- Biển số
- OF-508190
- Ngày cấp bằng
- 4/5/17
- Số km
- 6,716
- Động cơ
- 255,623 Mã lực
Thế lại bỏ ngày 20/11 à?Nên coi giáo viên là 1 nghề bình thường, bỏ mấy cái gông là gv phải thế lọ thế chai đi.
Thế lại bỏ ngày 20/11 à?Nên coi giáo viên là 1 nghề bình thường, bỏ mấy cái gông là gv phải thế lọ thế chai đi.
Thằng nhà em thì" Không học cức ko có mà bốc nhá "Dự là ý kiến này sẽ bị các bị chửi bới ghê gớm, hầu hết các ý kiến đạo lý sẽ là: "không học lễ thì..."
Theo e bỏ hết các loại khẩu hiệu đi cũng được, sáo rỗng lắm.
Hoặc nếu thích để thì e thấy ưng 2 câu:
1. Từ dân gian: Không học sau này bốc c*t
2. Từ trường L.T.Vinh: Có chí thì nên
Ngành nào giờ chả có ngày truyền thống mà cụ, đến gian thương còn có nữa là, ngày 13/10 đó.Thế lại bỏ ngày 20/11 à?
Trước thì cái chữ Lễ nó là Lễ nghĩa thì thấy ko sai. Nhưng giờ do hoàn cảnh và tình hình thực tế thì hầu hết đều hiểu sang là Lễ lạt. Nên là phải xấu hổ thoychắc họ hiểu "Lễ" là biếu xén lễ lạt thầy cô chăng???
Tôi nói thật chứ.Cụ nói thật hay nói vui thế. Em thấy 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng là chuẩn, ngắn gọn, súc tích, đơn giản dễ hiểu và cái chính là nó có ý nghĩa thực tế chứ cụ.
cụ biết thực tế nó như nào rồi mà còn phải nếuNếu chỉ cần bỏ câu này mà chất lượng GD tốt lên thì em rất ủng hộ, còn buồn buồn đưa ra để tranh cãi thì đúng là bọn dở hơi.
Chắc hiểu như dưới!Em cho rằng vị dáo xư này chưa hiểu hết chữ"lễ".
chắc họ hiểu "Lễ" là biếu xén lễ lạt thầy cô chăng???
Hô khẩu hiệu xuông thì đương nhiên là nên bỏ, như vậy là bỏ hô khẩu hiệu xuông. Còn nếu phải chọn lọc một vài khẩu hiệu chất lượng (chỉ xét trong nội hàm của khẩu hiệu, không xét đến kết quả của việc áp dụng vì nó còn do cách áp dụng và quá nhiều yếu tố ảnh hưởng), thì em cho rằng 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng là một khẩu hiệu chất lượng.Tôi nói thật chứ.
Tôi quan niệm mọi thứ cần phải thực chất, không nên hô hẩu hiệu xuông.
Không phải những học sinh hô 5 điều Bác Hồ dậy mỗi ngày đều học tập tốt, đều yêu nước, đều thật thà...
Hay những kẻ tham nhũng, trộm cắp... là do hồi bé không đọc 5 điều Bác Hồ dậy
Các cụ đảo lái kinh quá! Có cần phải thế không???Hehe cũng đúng.
Trc em đi học cũng viết đơn xin học “lettre de motivation” hoặc xin việc nhưng bên xứ Phớp thì các văn bản thông dụng cũng ko yêu cầu viết câu “ Cộng hoà Pháp - Tự do, bình đẳng, bác ái”
Theo em thì cũng bỏ 2 cái dòng trên cùng mà trừ thư tình ra thì văn bản nào cũng có ý
Ông ấy có nói là "sai" đâu... Cụ đọc kỹ lại bài của ông ấy nhé... Haizzz!!!Tôn Sư Trọng Đạo; Uống Nước Nhớ Nguồn; Biết ơn có gì là không tốt? lễ nghĩa, lễ phép có gì sai? Em hỏi ông Giáo Sư là Dừ Làm sao?
Câu này sáng đấy cụ!Ko hợp lý thì nên đổi ngược lại cho hợp lý thôi "Tiên học văn, hậu học lễ"
Em thấy những khẩu hiệu cụ nói, khẩu hiệu nào cũng đúng, nhưng vì sao mỗi thời coi trọng 1 khẩu hiệu, theo lý thông thường, cái gì cần nhất thì đẩy lên cao nhất, ưu tiên nhất, mong muốn và đang thiếu cái gì nhất thì cái đó cũng được đẩy lên cao nhất. Thời 70, 80, những khẩu hiệu như Dạy tốt, học tốt, ... mà cụ nói, là những vấn đề đang được mong mỏi nhất, em nhớ lại thời đó, con người trong xã hội cơ bản là tự giác và gương mẫu hơn bây giờ rất nhiều, khả năng chịu đựng và vượt khó cũng tốt hơn, kỷ luật hơn. Nhưng thời kỳ đó là thời kỳ chiến tranh, bao vây, cấm vận, có quá nhiều thứ thiếu thốn khó khăn, nên việc học nó cũng bị ảnh hưởng, ảnh hưởng lớn đến nỗi người ta cần nhất là dạy tốt và học tốt được trong cái hoàn cảnh khổ sở đó. Nhưng bây giờ nói thật, ngoảnh nhìn xung quanh thì giá trị đạo đức suy đồi hơn ngày xưa nhiều lắm, từ khi đất nước mở cửa, đón nhiều thứ tốt cũng hứng nhiều thứ tệ hại, nên nhiều cái nó kinh khủng hơn ngày xưa, vấn đề đạo đức vì ngày càng báo động, nên khẩu hiệu Tiên học lễ, hậu học văn được đẩy lên cao hơn là vì thế. Ngày em còn bé đi học, học hư, học lười bị thầy cô giáo mắng, phạt, về mà lộ ra là bố mẹ phạt tiếp, giờ học hư, học lười, thầy cô giáo không dám mắng không dám phạt, ai nghiêm khắc thì bị chửi, cả học sinh lẫn phụ huynh chửi, đấy là đạo đức xuống cấp. Bên cạnh đó, có thể nhiều cụ sẽ nói nhiều giáo viên không ra gì, phản giáo dục, cái đó là hiện thực không thể chối cãi, nhưng nó phát sinh từ đâu, nó phát sinh từ khi những giáo viên đó còn nhỏ, họ đã không được quan tâm đến vấn đề như khẩu hiệu Tiên học lễ, hậu học văn, nên chính con người đó khi học xong những kiến thức để đi dạy học, chính họ lại không hiểu Tiên học lễ, hậu học văn, nên họ mới có những việc phản giáo dục như vậy. Như vậy, việc đẩy cao khẩu hiệu Tiên học lễ, hậu học văn cũng càng phải thực hiện, còn bỏ đi nghĩa là bỏ sự quan tâm trong giáo dục đạo đức, nếu không giáo dục đạo đức thì những chuyện vô lễ, phản giáo dục nó sẽ như cơm bữa. Còn câu Nhất tự vi sư, bán tự vi sư thì thời đầu những năm 90 bọn em còn làm bích báo vẫn thi thoảng dùng, cũng chả có gì là mới mẻ đâu ạ.Báo cáo các cụ, thời của em đi học tức là thời trước cải cách giáo dục, dưới mái trường XHCN hoàn toàn không có khẩu hiệu " Tiên học Lễ, hậu học Văn " này, mà chỉ có các khẩu hiệu như " Dạy thật tốt, Học thật tốt ", "Thi đua Dạy tốt - Học tốt", " Học , học nữa, học mãi ","Tất cả vì học sinh thân yêu ", " Tri thức là sức mạnh ", "Vì lợi ích mười năm trồng cây vì lợi ích trăm năm trồng người ".....
Nói thẳng ra là khẩu hiệu " Tiên học Lễ, hậu học Văn " không được sử dụng, vì nó là tàn dư của thời phong kiến, không nhà trường phía Bắc nào sử dụng. Khẩu hiệu này chỉ các cụ học trong Nam thời trước giải phóng nhà trường mới dùng.
Khẩu hiệu " Tiên học Lễ, hậu học Văn ", chữ Lễ ở đây chính là lễ nghĩa là cái khuôn mẫu phép tắc về hành xử, đề cao rằng người quân tử thì xem trọng trọng lễ nghĩa hơn tri thức , mà chuẩn mực của lễ nghĩa theo Nho Giáo chính là " Tam cương ngũ thường ", bao gồm: Tam Cương : , quân thần cương : bổn phận đối với Vua, phụ tử cương: bổn phận đối với Cha / đạo cha con., phu thê cương: bổn phận đối với vợ / đạo vợ chồng. Ngũ Thường: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Nói một cách khác các cụ nhà Nho lấy tam cương ngũ thường làm gốc, lấy văn chương chữ nghĩa làm ngọn.
" Nếu không có lễ, lấy gì mà phân biệt nghĩa vua tôi, trên dưới cho có đạo lý?: “Trong những cái của dân cậy mà sinh hoạt thì lễ là to hơn cả. Không có lễ thì không phân biệt ngôi vua tôi, trên dưới , lớn bé; không có lễ thì không có thể phân biệt cái lòng thân của trai gái, cha con, anh em, sự giao tiếp về hôn nhân về người thân hay người sơ” ( Lễ ký: Ai công vấn, XXVII)
Tuy nhiên sau thời kỳ đổi mới, xã hội khá khẩm có của ăn của để, nói cách khác là " Phú quí sinh lễ nghĩa " thì tự dưng nó được áp dụng trở lại. và nghĩa của nó bị suy diễn lung tung như : học làm người trước khi học tri thức, hay : Học đạo dức trước khi hoặc văn hóa...bla, bla
Nếu như vẫn giữ lại khẩu hiệu này, thì em đề nghị thêm một vế " Nhất tự vi sư, bán tự vi sư " cho nó cân. Để em vào ngày tết nhất, 20-11 đi lễ Tết thầy cô , mà không cảm thấy ngại.