Nhu cầu tìm hiểu Lịch sử nói chung và thời Lý của các cụ OF có rất nhiều. Trên thực tế, sử liệu về thời Lý -Trần của Việt Nam xét về bản gốc, còn rất ít do cuộc xâm lược của quân Minh thời Hồ Quý Ly đã thiêu hủy, phá đốt hết.
Với ý tưởng để các cụ/mợ nhà ta thấy được được góc nhìn của sử gia Trung Quốc, cách nhìn nhận, đánh giá của họ đối với triều nhà Lý, nay em hân hạnh giới thiệu bản dịch cuốn: Lĩnh Ngoại Đại Đáp viết về nhà Lý của chúng ra.
Lĩnh Ngoại Đại Đáp là cuốn sách biên khảo về địa lý, phong tục, kinh tế, xã hội chứ không bàn sâu về chính trị do viên quan vùng biên giới kiêm phiên dịch bộ Lễ nhà Tống là Chu Khứ Phi viết vào khoảng năm 1178.
Vì đã nhiều lần sang nước ta, lại làm phiên dịch, nên chắc chắn Chu Khứ Phi phải nói tiếng Việt tốt và am hiểu nhiều về đất nước ta thời ấy.
Sách nói về vùng Lĩnh Ngoại, hay Lĩnh Nam, là bao gồm các vùng của Trung Quốc ngoại Trung Nguyên như Lưỡng Quảng, Quế Lâm, Tứ Xuyên....và tất nhiên cả nước ta.
Em chỉ dịch những phần nào nói về nước ta, trong nguyên tác, tên nước ta đôi khi là: An Nam, Giao Chỉ [ lại có 2 cách viết Giao Chỉ: 交趾 và 交址] rồi Giao Châu, đôi khi tác giả gọi tắt là Nam 南 .
Do trình-độ chữ Hán cổ cực kỳ dốt nát, văn phong quê mùa, kiến thức hạn-hẹp, em gắng mạo muội cố gắng dịch hầu các cụ.
Sách rất dài, viết theo lối cổ văn thời Tống, nên đôi khi gây khó cho người đọc nếu dịch sát nghĩa, em xin phép chuyển những đoạn quá khó sang ngôn ngữ hiện đại cho dễ hiểu với đa số. Nếu đọc thấy không thuận mắt kính mong các cụ các mợ, đặc biệt là các Dịch giả, các cao thủ Hán - Nôm,... cho em xin hai chữ Đại Xá.
Với ý tưởng để các cụ/mợ nhà ta thấy được được góc nhìn của sử gia Trung Quốc, cách nhìn nhận, đánh giá của họ đối với triều nhà Lý, nay em hân hạnh giới thiệu bản dịch cuốn: Lĩnh Ngoại Đại Đáp viết về nhà Lý của chúng ra.
Lĩnh Ngoại Đại Đáp là cuốn sách biên khảo về địa lý, phong tục, kinh tế, xã hội chứ không bàn sâu về chính trị do viên quan vùng biên giới kiêm phiên dịch bộ Lễ nhà Tống là Chu Khứ Phi viết vào khoảng năm 1178.
Vì đã nhiều lần sang nước ta, lại làm phiên dịch, nên chắc chắn Chu Khứ Phi phải nói tiếng Việt tốt và am hiểu nhiều về đất nước ta thời ấy.
Sách nói về vùng Lĩnh Ngoại, hay Lĩnh Nam, là bao gồm các vùng của Trung Quốc ngoại Trung Nguyên như Lưỡng Quảng, Quế Lâm, Tứ Xuyên....và tất nhiên cả nước ta.
Em chỉ dịch những phần nào nói về nước ta, trong nguyên tác, tên nước ta đôi khi là: An Nam, Giao Chỉ [ lại có 2 cách viết Giao Chỉ: 交趾 và 交址] rồi Giao Châu, đôi khi tác giả gọi tắt là Nam 南 .
Do trình-độ chữ Hán cổ cực kỳ dốt nát, văn phong quê mùa, kiến thức hạn-hẹp, em gắng mạo muội cố gắng dịch hầu các cụ.
Sách rất dài, viết theo lối cổ văn thời Tống, nên đôi khi gây khó cho người đọc nếu dịch sát nghĩa, em xin phép chuyển những đoạn quá khó sang ngôn ngữ hiện đại cho dễ hiểu với đa số. Nếu đọc thấy không thuận mắt kính mong các cụ các mợ, đặc biệt là các Dịch giả, các cao thủ Hán - Nôm,... cho em xin hai chữ Đại Xá.
Chỉnh sửa cuối: