Ngày 26 tháng 4 năm 1859
Pháo hạm L’Alarme báo tin buồn cho Đô đốc từ Sài Gòn. Vào ngày 21 tháng 4, Tư lệnh Jauréguiberry muốn lợi-dụng một tiểu đoàn thủy quân lục chiến từ trung đoàn 3, được tăng-viện từ Pháp đến và lên tàu vận tải hỗn hợp La Marne để tấn-công các vị trí của địch, nằm ở phía tây bắc của Đồng Mồ Mả, cách Đồn Nam 3 dặm.
Xuất phát vào lúc 5 giờ sáng, theo đội hình hàng dọc, với khoảng 800 lính tinh nhuệ, đã không chạm trán với kẻ thù cho đến sau một cuộc hành quân kéo dài ba giờ rưỡi. Các chiến binh An Nam, ngồi xổm trong bụi cây, sau một vài phát súng lẩn nhanh trong các rãnh bao gồm hai pháo đài hình vuông và khép kín, được nối với nhau bằng một bức thành; toàn bộ rào bằng cọc tre vót nhọn tua tủa, chông tre, nứa, hàng rào cọc gỗ, giống như những công sự [ nguyên văn: redoutes, pháo đài nhỏ bằng đất hoặc khối xây] được xây dựng trên sông Hàn.
Đầu tiên liên quân tấn công pháo đài ở bên phải; cửa bị phá, một số lớn binh lính An Nam cầm gươm giáo xông ra. Pháo đài ở bên trái, lần lượt bị tấn liên quân công từ tất cả các phía, bèn chào đón những kẻ tấn công bằng hỏa lực pháo hạng nặng và súng hỏa mai xối xả. Lính liên quân áp dụng chiến thuật áp sát giáp lá cà dùng kiếm, quân An Nam, biết không còn đường lùi, chống cự sự dũng cảm tuyệt vọng. Sau vài lần bị đánh bật ra, liên quân cố gắng phá vỡ một cánh cửa; ngay lập tức một phát đại bác bắn đạn chùm bắn trúng những lính liên quân tìm cách vào pháo đài: Trung sĩ Henri des Pallières bị tử thương. Liên quân vẫn xông lên, một cánh cửa thứ hai bị phá; phía sau là một tường lan can dọc thấp, quân An Nam bảo vệ ở đây kháng cự quyết liệt. Các binh sĩ liên quân bị đánh bật lại, cộng với cái nóng dữ dội, không thể tiến lên được nữa. Vào lúc 10 giờ, sau một giờ rưỡi chiến đấu dưới cái nắng như đổ lửa, các cánh quân lui về đồn bên phải.
2 giờ chiều, liên quân quyết-định rút lui; quân An Nam bắn vài phát súng. Đầu tiên chúng tôi đến một ngôi chùa, nằm cách sông 5 cây số, nơi chỉ huy Jauréguiberry đã để lại một đại đội dự bị với pháo binh. Địch theo dõi sự di chuyển của chúng tôi từ xa, không nghi ngờ gì nữa, [quân An Nam] hy vọng bắt được tù binh; nhưng binh lính của chúng tôi biết số-phận đang chờ đợi họ, nếu họ rơi vào tay của người An Nam. Đoàn quân không đến được Đồn Nam cho đến 7 giờ tối.
Trong ngày không may này, chúng tôi đã có 14 người thiệt mạng, trong đó có hai sĩ quan: MM. de Beaulieu, phó ủy viên hải quân; Vanaque, trung úy bộ binh thủy quân lục chiến, và trung sĩ Henri des Pallieres, người đã tự ra hiệu khi chiếm được thành Gia Định; số người bị thương tăng lên 30 người. Những người lính đã kiệt sức đến mức không còn sức để cứu 4 người bị thương: Trung sĩ des Pallières cũng bị bỏ rơi, nhưng lúc đó anh đang hấp hối. Chúng tôi chỉ bắt được 3 tù binh, họ nói họ là quan lại; một số lá cờ và súng xoay cũng thu được từ quân An Nam, với lực lượng ước tính khoảng 8.000 người.
Trận Kỳ Hòa lần 1 này là thất bại đầu tiên của chúng tôi ở An Nam; hy vọng rằng chúng ta sẽ có thể tận dụng những bài học qua thất bại này. Không thể chỉ một vài bao bột thuốc súng hay một vài quả lựu đạn mà chắc đã khiến chúng ta trở thành những người làm chủ vị trí? Hơn nữa, liệu người ta có thể thực hiện một cuộc hành quân dài như vậy, băng qua những vùng đồng bằng cháy bỏng, đã thế sao người ta còn phạt những binh lính không quen với cái nóng gay gắt của khí hậu nhiệt đới? Trong trường hợp này, tốc độ hành quân chậm, dừng lại thường xuyên có phải là điều cần thiết? Tại sao phải bắt những người lính đã dậy từ hai giờ sáng! [ tác giả trách móc sự yếu kém của tư lệnh Jauréguiberry].