Thứ nhất, nhà nước chưa bắt lỗi, hay quy lỗi cho dân về việc bán một giá, hợp đồng một giá. Cũng chưa có trường hợp nào bị bắt phạt về việc mua bán đất theo 2 giá, cũng chưa có trường hợp bị truy thu tiền thuế tncn trong việc chuyển nhượng đất. Vậy, cụ không thể nói nhà nước đẩy khó khăn cho dân, mà chính là nhà nước đang ôm khó khăn vào vào mình vì thất thu thuế, vì chính nhà nước chưa hoàn thiện cơ sở hạ tầng và khung pháp lý.Nghe khẩu khí của cụ có vẻ nắm vững quy trình. Nhưng với topic này thì việc đặt vấn đề đã có vấn đề. Đó là người chủ động ra chính sách là nhà nước không phải người dân, có nghĩa là chỉ có nhà nước mới có thể thay đổi tình trạng này.
Không thể yêu cầu người dân tự nguyện, tự giác được. Nếu dân tự giác cả thì đâu cần luật pháp, cần gì cảnh sát, toà án nữa phải không cụ.
Vì tiếp cận từ đầu như thế nên việc lấy lí do không kiểm soát được giá trị hợp đồng thực sự là bao nhiêu trở thành lỗi của dân và bao nhiêu khó khăn khác cũng đẩy hết cho dân. Mà thực tế dân này với dân kia không phải là một!
Việc này quan chức các cấp biết không? Chắc chắn biết vì được đưa ra bàn thảo và báo chí đưa nhiều rồi. Vấn đề là động lực để thực hiện việc sửa đổi không có ngoại trừ lo lắng ( nhưng không hiện hữu thúc vào đ.ít ngay) là mâu thuẫn về đất đai. Những mâu thuẫn ấy ở các vụ việc cụ thể bung ra thì lại lẫn vào án tham nhũng, làm trái. Chẳng hạn vụ Thủ Thiêm, nếu quan tham không ăn ra ngoài ranh thì sẽ chả có việc gì xảy ra. Nhưng vì có việc xảy ra nên mới có chuyện những người có diện tích bị thu hồi ngoài ranh được đền bù gấp rất nhiều lần người trong ranh. Vậy quy trình "đúng" về định giá ở đâu khi các thửa đất này có giá ngang nhau?
Còn như ở HN, việc đưa ra khung giá đất thổ cư đầy đủ sổ đỏ chỉ ngang bằng giá chung cư cùng khu vực hoặc gấp 1,5 lần giá chung cư tái định cư xa trung tâm ( khu Đống Đa bán nhà tái định cư ở Đại Kim) mà vẫn được coi là hợp lý vì "đúng quy trình"!
Cụ có thể thấy việc đúng quy trình với cái đúng trong đời sống đang cách nhau rất xa mà
Thứ hai, các khiếu nại về thu hồi đất là có, nhưng xét trên một tổng thể thì lại là con số nhỏ. Rất nhiều dự án do nhà nước triển khai và đền bù bị nghẽn do giải phóng mặt bằng, nhưng nếu xem lại thì số hộ khiếu kiện đòi quyền lợi chỉ là số nhỏ trong tổng các hộ cần phải thu hồi đất. Một số dự án trong những năm gần đây việc đền bù không xảy ra quá nhiều khiếu kiện, như dự án metro gd2 của TPHCM, dự án đường cao tốc, dự án sân bay Long Thành ... vậy, có thể thấy được tính hợp lý trong việc định giá đền bù đất của nhà nước.
Tất nhiên, việc một số cán bộ tham nhũng, lợi dụng quyền hạn, cố ý làm trái trong việc đền bù để chiếm lợi riêng, hay làm thiệt hại cho dân là không thể nào tránh khỏi. Tham nhũng là vấn đề của cả thế giới chứ không chỉ riêng của Việt Nam. Tuy nhiên, cũng phải nên công nhận, những lùm xùm của công tác giải phóng mặt bằng chủ yếu diễn ra trong giai đoạn trước đây nhưng hậu quả kéo dài đến giờ. Còn gần đây thì đã hạn chế rất nhiều.
Thứ 3, như cụ đề cập đến vụ Thủ Thiêm. Tất nhiên là cán bộ hồi trước làm sai, và đã phải trả giá. Việc giải quyết hậu quả thì lại phải đảm bảo quyền lợi cho người dân. Các hộ dân cũ đề bù trước đây thì theo giá cũ, còn các hộ sau này phải đền bù theo giá mới cao hơn là tất nhiên rồi. Cụ thấy đấy, với số tiền ngày xưa các hộ dc đền bù, họ có thể mua lại một mảnh đất ở khu khác. Nhưng thậm chí với số tiền của các hộ bây giờ dc đền bù, họ khó có thể mua một mảnh đất tương tự như các hộ trước.
Tất nhiên, mọi thứ đều là tương đối. Để có cái nhìn toàn diện thì cần xem xét vấn đề chung, sau đó bóc tách, chia nhỏ vấn về để xem xét kỹ, rồi lại phải tổng hợp vấn đề để đưa ra cái nhìn tổng quan. Ít nhất, với em, dữ liệu và trình độ của em không đáp ứng được, thế nên em không bàn sâu thêm vấn đề về quản lý nhà nước trong việc định giá đề bù này.
Vài dòng thảo luận cùng cụ trong thời gian rảnh rỗi của chỉ thị 16. Kính cụ và chúc cụ cuối tuần vui vẻ!