[Funland] ĐH Bách Khoa di dời về Văn Giang

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,783
Động cơ
949,367 Mã lực
Nếu biết bố trí thời gian hợp lý và cách học tập hiệu quả thì vừa học vừa làm mà vẫn tốt.
Nhiều bạn chỉ học ko nhưng học vẫn dốt, nhiều bạn vừa học vừa làm mà vẫn học giỏi.
Giá cả để sống ở Đức chỉ ở mức trung bình của châu Âu (khối tây Âu), học ở Đức không mất học phí, hệ thống ký túc xá của các trường đại học Đức rất tốt, Đức là 1 trong những cái nôi của nền đào tạo đại học, nhưng không nhiều người chọn cho F1 đến Đức học đại học, vì họ thấy tỷ lệ tốt nghiệp của sinh viên ngoại quốc ở Đức thấp (không chỉ sinh viên Việt sang đấy học).
Nhiều người nghĩ sai là người Đức chấm điểm khó, nhưng thực ra, giảng viên Đức cũng như ở mọi nơi khác họ chấm điểm không khó, chỉ khác là họ không nương tay khi người vào thi không đủ trình độ.
Đó cũng là cách tổ chức giáo dục đại học của họ. Họ không hề quản lý giờ lên lớp, thời gian học của sinh viên. Muốn học bao nhiêu năm, có lên lớp nghe giảng hay không là do tự người học chọn, nhà trường họ không quan tâm. Họ chỉ quy định cho mỗi ngành có bao nhiêu môn bắt buộc phải qua (đã thi và đạt). Chỉ cần đủ số môn đã thi họ sẽ tổ chức cho bảo vệ luận án là tốt nghiệp. Họ dám tổ chức như vậy vì sinh viên Đức có ý thức tự giác học cực cao (được Nhà nước cho vay tiền để học), sinh viên ngoại quốc học như sinh viên Đức thì sẽ tốt nghiệp. Nhưng mải làm thêm, chỉ tụ tập party,... sẽ không thể thi qua để có đủ môn cần thiết, nên học rất lâu mà chẳng thấy tương lai lúc nào sẽ tốt nghiệp.
Cách tổ chức giáo dục hệ đại học của họ dựa vào ý thức tự giác của sinh viên và không hề khuyến khích sinh viên đi làm thêm (để tăng tính năng động như ở xứ ta vẫn nói). Nhưng như thế thì rất nhiều người Việt sẽ không thích!
 
Chỉnh sửa cuối:

Vinhdq164

Xe tăng
Biển số
OF-400894
Ngày cấp bằng
12/1/16
Số km
1,090
Động cơ
490,545 Mã lực
Quê e cũng xây cái ĐH Thủy lợi to tổ bố mà có ma nào đâu. Thấy giờ làm khu để học quân sự.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top