Và nhóm này, dễ bị tổn thương nhất.
Một mệnh lệnh hành chính từ UBND thành phố Hà Nội ban ra: “Đóng cửa các quán ăn đường phố, trà đá, cà phê trên vỉa hè” nhằm hạn chế dịch bệnh COVID-19 tưởng chừng là một quyết định đúng, ít nhất là thời gian này, nhưng cũng nảy sinh ra quá nhiều câu hỏi.
Đầu tiên là, chưa có nghiên cứu nào khẳng định trà đá, cà phê vỉa hè là môi trường cho nguồn lây COVID-19 thì tại sao chỉ cấm đối tượng này? Nếu từ vỉa hè chuyển vào trong nhà thì có hạn chế được lây nhiễm hay không?
Trên thực tế, quy định của UBND TP Hà Nội phải được hiểu là: “Không phải cấm tất cả các dịch vụ ăn uống. Các cửa hàng, quán cà phê, thậm chí trà đá vẫn có thể hoạt động nếu tuân thủ giãn cách, phòng chống dịch”.
Điều đáng buồn là khi thực hiện chỉ đạo của thành phố, cấp quận, phường lại áp dụng cứng nhắc: cưỡng chế cấm tất cả loại hình kinh doanh ăn uống. Hệ quả là hầu hết các tuyến phố những quán ăn, cà phê đều “cửa đóng then cài”.
Một ngành kinh doanh bị cưỡng chế đóng cửa. Liệu đã có ai thống kê được ngay tại Hà Nội có bao nhiêu hộ gia đình, bao nhiêu con nguời sau Tết Nguyên đán bị cắt đi nguồn thu nhập, đồng nghĩa với việc ngay lập tức quay về dưới ngưỡng chuẩn nghèo.
Đã có nhiều đề án thay đổi “kinh tế vỉa hè” bằng cách xoá sổ nó, thay vào đó là một “kinh tế trong nhà” với hàng trăm ngàn, hàng triệu “tiểu doanh nghiệp”. Không sai khi chúng ta muốn tiến tới một đô thị thông minh, hiện đại nhưng liệu có phải lúc này? Lúc mà nỗi lo đói nghèo, hết tiền, không có gì mà ăn cũng chẳng kém nỗi lo dịch bệnh.
Để xoá bỏ kinh tế vỉa hè cần một hệ thống chính sách phù hợp với những giải pháp thiết thực chứ không phải là một mệnh lệnh hành chính với những áp dụng có phần cứng nhắc từ cấp quận, phường như hiện tại.
Hưng chưa biết khi nào sẽ được thưởng thức thứ đồ uống quen thuộc: trà đá vỉa hè. Anh có thể tạm thay vào đó bằng thứ đồ uống khác. Nhưng cho đến lúc này, kinh tế vỉa hè - nơi đóng góp không dưới 10% GDP- chẳng còn sự lựa chọn nào khác ngoài nằm im với cái ví rỗng và nỗi lo lấy gì để sống mấy ngày tới.
Một chính sách chỉ có hiệu quả cao nhất khi đưa đúng thời điểm. Nó sẽ phản tác dụng nếu việc thực thi cứng nhắc, thậm chí thái quá khi yêu cầu đóng cửa các loại hình kinh doanh liên quan đến hè phố, nhất là ở thời điểm sau Tết, thời điểm mà mục tiêu "kiếm sống" nghĩa là tồn tại.
Mục tiêu kép “vừa phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế” khó mang lại kết quả nếu cứ hoảng sợ. Không được chủ quan, nhưng cũng không được hoảng sợ và phải đối diện với một trạng thái “bình thường mới” mà không ai bị bỏ lại phía sau, kể cả những người bán trà đá vỉa hè.

Linh Anh

.


1613692521816.png

1613692647906.png
.
 

samoclan

Xe điện
Biển số
OF-580034
Ngày cấp bằng
19/7/18
Số km
3,679
Động cơ
63,558 Mã lực
Chưa thấy vụ nào phát bệnh từ trà vi hè thì phải.
 

ok.

Xe tăng
Biển số
OF-396393
Ngày cấp bằng
11/12/15
Số km
1,294
Động cơ
247,955 Mã lực
Tuổi
34
Tính 10%GDP từ đóng góp của bà bán chè đá thì đúng là phải ạ bọn phóng tinh viên này thật.

Trung bình 1 quán 2 người x 8~10 triệu/1 người 1 tháng x 12 tháng x số quán.....số tiền đó đa phần kiếm được sẽ đủ để ăn tiêu nghĩa là tạo sức mua hàng hóa. ;))

Nhẽ cũng được 10% đấy bác. :))

Nhiều bác chê phóng tinh viên dốt nhưng không hẳn, nếu lượng người đó mà chuyển sang nghề khác cũng nan giải đấy-nên gọi nền kinh tế trà đá là vậy. :))
 

Niemvuinho

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-698755
Ngày cấp bằng
10/9/19
Số km
6,887
Động cơ
164,046 Mã lực
Hàng triệu ng sống nhờ kinh tế trà đá?

Thằng p.v bị sao ko?
Cả phố e có 1 vài hàng với vài ng thôi. Còn xóm e ở 50 nhà ko ai làm j liên quan trà đá cả.
 

MAY HƠN KHÔN60

Xe buýt
Biển số
OF-746846
Ngày cấp bằng
19/10/20
Số km
992
Động cơ
68,632 Mã lực
Nơi ở
HBT-HN
Trước 30 tuổi em toàn ngồi quán trà vỉa hè hút thuốc cuộn - nó như nghiện ấy, chả bỏ buổi nào, ngày 3 cữ sáng/ trưa/ chiều ( vì làm gì có chỗ ngồi nào khác) - sau 30 tuổi lấy vợ làm ăn từ đó không bao giờ ngồi quán trà vỉa hè nữa cho đến tận bây giờ...vì thấy không ổn lắm
Tất cả là thói quen của khách em nhớ ngày đó làm cùng CQ có bà chị đi bán chè chén tại ga hàng cỏ nuôi cả gia đình 3 đứa con trai;
 
Chỉnh sửa cuối:

Tiger Hunter

Xe container
Biển số
OF-78521
Ngày cấp bằng
21/11/10
Số km
7,797
Động cơ
497,198 Mã lực
Chỗ em ấy lấy tư liệu viết bài kiếm cơm mà
 

New layer

Xe tải
Biển số
OF-749235
Ngày cấp bằng
7/11/20
Số km
279
Động cơ
57,291 Mã lực
Cấm vĩnh viễn ba cái thứ nhếch nhác đô thị này đi thôi. Huyện xã thì cho làm thoải mái. Xin đừng gọi nó là văn hoá, nó không văn hoá chút nào.

Clip lâu rồi nhưng chắc nhiều cụ còn nhớ:
 
Chỉnh sửa cuối:

thanhlich

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-39144
Ngày cấp bằng
25/6/09
Số km
2,074
Động cơ
476,407 Mã lực
Nơi ở
97 Hàng Bông - Hà Nội
Website
kinhmat.com.vn
Lấn chiếm vỉa hè, 1 vấn đề nhỏ nhưng tốn rất nhiều công sức, giấy mực, của cải của XH mà mấy chục năm nay với bao nhiêu lần ra quân rầm rộ mà không giải quyết được.
- Không nộp thuế, không đóng góp gì cho XH
- Gây cản trở giao thông, vỉa hè nhếch nhác bầy hầy
- Lây truyền dịch bệnh hoặc ít ra cũng là vấn đề ANVS thực phẩm. 1 quán bún riêu mở 1 năm mà tắc toàn bộ cống thoát nước của khu phố.
- Tốn tiền để nuôi 1 bộ máy CA, TT chỉ để đi đuổi vỉa hè.
Nếu nói là sinh kế của bao nhiêu người thì phải trả lời là nó cũng gây ảnh hưởng, trở ngại cho gấp nhiều lần những người khác. Không làm việc này thì đi làm việc khác. Thậm chí cho không mỗi tháng vài triệu còn rẻ hơn là kéo dài sự bầy hầy mãi.
TỪ HÔM CẤM ĐẾN NAY ĐƯỜNG THÔNG HÈ THOÁNG, ÍT BỤI BẶM HẲN :D
 

Skoda_Favorit

Xe container
Biển số
OF-108279
Ngày cấp bằng
9/8/11
Số km
6,827
Động cơ
442,571 Mã lực
Lấn chiếm vỉa hè, 1 vấn đề nhỏ nhưng tốn rất nhiều công sức, giấy mực, của cải của XH mà mấy chục năm nay với bao nhiêu lần ra quân rầm rộ mà không giải quyết được.
- Không nộp thuế, không đóng góp gì cho XH
- Gây cản trở giao thông, vỉa hè nhếch nhác bầy hầy
- Lây truyền dịch bệnh hoặc ít ra cũng là vấn đề ANVS thực phẩm. 1 quán bún riêu mở 1 năm mà tắc toàn bộ cống thoát nước của khu phố.
- Tốn tiền để nuôi 1 bộ máy CA, TT chỉ để đi đuổi vỉa hè.
Nếu nói là sinh kế của bao nhiêu người thì phải trả lời là nó cũng gây ảnh hưởng, trở ngại cho gấp nhiều lần những người khác. Không làm việc này thì đi làm việc khác. Thậm chí cho không mỗi tháng vài triệu còn rẻ hơn là kéo dài sự bầy hầy mãi.
TỪ HÔM CẤM ĐẾN NAY ĐƯỜNG THÔNG HÈ THOÁNG, ÍT BỤI BẶM HẲN :D
Mất VS bỏ bu ấy! Hàng chục/trăm cái mồm ngậm vào miệng cốc xong nhúng qua cái xô nước bé xíu, có lau thì cái khăn cáu bẩn. Thêm cái tay của bà/cô chủ quán nữa! Chưa kể nguồn gốc trà để pha, đá lạnh thì khỏi nói vì đâu sạch sẽ gì! Thói quen nên bỏ!
 
Chỉnh sửa cuối:

xeitbanh

Xe tải
Biển số
OF-739791
Ngày cấp bằng
18/8/20
Số km
297
Động cơ
73,961 Mã lực
Tuổi
38
Nhưng cho đến lúc này, kinh tế vỉa hè - nơi đóng góp không dưới 10% GDP- chẳng còn sự lựa chọn nào khác ngoài nằm im với cái ví rỗng và nỗi lo lấy gì để sống mấy ngày tới.” -> Nói thế này thì mấy cường quốc trên thế giới, họ bỏ hết dịch vụ tài chính đầu tư, sản xuất công nghiệp, du lịch, dịch vụ vận tải... đi bán trà đá cho lành, nhẹ nhàng. Thằng viết bài xài lá đu đủ quá đáng thật!
 

butchikim

Xe ba gác
Biển số
OF-55660
Ngày cấp bằng
23/1/10
Số km
24,767
Động cơ
26,317 Mã lực
Nơi ở
...là đảo xa
Đọc cho vui thôi, lôi ra bàn làm gì mất thời gian
 

arch.zung

Xe tăng
Biển số
OF-427296
Ngày cấp bằng
4/6/16
Số km
1,830
Động cơ
-221,954 Mã lực
Nâng tầm trà đá vỉa hè ah các cụ, bố khỉ
 

jazzzzz

Xe lăn
Biển số
OF-90108
Ngày cấp bằng
29/3/11
Số km
11,920
Động cơ
1,333,541 Mã lực
Covid chỉ là cái cớ, nhân cơ hội này đẩy cho đổ luôn.
 

quochung89

Xe buýt
Biển số
OF-74950
Ngày cấp bằng
9/10/10
Số km
560
Động cơ
431,034 Mã lực
Nơi ở
Bắc Giang
Trà đá vỉa hè, hàng bán rong e thấy cũng là 1 địa điểm khá tiện lợi, dễ ngồi, dễ uống khi thời gian chờ đợi ngắn, tiện thể nhưng đi kèm với nó là vệ sinh , an toàn tp, thất thu thuế ngân sách trong khi vẫn chiếm dụng không gian công cộng, hình ảnh nhếch nhác cho phố phường,... nên chăng sau đợt này tổ chức quán trà đá theo kiểu thương hiệu,có đăng ký, kiểm soát như kiểu các quán trà chanh vỉa hè , có cơ chế thì tự khắc có cách cho nó phát triển nhằm hạn chế các điểm trên. Rồi dần dần, theo nhu cầu xã hội thì những thứ lạc hậu, lỗi thời sẽ bị đào thải , ví dụ như tại các điểm có quán trà chanh thì ít n vào các quán trà đá gần đó hay điển hình như tại các tp có xe ôm Grab, xe ôm ngày xưa đã dần phải ăn theo các xe ôm công nghệ
 

cusao

Xe lăn
Biển số
OF-382106
Ngày cấp bằng
10/9/15
Số km
10,684
Động cơ
378,007 Mã lực
F1 nhà em sinh nam 201, nữ. Chỉ thích những nơi mát, sạch, có net, có đồ uống đáng chú ý.....không thôi ! (dù chưa kiếm đc tiền nhiều)......Em đoán xu hướng giới trẻ sẽ như vậy.
Trà đá chanh vỉa hè ( thực chất nó là trà TRANH vỉa hè ) cũng là 1 nét chấm phá của đời sống nhưng đánh giá như bài báo thì hoàn toàn là võ đoán và cảm tính
 

Đại tướng Alo

Xe điện
Biển số
OF-737513
Ngày cấp bằng
29/7/20
Số km
2,237
Động cơ
92,770 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Không biết em phóng viên này liệu có phải là tín đồ Trà đá vỉa hè, tư duy dốt về quản lí kinh tế-xã hội, hay đơn giản cũng là người chịu thiệt hại kinh tế từ một quyết định của Thành phố.

COVID-19 và sự sinh tử của “kinh tế trà đá”
LĐO | 18/02/2021 | 19:56

Thực hiện cứng nhắc quyết định của thành phố khiến hầu hết hàng quán phải đóng cửa. Ảnh Tùng Giang
Thực hiện cứng nhắc quyết định của thành phố khiến hầu hết hàng quán phải đóng cửa. Ảnh Tùng Giang

Chúng ta đã sẵn sàng từ bỏ kinh tế vỉa hè với những hàng rong và trà đá, cà phê “cóc” hay chưa? Câu trả lời rõ ràng là chưa. Bởi một mệnh lệnh hành chính là chưa đủ mà còn cả một sự chuẩn bị có hệ thống để xoá sổ kinh tế vỉa hè hay “kinh tế trà đá”.

Khi Hà Nội ban bố quyết định yêu cầu phải đóng cửa các quán ăn đường phố, trà đá, cà phê từ 0h ngày 16.2, Hưng- một công chức ở Cầu Giấy nhắn tin than phiền rằng: “Chỉ vài phút nữa là phải... hoãn món mình yêu thích lại - trà đá vỉa hè!”.
Trà đá vỉa hè là một nhu cầu, và để đáp ứng nhu cầu đó là cả một nền “kinh tế trà đá” với hàng triệu lao động sống, nuôi dạy con cái bằng những quán nước nho nhỏ đặt trên vỉa hè.
Năm ngoái, truyền thông đúc kết bằng mấy dòng ngắn gọn: “Không cần vốn khủng, chỉ cần làm việc từ 4-5 giờ/ngày, nhiều người vẫn kiếm được tiền triệu mỗi ngày nhờ vào kinh doanh trên vỉa hè”. Nghĩa là chỉ cần vài mét vuông vỉa hè, thu nhập của một hộ gia đình có thể lên đến cả vài chục triệu/ tháng.
Đó là sức hút kinh khủng khi mà chuẩn hộ nghèo hiện nay là thu nhập khu vực thành thị 2 triệu đồng/người/tháng. Hàng triệu lao động nhìn vào cái vỉa hè ở những trung tâm như Hà Nội, TPHCM để coi đó là cơ hội kiếm sống, đổi đời.
Dịch COVID-19 biến “kinh tế vỉa hè” thành một cộng đồng yếu thế, dễ bị lãng quên, khó có thể tiếp cận các gói hỗ trợ. Và nhóm này, dễ bị tổn thương nhất.
Một mệnh lệnh hành chính từ UBND thành phố Hà Nội ban ra: “Đóng cửa các quán ăn đường phố, trà đá, cà phê trên vỉa hè” nhằm hạn chế dịch bệnh COVID-19 tưởng chừng là một quyết định đúng, ít nhất là thời gian này, nhưng cũng nảy sinh ra quá nhiều câu hỏi.
Đầu tiên là, chưa có nghiên cứu nào khẳng định trà đá, cà phê vỉa hè là môi trường cho nguồn lây COVID-19 thì tại sao chỉ cấm đối tượng này? Nếu từ vỉa hè chuyển vào trong nhà thì có hạn chế được lây nhiễm hay không?
Trên thực tế, quy định của UBND TP Hà Nội phải được hiểu là: “Không phải cấm tất cả các dịch vụ ăn uống. Các cửa hàng, quán cà phê, thậm chí trà đá vẫn có thể hoạt động nếu tuân thủ giãn cách, phòng chống dịch”.
Điều đáng buồn là khi thực hiện chỉ đạo của thành phố, cấp quận, phường lại áp dụng cứng nhắc: cưỡng chế cấm tất cả loại hình kinh doanh ăn uống. Hệ quả là hầu hết các tuyến phố những quán ăn, cà phê đều “cửa đóng then cài”.
Một ngành kinh doanh bị cưỡng chế đóng cửa. Liệu đã có ai thống kê được ngay tại Hà Nội có bao nhiêu hộ gia đình, bao nhiêu con nguời sau Tết Nguyên đán bị cắt đi nguồn thu nhập, đồng nghĩa với việc ngay lập tức quay về dưới ngưỡng chuẩn nghèo.
Đã có nhiều đề án thay đổi “kinh tế vỉa hè” bằng cách xoá sổ nó, thay vào đó là một “kinh tế trong nhà” với hàng trăm ngàn, hàng triệu “tiểu doanh nghiệp”. Không sai khi chúng ta muốn tiến tới một đô thị thông minh, hiện đại nhưng liệu có phải lúc này? Lúc mà nỗi lo đói nghèo, hết tiền, không có gì mà ăn cũng chẳng kém nỗi lo dịch bệnh.
Để xoá bỏ kinh tế vỉa hè cần một hệ thống chính sách phù hợp với những giải pháp thiết thực chứ không phải là một mệnh lệnh hành chính với những áp dụng có phần cứng nhắc từ cấp quận, phường như hiện tại.
Hưng chưa biết khi nào sẽ được thưởng thức thứ đồ uống quen thuộc: trà đá vỉa hè. Anh có thể tạm thay vào đó bằng thứ đồ uống khác. Nhưng cho đến lúc này, kinh tế vỉa hè - nơi đóng góp không dưới 10% GDP- chẳng còn sự lựa chọn nào khác ngoài nằm im với cái ví rỗng và nỗi lo lấy gì để sống mấy ngày tới.
Một chính sách chỉ có hiệu quả cao nhất khi đưa đúng thời điểm. Nó sẽ phản tác dụng nếu việc thực thi cứng nhắc, thậm chí thái quá khi yêu cầu đóng cửa các loại hình kinh doanh liên quan đến hè phố, nhất là ở thời điểm sau Tết, thời điểm mà mục tiêu "kiếm sống" nghĩa là tồn tại.
Mục tiêu kép “vừa phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế” khó mang lại kết quả nếu cứ hoảng sợ. Không được chủ quan, nhưng cũng không được hoảng sợ và phải đối diện với một trạng thái “bình thường mới” mà không ai bị bỏ lại phía sau, kể cả những người bán trà đá vỉa hè.

Linh Anh

.


View attachment 5923133
View attachment 5923134 .
Em thấy dịch covid đem lại vỉa hè sạch, thông thoáng cho các đô thị như HN, TPHCM, ĐN....Nếu dân tình, những người sống nhờ buôn bán vỉa hè, vẫn sống sót qua đợt dịch covid này, thì các lãnh đạo nên có cái nhìn khác và có 1 định hướng bền vững cho sự phát triển của các TP lớn mà vẫn đảm bảo TP có vỉa hè sạch, thông thoáng...
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top