Cho em hỏi mấy cụ hainm, mode, rùa, lucky đang làm chiến dịch sedding cho 1 cty làm về dịch vụ định cư nước ngoài nào à ?
Tốt nhất là bác nên quan tâm đến những thông tin mà mình nhận được hơn là soi mói những cái này. Cho dù là mình hay bác nào đó có làm dịch vụ định cư nước ngoài thật thì cũng là lao động kiếm sống đàng hoàng, cũng phải có chứng chỉ hành nghề và kiến thức thế nào thì mới được làm chứ hay bác nghĩ bọn Tây nó đồng ý để cho bất kì ai biết tiếng Anh cũng có thể giúp điền vào cái form xin định cư rồi thu tiền?
Ở thời điểm hiện tại, tổng quan chung của di dân là như thế này: Bọn Tây nó chỉ quan tâm đến 3 dạng chính (i) Có tiền, (ii) Có khả năng tạo ra công ăn việc làm cho chúng nó và (iii) có các kĩ năng làm việc mà xã hội của nó đang cần. Những đối tượng này là di dân có ích và nó khuyến khích. Ngược lại những cái đối tượng trái phép và thực chất không mang lại cái lợi ích gì cho xã hội của nó như cưới giả, vượt biên etc là nó đang làm rất chặt và bắt liên tục.
Đi đàng hoàng thì như thế này, ở đây mình nói trường hợp ở Úc:
(i) Có tiền: Tùy nước, với Úc thì 5 triệu tiền tươi hợp pháp = 3.5 triệu tiền Mĩ
(ii) Có khả năng mang lại công ăn việc làm cho bọn nó: Mang sang khoảng 400 ngàn mua một cái business (cafe, quán ăn, shop), nuôi 2 thằng Tây full time, bảo đảm doanh số hàng năm khoảng 400 ngàn... cứ thế trong 2 năm thì có thẻ xanh. Thường thì 1 cái business trị giá 400 ngàn sẽ dễ dàng nuôi 2 người làm và một người chủ (cũng phải lăn ra mà làm). Điều kiện để đi cái này là các bác phải có tiền, phải có khả năng chứng minh là mình biết làm kinh doanh thực sự bằng giấy tờ đàng hàng (ví dụ bắt đầu kinh doanh từ bao giờ, doanh số ra sao, nuôi được bao nhiều công nhân ở VN etc), nói chút chút tiếng Anh (yêu cầu đơn giản thôi). Nói tóm lại là không phải cứ bỏ vài trăm ngàn ra là xong mà phải là người biết kinh doanh thực sự.
(iii) Có các kĩ năng mà nó đang cần: Cái khái niệm này rất nhiều người ở VN nhầm lẫn là phải giáo sư bác sĩ này nọ thì nó mới cần. Xin thưa là thứ nhất GS hay bác sĩ không bao giờ đi được vì sang nó đếch cho hành nghề, bác sĩ nó bắt đi học lại 10 năm luôn. Rất nhiều ngành nghề mang tính lao động đơn giản như làm bánh, thợ hàn, đầu bếp etc đều gọi là highly skilled hết. Đi theo đường này chủ yếu vẫn là theo kiểu vác một thằng cty ở Úc về VN, liên kết với 1 cái trường cao đẳng bên đấy sang VN dạy một khóa cấp tốc độ 1 tháng để lấy chứng chỉ. Kinh nghiệm làm việc ở VN + chứng chỉ của Úc + có Cty của Úc nhận (với mức lương thấp hơn 1 chút so với mức trung bình của ngành nhưng không thấp hơn mức quy định bởi Bộ di trú) thì có thể đi. Sau 2 năm làm tốt nhờ Cty nó bảo lãnh visa định cư cho là xong. Đi kiểu này thực chất là dễ dàng và bảo đảm nhất, với chi phí thấp nhất.
Bây giờ nói đến cái trò đi vớ vẩn nhất, là lấy vợ lấy chồng:
Cái mấu chốt của cái này là phải gặp được người tin tưởng, ấy nhưng mà cái hội đã chấp nhận lấy vợ lấy chồng trên giấy tờ để kiếm tiền thì lại hơi bị khó mà tin tưởng được, thế nên nó là cái vòng con gà quả trứng. Sau khi lấy xong, giả thiết là qua kiểm tra các kiểu sang được rồi (giờ nó làm chặt đến mức đôi khi nó đòi xem cả bằng chứng quá trình yêu nhau thế nào, tin nhắn chít chát qua mạng ra làm sao) thì phải ở với nhau 4 năm mới xong. Trong thời gian đấy nó kiểm tra liên tục, ví dụ ở cùng nhà mà lại ko cùng phòng là rách việc. Cái thằng/con mình lấy nó mà thỉng thoảng nó giở quẻ, đòi thêm tiền này tiền kia ko đưa cho nó dọa bỏ hay gì đấy là lại khốn nạn, bỏ thì mất tiền đi về mà cho tiền thì nó cứ vòi mãi. Trên danh nghĩa là vợ chồng rồi thỉng thoảng nó xơi vợ/chồng mình vài cái thì cũng chả biết kêu ai... nói tóm lại là rất dở hơi và vô cùng mạo hiểm với những gia đình tử tế.
Cái trò lấy chồng/vợ này chỉ phù hợp cho mấy em miền Tây giải nghệ vẫn còn nhan sắc, phập một thằng Tây hay Việt già già sang sống thì căn bản là cũng ok vì thứ nhất là mấy thằng kia nó cũng cần có vợ, và chúng nó cũng chả lấy được ai ở đây... ngoài ra các em cũng chịu khó đi làm kiếm tiền về nuôi chồng nữa, vừa được xơi vừa được nuôi tội gì chúng nó không lấy... thường những quả này là ổn định sau vài năm có quốc tịch rồi là đường ai nấy đi.
Bây giờ nói đến cái việc cho F1 đi:
Thứ nhất là về mặt thống kê mà nói thì giờ 10 cháu đi học đại học thì 8 cháu về là ít, đấy là thực tế. Ở lại sau khi học xong bây giờ không dễ một tí nào. Sinh viên quốc tế là nguồn xuất khẩu lớn nhất của Úc, nhưng nước Úc có đào tạo các cháu thực sự để làm việc cho nước Úc hay không thì lại là chuyện khác. Cũng là một chuyên ngành, điều kiện nhận sinh viên Úc vào đôi khi khó hơn rất nhiều so với sinh viên quốc tế. Học ở đây thì dễ, lecturer đa phần đều được chỉ đạo hoặc răn dạy về chuyện phải pass sinh viên quốc tế (mà nó nói theo kiểu vừa văn hoa vừa dằn mặt là nếu sinh viên không pass, thì người thầy cần phải xem lại mình). Kết quả là các cháu đi làm thêm túi bụi, học thì ít, ra trường kiến thức lỗ mỗ. Có một cái thực tế là nhiều cháu đi học ví dụ tài chính hay kế toán, đến lúc ra trường thì cái mục tiêu đầu tiền là phải thi IELTS được điểm 7 để còn thi lấy chứng chỉ hành nghề, kết quả sau 4-6 năm sống ở một nước nói tiếng Anh thế đấy.
Chính những cháu dễ ở lại nhất lại là những cháu đi học nghề, chịu khó chân lấm tay bùn tí ra trường xin việc cũng dễ, sau vài năm là tự mình kinh doanh (làm nghề thì cũng là kinh doanh), chả có thằng con nào ngồi trên đầu. Xã hội ở đấy nó không có "miếng" như ở mình nên bàn giấy (ví dụ kế toán) với công nhân thu nhập như nhau hết. Thực tế thì ở VN đi làm kế toán cũng 5 triệu mà công nhân thì cũng 5 triệu, mỗi cái là ông kế toán ở mình có khi còn có miếng này miếng kia thêm vào, ở đây thì không có. Cái chính là những gia đinh ở VN có con đi học lại hay thích cho các cháu học đại học, cho nó oai, lại làm bàn giấy nhẹ nhàng... mỗi tội bọn Úc nó cũng muốn thế, mà nó lại giỏi hơn mình, kết quả là ra trường ko có việc, mà ko có việc thì sau một thời gian là phải đi về.
Tóm lại là cho F1 đi học rồi ở lại hiện nay không dễ một chút nào, nếu xác định ở lại thì cần phải có chiến lược biết học cái gì ngay từ đầu còn không thì cứ xác định là vài tỉ tan thành khói ngay. Trình độ các cháu học ĐH ở Úc về VN hiện nay nói chung không có khá hơn sinh viên khá giỏi ở mấy trường đại học tốt trong nước, kể cả về mặt ngoại ngữ. Nếu xác định học xong làm ở VN thì cứ để tiền đấy chạy cho cháu một suất vào chỗ nào đấy có ăn thì hơn.
Kết luận:
(i) Nếu muốn đi thì tự mình hãy đi, đừng bắt con mình làm thay mình.
(ii) Nếu đi, thì hãy chọn những con đường hợp pháp và ít rủi ro mà đi, tùy theo điều kiện tài chính của mình. Có nhiều tiền, vừa tiền, ít tiền... đều có thể đi được hết, quan trọng nhất là phải xác định là nếu ít hoặc vừa tiền thì phải lăn ra mà làm, và không cảm thấy "ê chề" khi lao động kiếm tiền đàng hoàng.