Các cụ cho em hỏi, hiện tượng ù tai do thay đổi áp suất không khí đột ngột thì không phải bàn cãi nữa rồi. Nhưng vấn đề là áp suất trong khoang hành khách giảm là do đâu? Rõ ràng khoang hành khách là 1 khoang kín, có kết cấu vững vàng để giữ 1 áp suất trong khoang là tương đối giống áp suất dưới mặt đất (khoảng gần 1 atmosphe) để con người có thể thở bình thường (chứ ở độ cao 9000-11000m thì áp suất không khí bên ngoài có 0.3 at thôi, con người không thở bình thường được). Theo như em tìm hiểu, khi máy bay đỗ dưới mặt đất thì áp suất trong khoang và ngoài khoang là như nhau khoảng 1 at. Khi máy bay cất cánh và tăng độ cao thì áp suất bên ngoài giảm dần, trong khoang cũng giảm (do hệ thống tự động hoặc pilot điều chỉnh - cái này em không rõ) nhưng không nhiều - dưới 1 at 1 chút để hành khách vẫn cảm thấy bình thường. Lên đô cao ổn định thì mặc kệ áp suất ngoài thế nào nhưng bên trong vẫn là gần 1 at, với chênh lệch lớn thế này, thân máy bay không chắc thì sẽ bị áp suất thấp ở ngoài làm bẹp dúm. Khi máy bay hạ cánh thì áp suất bên ngoài cũng tăng dần, trong máy bay áp suất cũng tăng nhưng từ từ và loanh quanh 1 at thôi.
Vậy vấn đề đặt ra là chênh lệch áp suất gây ù tai là do hệ thống điều chỉnh áp suất trong khoang không thích ứng kịp dẫn đến thay đổi quá đột ngột.