- Biển số
- OF-64321
- Ngày cấp bằng
- 17/5/10
- Số km
- 18,331
- Động cơ
- 1,392,403 Mã lực
Vâng, vậy cụ với em chung quan điểm.Em đã còm lúc sáng, mà nay thấy mất tiêu. Chắc M mod xóa đi rồi. Em thấy cần có cái nhìn nhân văn hơn với những câu chuyện cũ. Cùng 1 câu chuyện, nhưng khai thác khía cạnh nào, nhấn mạnh vào đâu là nghệ thuật và cái tâm của người gv.
Cụ có thể tham khảo 1 câu chuyện, 1 cách khai thác. Nói thêm là em ko dạy môn Văn học này.
http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/nguoi-my-day-bai-hoc-co-be-lo-lem-nhu-the-nao-196404.html
Thật sự về kho tàng truyện cổ tích, em thấy tính nhân văn vẫn cao hơn mặt tiêu cực. Vấn đề là ta tiếp cận như thế nào, cách truyền tải cho trẻ nhỏ như thế nào để chúng tiếp thu trọn vẹn được sự nhân văn và phân biệt được cái thiện, cái ác. Em nhớ khi còn bé, bà nội mỗi khi kể chuyện xong cho em nghe thường có những câu hỏi để em trả lời và có phân tích về mỗi nhân vật. Không như bây giờ phần nhiều là để trẻ tự đọc, tự cảm nhận. Như thế sẽ phản tác dụng.
Về kho tàng truyện tiếu lâm, em hiểu tiếu lâm là truyện cười, có tính đả kích. Cười có tích tức thời, khi đọc xong bật cười, còn đả kích là đả kích sâu cay, phải ngẫm mới ra. Đối tượng đọc truyện tiếu lâm dứt khoát không phải là trẻ nhỏ. Nhưng bây giờ, mọi người hay nhầm lẫn đối tượng đọc truyện tiếu lâm, cứ nghĩ rằng đối tượng trẻ nhỏ đọc tiếu lâm là phù hợp. Vì vậy cho rằng những mặt tiêu cực của truyện tiếu lâm ảnh hưởng tới suy nghĩ của trẻ. Thực ra nếu quay lại đối tượng đọc tiếu lâm là người lớn thì những bài học rút ra sẽ vô cùng tích cực.
Có vài lời chia sẻ như thế với cụ và mong có cụ nào đi qua cùng cảm nhận!!!