Để số N kéo phanh tay mà không để P có hại gì đến xe không(số tự động)

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,772
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Các cụ cứ sử dụng cụm từ PHANH TAY nên mới có chuyện cứ bàn tán ủm củ tỏi thế này
Trong catalogue và các tài liệu đăng kiểm có chỗ nào nói là phanh tay đâu, toàn nói là hệ thống phanh hỗ trợ đỗ (park brake)
Do vậy, chỉ cần quên cụm từ PHANH TAY đi, dùng cụm từ PHANH ĐỖ thì các cụ mới thông cảm cho nhau được
Đã gọi là PHANH ĐỖ thì cứ chỗ nào tiện là đặt thôi mà, xe thì đặt ở chân, xe thì đặt ở vô lăng, xe thì đặt ở tay... sau này còn tích hợp ở đâu đó thì chẳng ai biết được, có khi điều khiển bằng giọng nói thì các cụ lại gọi là PHANH MỒM sao?
Vẫn có tài liệu tiếng anh dùng " Hand brake" đó cụ. Bởi vì các xe ô tô ngày xưa chỉ có MT, mà xe MT thì chỉ có phanh tay làm phanh đỗ (parking brake) chứ nếu để chân thì cụ lấy chân đâu nữa mà dận?. Sau đó xe AT ra đời và phanh đỗ hoặc phanh tay mới có thể rời ra chỗ khác và có thể dùng chân để đạp. Bởi vậy từ phanh tay vẫn được dùng như thường. Tất nhiên về ý nghĩa nó là phanh đõ .
 

digger

Xe tăng
Biển số
OF-92395
Ngày cấp bằng
20/4/11
Số km
1,778
Động cơ
419,967 Mã lực
Nơi ở
Tỉnh Bắc Ninh
Vẫn có tài liệu tiếng anh dùng " Hand brake" đó cụ. Bởi vì các xe ô tô ngày xưa chỉ có MT, mà xe MT thì chỉ có phanh tay làm phanh đỗ (parking brake) chứ nếu để chân thì cụ lấy chân đâu nữa mà dận?. Sau đó xe AT ra đời và phanh đỗ hoặc phanh tay mới có thể rời ra chỗ khác và có thể dùng chân để đạp. Bởi vậy từ phanh tay vẫn được dùng như thường. Tất nhiên về ý nghĩa nó là phanh đõ .
Hì hì, căn bản là em hiểu biết hơi hẹp, nhưng em nghĩ là "Có tài liệu dùng..." như cụ nói nhưng cần phải được dùng ở tài liệu chuẩn mực mới gọi là căn cứ.
Em chẳng biết tài liệu mà cụ trích dẫn có là chuẩn mực không?
Thôi thì TIẾNG ANH em không rành. Em đành nói TIẾNG VIỆT vậy
Em nghĩ ngôn ngữ sử dụng trong QUYỂN ĐĂNG KIỂM là chuẩn mực nhất.
Em giở quyển đăng kiểm ra thì người ta không sử dụng cụm từ PHANH TAY, mà dùng cụm từ PHANH ĐỖ cụ ạ.

Cụ không tin thì mở quyển đăng kiểm của cụ ra mà xem
 

digger

Xe tăng
Biển số
OF-92395
Ngày cấp bằng
20/4/11
Số km
1,778
Động cơ
419,967 Mã lực
Nơi ở
Tỉnh Bắc Ninh
Đây là sổ đăng kiểm của một cụ trên OF này, em mượn tạm (xin lỗi cụ nhủ nhé)

 
Chỉnh sửa cuối:

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,772
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Hì hì, căn bản là em hiểu biết hơi hẹp, nhưng em nghĩ là "Có tài liệu dùng..." như cụ nói nhưng cần phải được dùng ở tài liệu chuẩn mực mới gọi là căn cứ.
Em chẳng biết tài liệu mà cụ trích dẫn có là chuẩn mực không?
Thôi thì TIẾNG ANH em không rành. Em đành nói TIẾNG VIỆT vậy
Em nghĩ ngôn ngữ sử dụng trong QUYỂN ĐĂNG KIỂM là chuẩn mực nhất.
Em giở quyển đăng kiểm ra thì người ta không sử dụng cụm từ PHANH TAY, mà dùng cụm từ PHANH ĐỖ cụ ạ.

Cụ không tin thì mở quyển đăng kiểm của cụ ra mà xem
Sách dậy sửa chữa ô tô là chuẩn mực chưa cụ? Operating Manual (Huyndai) em nghĩ cũng đủ độ chuẩn mực với yêu cầu của anh em ô tô với nhau. Nếu nói chuẩn mực hơn, lý thuyết cao sang thì em chệu.
 

digger

Xe tăng
Biển số
OF-92395
Ngày cấp bằng
20/4/11
Số km
1,778
Động cơ
419,967 Mã lực
Nơi ở
Tỉnh Bắc Ninh
Sách dậy sửa chữa ô tô là chuẩn mực chưa cụ? Operating Manual (Huyndai) em nghĩ cũng đủ độ chuẩn mực với yêu cầu của anh em ô tô với nhau. Nếu nói chuẩn mực hơn, lý thuyết cao sang thì em chệu.
Hì hì, thía thì em mới nói là Tiếng Anh em cà rốt lắm mà.
Nhưng về Tiếng Việt thì phải nói là em chỉ tin những gì thuộc về pháp quy thôi.
Chứ còn sách vở thì chỉ là tài liệu tham khảo thôi cụ ạ, nếu muốn chuẩn mực thì sách phải được nâng cấp thành tiêu chuẩn cơ.

PS: Các sách cãi nhau ầm ĩ ra đó, mà có ai kết tội sách đâu. Mỗi ông viết sách một quan điểm, một cách hiểu.
Khi phân xử người ta bắt buộc phải viện dẫn tối thiểu là tiêu chuẩn, không phải là quy chuẩn hoặc trên nữa là văn bản pháp quy
Còn sách thì ...
 
Chỉnh sửa cuối:

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,772
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Hì hì, thía thì em mới nói là Tiếng Anh em cà rốt lắm mà.
Nhưng về Tiếng Việt thì phải nói là em chỉ tin những gì thuộc về pháp quy thôi.
Chứ còn sách vở thì chỉ là tài liệu tham khảo thôi cụ ạ, nếu muốn chuẩn mực thì sách phải được nâng cấp thành tiêu chuẩn cơ.

PS: Các sách cãi nhau ầm ĩ ra đó, mà có ai kết tội sách đâu. Mỗi ông viết sách một quan điểm, một cách hiểu.
Khi phân xử người ta bắt buộc phải viện dẫn tối thiểu là tiêu chuẩn, không phải là quy chuẩn hoặc trên nữa là văn bản pháp quy
Còn sách thì ...
Cái này thì có gì mà phải quy chuẩn các tài xế đều hiểu được. Otofun chứ có phải diễn đàn Khoa học gì đâu. Chả nhẽ thầy giáo quát trò: kéo phanh tay, lại ko hiểu sao.

Cho cụ tí dẫn chứng:
 

FujiS5200

Xe điện
Biển số
OF-33063
Ngày cấp bằng
6/4/09
Số km
4,968
Động cơ
526,175 Mã lực
Em thấy nếu để xe ở chỗ có nhu cầu đẩy qua đẩy lại thì để N kéo phanh tay. Còn đỗ xe thì cứ P thôi. P là số đỗ xe rồi mà.

Còn lỡ có chú nào húc *** thì kiểu gì chẳng phải sửa ạ? Có chú húc *** lo kinh phí luôn rồi nên ko cần lo ạ
Ui. Kể cả có chú khác lo chi phí thì em vẫn khoái chỉ phải sửa cái phanh tay không thôi, không muốn lôi thêm cả bộ hộp số đi theo. Mà nhỡ đang đõ, có chú nào húc phải rồi chạy mất thì... òa òa.

Còn cái từ "Phanh tay" hay "Phanh đỗ" thì cũng chẳng quan trọng gì vì nói ra ai cũng hiểu nó là cái gì gì và dùng để làm gì, phỏng ạhh.
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,772
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Ui. Kể cả có chú khác lo chi phí thì em vẫn khoái chỉ phải sửa cái phanh tay không thôi, không muốn lôi thêm cả bộ hộp số đi theo. Mà nhỡ đang đõ, có chú nào húc phải rồi chạy mất thì... òa òa.

Còn cái từ "Phanh tay" hay "Phanh đỗ" thì cũng chẳng quan trọng gì vì nói ra ai cũng hiểu nó là cái gì gì và dùng để làm gì, phỏng ạhh.
Cụ nói đúng. Nếu chỉ gạt P không mà nhỡ ông nào huých yêu một cái là cũng hại, thà rằng hại tí phanh tay còn hơn. Với lại cụ nào đỗ lưng chừng dốc là phải nhớ kéo phanh tay trước sau đó mới gạt P, vì nếu gạt P trước, lực trôi xe sẽ tác động vào hộp số, lúc đó phanh tay do kéo sau sẽ không chịu lực mấy. Như vậy mà đỗ lâu (ví dụ qua đêm) là sẽ hại hộp số.
 

lmtuan

Xe tăng
Biển số
OF-52249
Ngày cấp bằng
6/12/09
Số km
1,771
Động cơ
470,516 Mã lực
Xe của em để N mà tắt máy thì chỉ đúng nghĩa là tắt máy thôi ;)) Các hệ thống điện khác vẫn chạy bình thường và không bao giờ khóa được cửa hay bắt em nó im lặng khi để N :D
Theo em, nếu xác định không sử dụng xe trong nhiều ngày thì cứ chêm bánh xe cho chặt cả trước lẫn sau rồi vào P. Nếu chỉ để qua đêm thì khỏi cần chêm, kéo phanh tay, cài P là xong :)
 

digger

Xe tăng
Biển số
OF-92395
Ngày cấp bằng
20/4/11
Số km
1,778
Động cơ
419,967 Mã lực
Nơi ở
Tỉnh Bắc Ninh
Cái này thì có gì mà phải quy chuẩn các tài xế đều hiểu được. Otofun chứ có phải diễn đàn Khoa học gì đâu. Chả nhẽ thầy giáo quát trò: kéo phanh tay, lại ko hiểu sao.

Cho cụ tí dẫn chứng:.........
Vẫn hiểu cụ ạ, kể cả quát là: "Kéo cái gì bên trái mày í". Đảm bảo vẫn hiểu 100%.
:77::77::77::77::77::77::77:
 

zuanh88

Xe buýt
Biển số
OF-50072
Ngày cấp bằng
3/11/09
Số km
781
Động cơ
464,310 Mã lực
Số P Là chế độ khi đỗ (parking). Cứ đỗ thì để P, dừng để N. Bọn nghĩ ra cái này nó cũng nghĩ hết rồi các bác cứ phải làm khác đi làm gì cho mệt. còn chuyện kéo phanh tay thì theo quan điểm em dừng hay đỗ cứ kéo hết chỉ trừ khi đi mưa về hay mới rửa xe thì không kéo thôi
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top