- Biển số
- OF-41537
- Ngày cấp bằng
- 25/7/09
- Số km
- 761
- Động cơ
- 473,990 Mã lực
Đặc điểm giao thông ở các thành phố lớn của Việt Nam là phương tiện hỗn hợp và số lượng phương tiện rất lớn. Vì vậy tình trạng ùn tắc thường xuyên xảy ra, gây ra nhiều thiệt hại về vật chất cũng như sức khỏe của cộng đồng.
Hiện nay, đèn tín hiêu giao thông tại hầu hết các ngã tư ở Hà Nội đều được tổ chức như hình dưới đây:
Uploaded with ImageShack.us
Khi đèn tín hiệu từ các đường 1 và 3 đỏ thì các đường 2 và 4 là đèn xanh. Các phương tiện từ đường 2 và 4 được phép đi theo cả 3 hướng, điều này gây ra xung đột giao thông, khiến cho các phương tiện phải đan xen vào nhau để tìm cách thoát khỏi ngã tư. Hậu quả là tốc độ di chuyển bị giảm xuống, thậm chí còn không thể di chuyển được và rất dễ xảy ra va chạm. Nhiều khi số lượng phương tiện còn đọng lại ở ngã tư rất lớn thì đèn xanh từ đường 1 và 3 đã được bật và quá trình ùn tắc lại tiếp tục. Ở đây không thể đổ tại ý thức kém của người tham gia giao thông vì họ vẫn tuân thủ đèn tín hiệu! Có lúc để qua được 1 ngã tư phải mất 15 phút!
Để tránh ùn tắc tại các ngã tư thì cách duy nhất là triệt tiêu xung đột giao thông. Tôi xin đề xuất cách tổ chức đèn tín hiệu theo hình dưới đây:
Uploaded with ImageShack.us
Ví dụ, khi đèn tín hiệu từ đường 1 xanh thì 3 hướng còn lại đỏ. Các phương tiện có thể phải dừng chờ đèn đỏ hơi lâu một chút nhưng bù lại, các phương tiện thoát khỏi ngã tư rất nhanh và va chạm hầu như không xảy ra. Nếu đèn xanh cho mỗi hướng được đặt ở mức 30 giây thì các phương tiện ở bất cứ hướng nào chỉ phải chờ khoảng 90 giây, nhưng ùn tắc chắc chắn không xảy ra. Việc còn lại là tính toán trình tự đèn xanh (có thể là 1-2-3-4, 1-3-2-4 hoặc 1-4-3-2) sao cho các phương tiện khi được phép vào ngã tư không bị vướng vào những phương tiện chưa kịp thoát khỏi ngã tư. Thực ra, phương án này đã được áp dụng tại ngã tư Kim Mã – Liễu Giai, Nguyễn Chí Thanh và kết quả khá tốt, tuy nhiên thời gian dừng chờ nên điều chỉnh chút ít cho hợp lí. Tôi không hiểu vì sao mô hình này không được nhân rộng để giao thông Hà Nội dễ chịu hơn.
Hiện nay, đèn tín hiêu giao thông tại hầu hết các ngã tư ở Hà Nội đều được tổ chức như hình dưới đây:
Uploaded with ImageShack.us
Khi đèn tín hiệu từ các đường 1 và 3 đỏ thì các đường 2 và 4 là đèn xanh. Các phương tiện từ đường 2 và 4 được phép đi theo cả 3 hướng, điều này gây ra xung đột giao thông, khiến cho các phương tiện phải đan xen vào nhau để tìm cách thoát khỏi ngã tư. Hậu quả là tốc độ di chuyển bị giảm xuống, thậm chí còn không thể di chuyển được và rất dễ xảy ra va chạm. Nhiều khi số lượng phương tiện còn đọng lại ở ngã tư rất lớn thì đèn xanh từ đường 1 và 3 đã được bật và quá trình ùn tắc lại tiếp tục. Ở đây không thể đổ tại ý thức kém của người tham gia giao thông vì họ vẫn tuân thủ đèn tín hiệu! Có lúc để qua được 1 ngã tư phải mất 15 phút!
Để tránh ùn tắc tại các ngã tư thì cách duy nhất là triệt tiêu xung đột giao thông. Tôi xin đề xuất cách tổ chức đèn tín hiệu theo hình dưới đây:
Uploaded with ImageShack.us
Ví dụ, khi đèn tín hiệu từ đường 1 xanh thì 3 hướng còn lại đỏ. Các phương tiện có thể phải dừng chờ đèn đỏ hơi lâu một chút nhưng bù lại, các phương tiện thoát khỏi ngã tư rất nhanh và va chạm hầu như không xảy ra. Nếu đèn xanh cho mỗi hướng được đặt ở mức 30 giây thì các phương tiện ở bất cứ hướng nào chỉ phải chờ khoảng 90 giây, nhưng ùn tắc chắc chắn không xảy ra. Việc còn lại là tính toán trình tự đèn xanh (có thể là 1-2-3-4, 1-3-2-4 hoặc 1-4-3-2) sao cho các phương tiện khi được phép vào ngã tư không bị vướng vào những phương tiện chưa kịp thoát khỏi ngã tư. Thực ra, phương án này đã được áp dụng tại ngã tư Kim Mã – Liễu Giai, Nguyễn Chí Thanh và kết quả khá tốt, tuy nhiên thời gian dừng chờ nên điều chỉnh chút ít cho hợp lí. Tôi không hiểu vì sao mô hình này không được nhân rộng để giao thông Hà Nội dễ chịu hơn.
Chỉnh sửa cuối: