Cám ơn cụ !Xin cảm ơn kụ.
Kụ Thuy_CK phân tích về phương thức mà nhà cháu tạm gọi là bật xi nhan dưới góc độ theo hướng đi.
Theo đó, kụ chia các giao cắt theo 3 loại hướng đi: vào, xoay vòng, ra, thể hiện bằng 3 loại mũi tên.
Nhà cháu muốn cùng kụ xem xét về phương thức khác, là bật xi nhan dưới góc độ cung tròn vào ra.
Theo đó, nhà cháu chia các giao cắt thành 3 cung tròn vào ra, là: cung 3-4 góc vuông (≥270°), cung 2 góc vuông (=180°), cung 1 góc vuông (=90°), theo nguyên tắc mặt đồng hồ, tương ứng với các góc 9h, góc 12h, góc 3h, tính từ vị trí xe nằm tại 6h.
Xi nhan thì theo nguyên tắc Tam phân và xi nhan bên phải khi chuyển làn ra ngoài.
Cụ thể như sau:
1- Bật xi nhan dưới góc độ theo hướng đi có các đặc điểm sau đây
a- khi vào vòng xuyến: xe nào cũng xi nhan như nhau (xi nhan trái chẳng hạn), không có gì khác biệt.
Việc tất cả các xe đều xi nhan giống nhau chẳng có ý nghĩa gì về mặt thông tin, nên không cần thiết.
b- trong khi đang xoay tròn trong xuyến: khu vực trong vòng xuyến có giao thông phức tạp nhất, cần giải phóng xe nhanh nhất, nhưng các xe đều phải nối đuôi nhau, dồn cục xoay tròn sát tâm xuyến, giảm khả năng thông xe của vòng xuyến. Trong khi phía ngoài vòng xuyến không có xe đi.
c- khi thoát xuyến:
Tất cả các xe đều đi theo đường thẳng, từ làn sát tâm xuyến cắt thẳng đến lối thoát. Đi như này gây cản trở không cho xe sau vượt lên.
Tất cả các xe đều xi nhan phải ngay tại lối thoát. Xi nhan như này cũng chẳng có ý nghĩa cảnh báo sớm cho xe sau, nên không có nhiều tác dụng thực tiễn.
Ví dụ:
Giả dụ có 2 xe cùng vào xuyến tại A. Xe trước màu xanh, xe sau màu đỏ.
Hướng đi xe xanh là vào A ra C. xe đỏ là vào A ra A.
Trước khi vào vòng xuyến tại vị trí A, xe đỏ nhìn thấy xe xanh xi nhan trái, xe đỏ chẳng thể đoán được xe xanh sẽ thoát xuyến tại C, D hay A.
Vì thế, xe đỏ sẽ phải lẽo đẽo bò sau xe xanh, bò từ A đến C, đến khi thấy xe xanh xi nhan phải tại C để thoát xuyến. Từ sau điểm C, xe đỏ mới len sang trái để đi lên.
Thời gian xe đỏ lẽo đẽo bò sau xe xanh là khoảng thời gian chết, là yếu tố khiến lưu thông trong vòng xuyến bị chậm chạp, xe này phải bò sau xe kia, đi dồn cục sát tâm xuyến, trong khi phía ngoài xuyến rất vắng xe.
Như vậy, nhà cháu thấy 2 bất cập lớn nhất của phương thức bật xi nhan dưới góc độ hướng đi của kụ đưa ra là
- cách xi nhan này không giúp giải toả giao thông trong vòng xuyến, có nhiều thời gian chết trong vòng xuyến, khi các xe có lối ra khác nhau nhưng phải lẽo đẽo nối đuôi nhau để đi qua vòng xuyến;
- lưu thông dồn cục sát tâm vòng xuyến, trong khi phía ngoài vòng xuyến rất thoáng mà không có xe đi.
2- Bật xi nhan dưới góc độ "cung tròn vào ra" có các đặc điểm sau: (sẽ còm tiếp...)
.
Cụ xử lý nốt còm này của em luôn ạ !
- Nếu máy móc theo luật thì vào phải ra cũng phải (chuyển hướng phải báo hướng)
- Đúng nhất là khi vào không cần xi nhan vì khi đến nút giao vòng xuyến thì chẳng có hướng nào khác ngoài đi thuận chiều theo vòng xuyến . (ai cũng biết rồi)
- Nếu có chuyển làn xe trong xuyến phải xi nhan báo chuyển làn (chuyển từ làn vòng ngoài vào sát tâm xuyến khi xuyến rộng nhiều làn xe)
- Khi ra thì cần xi nhan phải trước nơi thoát ra ! (báo cho xe sau biết trước mình sắp thoát ra, cũng là báo khi chuyển làn từ tâm xuyến ra ngoài với xuyến rộng nhiều làn xe)
Nó giống như cái hình gif này
Các ý trên có đủ trong 2 còm của em
Mời cụ xem hình và ngẫm lại có cần hay không nhé !
Vào trái ra phải là không có căn cứ cụ nhé Nếu máy móc theo luật thì vào phải ra cũng phải !
Còn đúng nhất là khi vào không cần xi nhan vì khi đến nút giao vòng xuyến thì chẳng có hướng nào khác ngoài đi thuận chiều theo vòng xuyến . Nhưng khi ra thì cần xi nhan phải trước nơi thoát ra !
- Theo hình minh họa bên dưới thì hướng xanh khi vào giao cắt sẽ thành hướng vàng (chuyển hướng về bên phải) khi từ hướng vàng thoát ra theo hướng đỏ lại 1 lần chuyển hướng về bên phải tiếp
Chỉnh sửa cuối: