- Biển số
- OF-52578
- Ngày cấp bằng
- 10/12/09
- Số km
- 243
- Động cơ
- 455,370 Mã lực
Thỉnh thoảng lại đi loanh quanh, và thỉnh thoảng lại muốn viết những điều linh tinh gì đó.
NHỮNG CHIẾC CHUM ĐỰNG LINH HỒN
Tôi đã đến cánh đồng Chum 2 lần trong vòng 6 tháng gần đây và đã quá quen với cung đường tuyệt đẹp từ Luang Prabang đến Xiengkhouang (6 lần đi trên con đường này).
Đường đi từ Luang Prabang đến Xiengkhouang chỉ có núi và núi. Những khúc cua tay áo liên tục đến chóng mặt. Vực sâu và núi cao. Sương mù và mây trắng. Đường thật vắng. Suốt chặng đường dài thỉnh thoảng mới thấy một bản nhỏ, vài nóc nhà nằm buồn bã, cheo leo. Một chút gì gợi nhớ Tây Bắc nhưng dường như không hẳn. Thẳm xanh hơn, buồn hơn.
Đường đi thì ngoằn ngoèo thế này, nên không ngạc nhiên là ngồi trên ô tô cứ lắc lư, nghiêng ngả.
Mục đích lớn nhất của chuyến đi Xiengkhouang, cụ thể là đến với Phonesavanh là đến với cánh đồng Chum. Tháng 7 năm ngoái tôi đã từng đến nơi này nhưng hành trình caravan vội vã không cho phép nhìn ngắm thật tường tận, và lại vướng một cơn mưa nên chỉ lưu lại cánh đồng Chum một thời gian ngắn. Trong chuyến đi sau tôi có dịp lang thang Xiengkhouang nhiều hơn và lần lượt đi đủ 3 địa điểm được phép du lịch của cánh đồng Chum (Plain of Jars 1, 2, 3 tương ứng với 3 địa điểm Bản Ang, Lắt Sén và Bản Sua). Cánh đồng Chum, do những hoàn cảnh lịch sử, cho đến nay vẫn là một bãi mìn khổng lồ, vì vậy du khách chỉ được đến 3 điểm tham quan nhất định đã tương đối an toàn. Nhưng du khách vẫn được khuyến cáo là không nên đi chệch ra khỏi những con đường mòn nhất định với những viên gạch đánh dấu ranh giới an toàn. Còn thật ra cánh đồng Chum là một quần thể các chum nằm rải rác ở 109 khu vực, phần lớn ở những nơi hẻo lánh hay trong rừng rậm.
Cánh đồng Chum, một địa danh có sức hấp dẫn kỳ lạ với những ai có chút hiểu biết về khảo cổ học, địa danh gắn liền với tên tuổi của một nhà nữ khảo cổ học nổi tiếng người Pháp: Madeleine Colani. Và kể từ khi phát hiện ra cách đồng Chum, có 3 câu hỏi cho đến nay vẫn làm đau đầu các nhà khảo cổ học: Ai làm ra những chiếc chum này? Làm ra nhằm mục đích gì? Làm ra khi nào? Nhiều nhà khảo cổ học đã không ngần ngại so sánh bí mật của cánh đồng Chum cũng giống như bí mật của các tượng người trên đảo Phục Sinh (Easter) ở phía Nam Thái Bình Dương. Theo ước tính, hiện nay trên cánh đồng Chum có khoảng 1.969 chiếc chum (một số tài liệu khác cho rằng chỉ có khoảng 700 chiếc) nằm rải rác ở 52 điểm tại tỉnh Xiengkhouang (có tài liệu cho rằng chum nằm rải rác ở 109 khu vực, chủ yếu ở những nơi hẻo lánh hay trong rừng rậm). Chiếc chum lớn nhất có đường kính lên đến khoảng 3 mét, chum nặng nhất khoảng 14 tấn, còn đa phần là chum đá cao chừng 1 đến 1,5 mét. Tất cả những chiếc chum này đều được làm bằng đá thiên nhiên (đá vôi, đá ong, đá cẩm thạch), trong khi đó nằm cách rất xa cách đồng Chum là 5 núi đá. Các nhà khảo cổ học ước tính những chiếc chum này có niên đại cách nay 3.000 năm, tức số năm gấp đôi truyền thuyết của Lào. Nhưng gần đây lại có quan điểm cho rằng những chiếc chum này ra đời muộn hơn nhiều, có thể vào khoảng thế kỷ thứ 9, thứ 10.
Truyền thuyết kể rằng thủ lĩnh Khun Cheung (sống cách đây khoảng 1.500 năm) sau những cuộc chinh phạt thắng lợi đã truyền làm ra những chiếc chum để ủ rượu khao quân. Cũng có một truyền thuyết khác nên thơ hơn, cho rằng đây là những chiếc cốc uống rượu của các vị thần thánh.
Theo một nhà khảo cổ cũng là người Pháp, ông Henri Parmentier, người đã từng đến cánh đồng Chum năm 1923, thì chính ông Vinet, một quan thuế Pháp, là người phát hiện và cho thế giới biết tới những chiếc chum khổng lồ nầy từ năm 1909.
Năm 1930, bà Madeleine Colani thuộc trường Viễn Đông Bác Cổ Pháp đã đến nơi này để tìm tòi, nghiên cứu. Trong tác phẩm “Cự thạch cổ của Bắc Laos”, bà phủ nhận quan niệm dựa vào truyền thuyết của người dân vùng này cho rằng chum làm ra để ủ rượu. Bà khẳng định "những chiếc chum khổng lồ nầy không phải là những chum ủ rượu vì chẳng có dấu vết nào chứng mình điều đó cả". "Chẳng ai lại mất công đục đá tảng làm những cái chum khổng lồ và chỉ để ủ rượu ăn mừng chiến thắng. Làm được ngần nầy chum chắc chắn phải mất vài chục năm. Ai lại ăn mừng chiến thắng sau vài chục năm?" Bà đưa ra giả thuyết mỗi cái chum là một cái quách chôn người chết khi chính bà phát hiện ra những dấu vết xương, răng người, những vòng tay bằng đồng thau, những chuỗi hạt bằng thủy tinh trong những chiếc chum khổng lồ nầy, những nồi đất đựng xương người chôn chung quanh chum. Ngoài ra bà còn lưu ý đến một cái động trong đồi đá vôi gần Bản Ang, lòng động xuyên thẳng lên đỉnh đồi như ống khói tự nhiên, có vết nám đen trên vách... và cho đó là một cái lò hỏa thiêu người chết. Sau đó bà Colani còn nghiên cứu về bộ tộc Phuôn, cư dân của vùng đất này và phát hiện thêm phong tục chôn người chết trong chum (mộ chum) theo truyền thống của người Phuôn trùng hợp với thời kỳ cánh đồng Chum hình thành. Có điều, khi nghiên cứu, phân tích carbone những xương trong chum, trong nồi đất, các nhà khoa học ngạc nhiên nhận ra rằng tuổi xương còn cao hơn tuổi chum.
Cửa động đá vôi mà bà Colani phát hiện ra, có một bàn thờ ở ngay cửa động.
Ống khói tự nhiên của động.
Plain of Jars 1 nằm trên một ngọn đồi lộng gió, từ đây có thể nhìn ra một không gian thoáng đãng xung quanh. Nhiều nắng, nhiều gió. Hàng trăm chiếc chum nằm rải rác, chiếc đứng thắng, chiếc xiêu vẹo, nhưng đều có vẻ như trơ gan cùng tuế nguyệt. Không ít những chiếc chum đã bị vỡ, có thể do tác động tự nhiên, nhưng chắc phần nhiều là do bom đạn. Rất nhiều hố bom lớn còn nguyên dấu tích. Qua nhiều năm tháng cỏ đã mọc xanh nhưng vết thương của đất xem ra chưa hề liền miệng. Khẽ chạm tay vào vách chum xù xì, cảm giác không hề lạnh lẽo.
Plain of Jars 1.
Một chiếc chum duy nhất có nắp.
Hai chiếc chum thuộc loại to nhất ở đây.
NHỮNG CHIẾC CHUM ĐỰNG LINH HỒN
Tôi đã đến cánh đồng Chum 2 lần trong vòng 6 tháng gần đây và đã quá quen với cung đường tuyệt đẹp từ Luang Prabang đến Xiengkhouang (6 lần đi trên con đường này).
Đường đi từ Luang Prabang đến Xiengkhouang chỉ có núi và núi. Những khúc cua tay áo liên tục đến chóng mặt. Vực sâu và núi cao. Sương mù và mây trắng. Đường thật vắng. Suốt chặng đường dài thỉnh thoảng mới thấy một bản nhỏ, vài nóc nhà nằm buồn bã, cheo leo. Một chút gì gợi nhớ Tây Bắc nhưng dường như không hẳn. Thẳm xanh hơn, buồn hơn.
Đường đi thì ngoằn ngoèo thế này, nên không ngạc nhiên là ngồi trên ô tô cứ lắc lư, nghiêng ngả.
Mục đích lớn nhất của chuyến đi Xiengkhouang, cụ thể là đến với Phonesavanh là đến với cánh đồng Chum. Tháng 7 năm ngoái tôi đã từng đến nơi này nhưng hành trình caravan vội vã không cho phép nhìn ngắm thật tường tận, và lại vướng một cơn mưa nên chỉ lưu lại cánh đồng Chum một thời gian ngắn. Trong chuyến đi sau tôi có dịp lang thang Xiengkhouang nhiều hơn và lần lượt đi đủ 3 địa điểm được phép du lịch của cánh đồng Chum (Plain of Jars 1, 2, 3 tương ứng với 3 địa điểm Bản Ang, Lắt Sén và Bản Sua). Cánh đồng Chum, do những hoàn cảnh lịch sử, cho đến nay vẫn là một bãi mìn khổng lồ, vì vậy du khách chỉ được đến 3 điểm tham quan nhất định đã tương đối an toàn. Nhưng du khách vẫn được khuyến cáo là không nên đi chệch ra khỏi những con đường mòn nhất định với những viên gạch đánh dấu ranh giới an toàn. Còn thật ra cánh đồng Chum là một quần thể các chum nằm rải rác ở 109 khu vực, phần lớn ở những nơi hẻo lánh hay trong rừng rậm.
Cánh đồng Chum, một địa danh có sức hấp dẫn kỳ lạ với những ai có chút hiểu biết về khảo cổ học, địa danh gắn liền với tên tuổi của một nhà nữ khảo cổ học nổi tiếng người Pháp: Madeleine Colani. Và kể từ khi phát hiện ra cách đồng Chum, có 3 câu hỏi cho đến nay vẫn làm đau đầu các nhà khảo cổ học: Ai làm ra những chiếc chum này? Làm ra nhằm mục đích gì? Làm ra khi nào? Nhiều nhà khảo cổ học đã không ngần ngại so sánh bí mật của cánh đồng Chum cũng giống như bí mật của các tượng người trên đảo Phục Sinh (Easter) ở phía Nam Thái Bình Dương. Theo ước tính, hiện nay trên cánh đồng Chum có khoảng 1.969 chiếc chum (một số tài liệu khác cho rằng chỉ có khoảng 700 chiếc) nằm rải rác ở 52 điểm tại tỉnh Xiengkhouang (có tài liệu cho rằng chum nằm rải rác ở 109 khu vực, chủ yếu ở những nơi hẻo lánh hay trong rừng rậm). Chiếc chum lớn nhất có đường kính lên đến khoảng 3 mét, chum nặng nhất khoảng 14 tấn, còn đa phần là chum đá cao chừng 1 đến 1,5 mét. Tất cả những chiếc chum này đều được làm bằng đá thiên nhiên (đá vôi, đá ong, đá cẩm thạch), trong khi đó nằm cách rất xa cách đồng Chum là 5 núi đá. Các nhà khảo cổ học ước tính những chiếc chum này có niên đại cách nay 3.000 năm, tức số năm gấp đôi truyền thuyết của Lào. Nhưng gần đây lại có quan điểm cho rằng những chiếc chum này ra đời muộn hơn nhiều, có thể vào khoảng thế kỷ thứ 9, thứ 10.
Truyền thuyết kể rằng thủ lĩnh Khun Cheung (sống cách đây khoảng 1.500 năm) sau những cuộc chinh phạt thắng lợi đã truyền làm ra những chiếc chum để ủ rượu khao quân. Cũng có một truyền thuyết khác nên thơ hơn, cho rằng đây là những chiếc cốc uống rượu của các vị thần thánh.
Theo một nhà khảo cổ cũng là người Pháp, ông Henri Parmentier, người đã từng đến cánh đồng Chum năm 1923, thì chính ông Vinet, một quan thuế Pháp, là người phát hiện và cho thế giới biết tới những chiếc chum khổng lồ nầy từ năm 1909.
Năm 1930, bà Madeleine Colani thuộc trường Viễn Đông Bác Cổ Pháp đã đến nơi này để tìm tòi, nghiên cứu. Trong tác phẩm “Cự thạch cổ của Bắc Laos”, bà phủ nhận quan niệm dựa vào truyền thuyết của người dân vùng này cho rằng chum làm ra để ủ rượu. Bà khẳng định "những chiếc chum khổng lồ nầy không phải là những chum ủ rượu vì chẳng có dấu vết nào chứng mình điều đó cả". "Chẳng ai lại mất công đục đá tảng làm những cái chum khổng lồ và chỉ để ủ rượu ăn mừng chiến thắng. Làm được ngần nầy chum chắc chắn phải mất vài chục năm. Ai lại ăn mừng chiến thắng sau vài chục năm?" Bà đưa ra giả thuyết mỗi cái chum là một cái quách chôn người chết khi chính bà phát hiện ra những dấu vết xương, răng người, những vòng tay bằng đồng thau, những chuỗi hạt bằng thủy tinh trong những chiếc chum khổng lồ nầy, những nồi đất đựng xương người chôn chung quanh chum. Ngoài ra bà còn lưu ý đến một cái động trong đồi đá vôi gần Bản Ang, lòng động xuyên thẳng lên đỉnh đồi như ống khói tự nhiên, có vết nám đen trên vách... và cho đó là một cái lò hỏa thiêu người chết. Sau đó bà Colani còn nghiên cứu về bộ tộc Phuôn, cư dân của vùng đất này và phát hiện thêm phong tục chôn người chết trong chum (mộ chum) theo truyền thống của người Phuôn trùng hợp với thời kỳ cánh đồng Chum hình thành. Có điều, khi nghiên cứu, phân tích carbone những xương trong chum, trong nồi đất, các nhà khoa học ngạc nhiên nhận ra rằng tuổi xương còn cao hơn tuổi chum.
Cửa động đá vôi mà bà Colani phát hiện ra, có một bàn thờ ở ngay cửa động.
Ống khói tự nhiên của động.
Plain of Jars 1 nằm trên một ngọn đồi lộng gió, từ đây có thể nhìn ra một không gian thoáng đãng xung quanh. Nhiều nắng, nhiều gió. Hàng trăm chiếc chum nằm rải rác, chiếc đứng thắng, chiếc xiêu vẹo, nhưng đều có vẻ như trơ gan cùng tuế nguyệt. Không ít những chiếc chum đã bị vỡ, có thể do tác động tự nhiên, nhưng chắc phần nhiều là do bom đạn. Rất nhiều hố bom lớn còn nguyên dấu tích. Qua nhiều năm tháng cỏ đã mọc xanh nhưng vết thương của đất xem ra chưa hề liền miệng. Khẽ chạm tay vào vách chum xù xì, cảm giác không hề lạnh lẽo.
Plain of Jars 1.
Một chiếc chum duy nhất có nắp.
Hai chiếc chum thuộc loại to nhất ở đây.