Tiết mục này các pac "cãi nhau" hăng quá, em lính mới xin góp chút:
Về nguyên lý thì chỉ có 1, không cắt côn khi đang giảm tốc độ, làm như vậy sẽ làm tăng gia tốc, giảm hiệu lực của phanh, chỉ cắt côn để khỏi chết máy hoặc sang số. Tuy nhiên ! thực tế lại rất phong phú, nó phụ thuộc hoàn cảnh (chở gì, đường sá, thời tiêt...), phụ thuộc loại xe, phụ thuộc trình độ tài xế (cái này quan trọng nhất) mà ta có thể áp dụng nhiều kiểu khác nhau. không nhất thiết ai cũng sử dụng như nhau. Nhưng ta cũng nên nhận xét 1 chút về mặt vật lý của xe.
Khi cắt côn, nên cắt dứt khoát, như vậy lá côn sẽ ít bị ảnh hưởng, nhưng nếu hay cắt côn thì bộ truyền lực (cho côn) sẽ làm việc nhiều dẫn đến chóng mòn hơn là ít cắt côn. do vây phải lưu ý bộ truyền lực này khi bảo dưỡng.
Bản chất lá côn là chịu mài mòn nên nếu cắt côn đúng kỹ thuật thì bản thân lá côn, vấn đề sinh nhiệt cũng không có gì đáng ngại cả. Cái đáng ngại là khi cắt côn thì tài phải lưu ý chân phanh, tránh đạp giật cục.
Việc quan trọng hơn là khi nhả côn, tài giỏi, việc nhả côn phải êm dịu, không gây cảm giác cho người trên xe biết. Đôi khi chạy đường trường, nếu phát hiện từ xa có chướng ngại vật, ta cũng có thể cắt côn ở quãng đường một cách hợp lý. Đôi khi sắp vượt hoặc đang vượt xe ở tốc độ cao ta cũng có thể cắt côn về số nhỏ hơn để tăng momen , tuy nhiên phải đảm bảo đồng tốc. Hoặc khi lên dốc với đà có sẵn, nhưng sau đó thấy xe yếu đi, ta cũng có thể cắt côn về số nhỏ hơn để tăng momen.
Việc cắt côn hợp lý sẽ làm mát máy, đỡ tốn nhiên liệu là điều tất nhiên.
Nói tóm lại, việc cắt côn là bình thường, không ảnh hưởng gì về mặt kỹ thuật của xe , chỉ có điều là sử dụng thế nào cho an toàn mới là vấn đề quan trọng.