- Biển số
- OF-305461
- Ngày cấp bằng
- 17/1/14
- Số km
- 780
- Động cơ
- 309,250 Mã lực
Các cụ chuẩn đi đấu lại đèn hoặc nhớ bật đèn cả ngày nhé, xxx sắp có thêm công cụ kiếm tiền rồi.
Hy vọng là bác không bật đèn pha. Tôi đi đường, lúc nào cũng muốn rủa những kẻ bật đèn pha làm chói mắt người đi ngược chiều, chói mắt cả người đi cùng chiều (qua gương).Em ủng hộ phương án này !
Xe máy của VC em luôn bật đèn ban ngày vì nó tăng sự chú ý của phương tiện khác và như thế là an toàn cho em, gia đình em.
Mà bật cái đèn ban ngày thì lợi hại thế nào ? Lợi là tăng sự chú ý của phương tiện khác; hại là bóng đèn nhanh hỏng. Nói thật các cụ ngay cả bóng đèn ô tô cũng chỉ có 250K/cái thì bóng đèn xe máy bao nhiêu em cũng chả để ý....Uống bia bữa cả triệu bạc mà tiếc kiệm chục ngàn bạc cho an toàn của bản thân và gia đình
Nói như bác thì sẽ phải thiết kế đèn dùng cho ban ngày, hoặc phải làm sao để cho hàng chục triệu xe máy không có cái nào bật đèn pha làm chói mắt người đi ngược chiều. Liệu việc đó có cần thiết bằng việc ngăn chặn hàng triệu người vượt đèn đỏ mỗi ngày ở riêng Hà Nội?Mời các ông auto chưởi đọc này.
Việc bật đèn xe máy 24/24, tôi ủng hộ.
Vì ko ít thì nhiều, nó có sự cảnh báo với ô tô khi cần thiết.
Còn khi nào cần thiết thì khó nói lắm.
Còn cái việc bật đèn như thế nào lại là câu chuyện khác, ví dụ xe có 1 công tắc đèn ban ngày, nó sáng yếu thôi, nhưng đủ để thành 1 nguồn sáng.
Nó cũng như bác phải xi nhan khi rẽ vậy, để báo cho xe khác biết, tao rẽ đây.
Câu hỏi là: Thế 2h sáng, đ.éo có ai thì xi nhan làm gì?
Đúng rồi, việc ấy vô nghĩa lúc 2h sáng, nhưng nếu làm vậy (chỉ xi nhan khi cần thiết), sẽ dẫn đến việc các bác quên xi nhan khi thực sự cần.
=> nên xi nhan mọi lúc - mọi nơi khi rẽ, để thành phản xạ.
Vì thế, nó thành quy định.
Việc chói mắt + đèn đỏ phụ thuộc ý thức, nó là vấn đề khác.Nói như bác thì sẽ phải thiết kế đèn dùng cho ban ngày, hoặc phải làm sao để cho hàng chục triệu xe máy không có cái nào bật đèn pha làm chói mắt người đi ngược chiều. Liệu việc đó có cần thiết bằng việc ngăn chặn hàng triệu người vượt đèn đỏ mỗi ngày ở riêng Hà Nội?
Cái lợi có thể nhận thấy, nhưng khó mà đo đếm liệu nó có tác dụng bao nhiêu. Cái hại, tác dụng phụ của nó thì hiển hiện, rất lớn với điều kiện dân trí thấp như hiện nay, khi mà đa số người lái xe còn chẳng biết mình đang bật đèn pha hay cốt.Việc chói mắt + đèn đỏ phụ thuộc ý thức, nó là vấn đề khác.
Khi cả chục xe máy sau lưng - trước mặt bác, bác nhìn thấy họ dễ dàng, dù họ có đèn hay không. Vì bản thân cái xe máy có mặt cắt nhỏ, nên khó lòng nhận ra hơn so với ô tô.
Ngược lại, khi chỉ có vài xe, lúc ấy bác mới thấy, nếu xe ấy có đèn, mình có thể nhìn thấy họ sớm hơn => có thể đã ko lao vào nhau.