[Funland] Đề nghị chống tham nhũng bằng cách... không in tiền mệnh giá cao

MayMan

Xe tăng
Biển số
OF-2252
Ngày cấp bằng
3/11/06
Số km
1,912
Động cơ
583,579 Mã lực
đúng rồi. in toàn tiền 1k 5k cho bọn tham nhũng đếm chết cụ chúng nó đê :D
 

reprocess_ed

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-98860
Ngày cấp bằng
6/6/11
Số km
2,149
Động cơ
413,680 Mã lực
Nơi ở
lò đúc
Hà Nội vừa lụt có khác, nên não cũng bị úng
  • Đất nước mình được quản lý bởi những người như thế.
má nó. cán bộ gì mà phát biểu ngu thế. mẹ nó học trường nào mà ngu vậy?
Good idea!!! Ý tưởng toẹt vời, đề nghị triển ngay cho nóng=))=))=))
bây giờ em mới hiểu giao quyền lực cho 1 thằng ngu thì nó phá hoại như thế nào

nó có ngu khối ấy, các cụ xem thêm mà học hỏi, nớ có bài bản cả đấy, "nhi đồng hoá"

NHI ĐỒNG HÓA
___Hầu hết các quảng bá nhằm vào công chúng xử dụng diễn ngôn, lý luận, nhân vật, phong cách “nhi đồng hóa” [infantilizing] như thể người xem là một đứa trẻ hoặc bị tâm thần khuyết tật. Càng muốn đánh lừa bao nhiêu thì càng cần xử dụng phong cách “nhi đồng hóa”, điều này dựa trên một quy luật của ám thị, nếu người ta nói với một người lớn như nói với một đứa trẻ 12 tuổi, thì người này với một xác xuất lớn sẽ trả lời hoặc phản ứng giống kiểu lập luận của một đứa trẻ 12 tuổi. Chỉ xem truyền hình một lúc là bạn sẽ có rất nhiều minh chứng cho các nghiên cứu này, đặc biệt trong quảng cáo bán hàng tiêu dùng, thực phẩm.


GIĂNG BẪY

Phương pháp này còn được gọi là "vấn đề-phản ứng-giải pháp". Đầu tiên, giới cai trị tạo ra một vấn đề, một tình huống để gây nên phản ứng trong công chúng, khiến công chúng tự yêu cầu các biện pháp mà kẻ thao túng muốn công chúng chấp nhận.
Ví dụ 1: để cho bạo lực đô thị phát triển hoặc tổ chức các cuộc tấn công đẫm máu, để cho công chúng tự yêu cầu ra luật về an ninh với giá phải trả là quyền tự do bị hạn chế.
Ví dụ 2: tạo ra một cuộc khủng hoảng kinh tế mà sự suy giảm các quyền xã hội và loại bỏ các dịch vụ công được chấp nhận như một “điều ác cần thiết” để ứng phó.
https://www.otofun.net/threads/vu-khi-im-lang-cach-my-va-phuong-tay-thao-tung-tay-nao-quan-chung.1044040/
 

lengocson211

Xe buýt
Biển số
OF-9492
Ngày cấp bằng
12/9/07
Số km
678
Động cơ
540,110 Mã lực
Trẻ con ngày xưa bọn em hay có câu. nuôi lấy cứt thôi, có khi cứt mang tưới cây cây còn chết!
 

turnviet

Xe lăn
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-93492
Ngày cấp bằng
30/4/11
Số km
12,498
Động cơ
474,750 Mã lực
Nơi ở
Độ xe Carcam 15/29 Láng Hạ
Website
carcam.vn
Em chắc sẽ đầu tuw b1 con Fujibody.
Ghế cục trưởng bên công an giá chục củ.
Toàn tiền mệnh giá thấp vậy phải chở bằng xe tải mới hết.
Em đi chở thuê :))
Phát biểu như thế này đủ hiểu hiểu biết xã hội rất tèm nhèm cụ nhỉ
 

NghiPV

Xe tải
Biển số
OF-30493
Ngày cấp bằng
4/3/09
Số km
206
Động cơ
479,757 Mã lực
Quá kém, cho trẻ con cấp 1 đóng góp ý kiến có khi còn gây cười nhiều hơn - sáng kiến không hợp với lứa tuổi, chưa kể địa vị và "học thức"

Đây có có phải là một kiểu câu view?

Cái cần làm là bạch hoá tài sản thì ko làm!
 

Truongsonnam_37

Xe tăng
Biển số
OF-87118
Ngày cấp bằng
1/3/11
Số km
1,623
Động cơ
420,183 Mã lực
Nơi ở
Hoang Mai
Chỉ cần 1 phím Enter nó chuyển bằng cả ngàn phong phì, bố phó cục trưởng này chắc chỉ ăn hối lộ nhỏ :D.Em phỏng?
Cụ mà Enter thì lộ ngay lập tức, đưa tay xong chối bay thì chịu!
 

Bul Dog

Xe buýt
Biển số
OF-115423
Ngày cấp bằng
4/10/11
Số km
502
Động cơ
390,168 Mã lực
Đầy tớ khôn thì nên hạn chế phát biểu nhé. Chứ khi các đồng chí phát biểu, nó cứ ngu ngu thế nào ý, chủ nó cười cho.
 

xdthienha

Xe container
Biển số
OF-55451
Ngày cấp bằng
21/1/10
Số km
6,266
Động cơ
494,625 Mã lực
Nơi ở
Quê em có Đồ Sơn cơ
Cụ nên làm đề tài : Mối quan hệ biện chứng giữa việc sử dụng tiền lẻ và chống tham nhũng trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
Mai em làm cái luận án TS : Tiền lẻ và sự chi phối nạn tham nhũng xứ thiên đường .
 

hungbeolt

Xe điện
Biển số
OF-183927
Ngày cấp bằng
7/3/13
Số km
2,359
Động cơ
351,233 Mã lực
Cụ nên làm đề tài : Mối quan hệ biện chứng giữa việc sử dụng tiền lẻ và chống tham nhũng trong nền kinh tế thị trường định hướng X.H.C.N
kaka , hay nhưng dài quá cụ ạ , chúng nó đếm chữ ăn tiền lại chết em .
 

Khánh Ly

Xe buýt
Biển số
OF-330160
Ngày cấp bằng
6/8/14
Số km
784
Động cơ
289,034 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Chúng ta phải biết thông cảm cho đc ấy. Trước giờ toàn bắt tham nhũng thấy hầu hết là dùng tiền mệnh giá to cả. Và theo qui luật từ thực tiễn bổ sung cho lý luận thì đc ấy phát biểu như thế là đương nhiên!
 

newformula

Xe tải
Biển số
OF-51504
Ngày cấp bằng
24/11/09
Số km
472
Động cơ
457,583 Mã lực
Ôi, cục phó của tôi...tôi ngưỡng mộ cách ngài tư duy quá. Cả thế giới này, IMF, WB, các ngân hàng trung ương phải đến học ngài về điều này. Sao lại là 20 kìn, phải in toàn 1 kìn, khổ to như A4, hoặc chuyển thành dạng vỏ sò, vỏ ốc như ngày xưa ấy nó mí cồng kềnh.
Thế hối lộ bằng vàng, bằng nhà, bằng học bổng du học...thì làm thế nào nhể. Khốn khổ thật, nhưng xin hãy nhận ở em một lạy vì cái sự thông tuệ này.
Hoàn toàn ủng hộ ý kiến của Cụ, bi giờ in tiền VND mệnh giá max 1k kích thước to bằng tờ A4, cho iem bổ xung thêm là nên sử dụng tiền bằng kim loại như 1 thời đã đúc ý ạ, mệnh giá to nhất cũng 1k, kich thước bằng cái bánh bích quy ý ạ. Quả này hết tham nhũng hối nộ nuôn!:-bd
 

namngontay

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-407964
Ngày cấp bằng
2/3/16
Số km
754
Động cơ
231,310 Mã lực
tham nhũng vặt nó mới dùng tiền mặt thôi bố ạ. 2016 rồi mà vẫn phát biểu thế này thì chông tham nhũng thế nào được
Đề xuất này để diệt tham nhũng vặt đấy cụ.
 

Kazzo

Xe hơi
Biển số
OF-421297
Ngày cấp bằng
8/5/16
Số km
112
Động cơ
219,600 Mã lực
Tuổi
39
Em nghĩ là cụ hiển đùa chứ nếu mà nói thật thì quả thật là hết thuốc chữa :)) tiêu toàn 20k thì 100tr phải cho vào bao tải 2 thằng khênh mất :)))
 

cwise

Xe lăn
Biển số
OF-94242
Ngày cấp bằng
6/5/11
Số km
10,291
Động cơ
486,460 Mã lực
k biết cụ nào đưa chưa, em copy lại:

Ông Ngô Mạnh Hùng - phó cục trưởng Cục chống tham nhũng, Thanh tra Chính phủ - đề nghị quy định như vậy vào Luật phòng, chống tham nhũng (PCTN) để xử lý triệt để tài sản của quan tham.



ông nguyễn đức hiển

Đây là cuộc hội thảo một số vấn đề lớn cần sửa đổi của Luật PCTN được Ủy ban Tư pháp của Quốc hội tổ chức ngày 24-5 tại Quảng Ninh. Dự kiến cuối năm 2016 Chính phủ sẽ trình Quốc hội xem xét dự án Luật PCTN (sửa đổi) để Quốc hội thông qua vào giữa năm 2017.

“Nhiệm vụ chính của Luật PCTN là tạo ra một cơ chế phòng ngừa tham nhũng toàn diện và sâu rộng, mang tính chủ động phòng ngừa, qua đó góp phần xây dựng một cơ chế quản lý nhà nước, quản lý xã hội nói không với tham nhũng, không thể tham nhũng” - ông Nguyễn Tuấn Anh, phó vụ trưởng Vụ pháp chế, Thanh tra Chính phủ, nói.

Trong khi đó, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga đặt vấn đề: “Luật có từ 10 năm nay, đã sửa đổi, bổ sung hai lần rồi, mỗi lần sửa thì đều đặt mục tiêu ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng. Mỗi lần sửa thì chúng ta cũng nói rất là hay ho nhưng cho đến nay, trong các văn bản chính thức, chúng ta đều nhận định rằng tham nhũng chưa được ngăn chặn, đẩy lùi. Đấy là thách thức đặt ra cho việc sửa đổi lần này”.

Theo đại biểu Quốc hội Nguyễn Sỹ Cương, để thực hiện Luật PCTN thì thời gian qua cũng đưa ra nhiều giải pháp, quy định nhưng thực hiện lại hời hợt, hình thức, kém hiệu quả.

“Thấy ai cũng nghèo 
mà người ta đi ôtô 
nhiều thế”

“Tôi chỉ lấy một ví dụ là việc trả lương qua tài khoản để kiểm soát thu nhập của cán bộ, công chức. Có lần tôi vận động doanh nghiệp hỗ trợ mấy trăm triệu đồng cho cử tri nơi tôi ứng cử, để chắc chắn thì tôi đề nghị họ làm cái văn bản để tôi giữ, phòng khi có cơ quan hỏi tôi tiền ấy đâu ra, nhưng từ khi tiền vào tài khoản, tôi chờ mãi mà có ai hỏi gì đâu” - ông Cương kể.

Biện pháp kê khai tài sản cũng vậy, “dân bảo sao cán bộ kê khai tài sản thấy ai cũng nghèo mà người ta đi ôtô nhiều thế!?”.

Chia sẻ với vấn đề đại biểu Cương đặt ra, ông Ngô Mạnh Hùng kiến nghị việc kiểm soát thu nhập, tài sản đối với người có chức vụ, quyền hạn phải được thực hiện liên tục.

“Chẳng hạn hôm qua tôi thấy anh đi xe máy, hôm nay thấy anh đi ôtô thì tôi có quyền đề nghị anh giải trình ngay về nguồn gốc tài sản mới, tài sản tăng thêm, chứ không phải đợi đến kỳ kê khai mới giải trình.

Việc giải trình cũng phải được thực hiện với các đối tượng có quan hệ gần gũi, ví dụ như cha làm quan chức có con đã thành niên đi học nước ngoài thì cũng phải chịu trách nhiệm giải trình. Tuy con anh thành niên rồi, nhưng lấy tiền đâu đi học nếu chưa có thu nhập hoặc thu nhập không thể đủ chi tiêu cho việc học hành như vậy?” - ông phân tích.

Vị phó cục trưởng cho rằng điểm mấu chốt hiện nay khiến việc xử lý tài sản bất minh gặp khó khăn là VN vẫn chưa hình sự hóa hành vi này.

Ông Ngô Mạnh Hùng đề nghị bổ sung vào Luật PCTN: “Quy định người có chức vụ, quyền hạn có trách nhiệm giải trình khi phát hiện người thân gồm cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột có tài sản tăng hoặc tiêu dùng lớn so với thu nhập.

Quy định trường hợp người có chức vụ, quyền hạn không giải trình được nguồn gốc tài sản tăng thêm thì tài sản đó là tài sản tham nhũng, bị tịch thu và người đó bị xử lý trách nhiệm tùy theo giá trị tài sản không giải trình được”.

Ông Nguyễn Tuấn Anh cho biết dự thảo luật đang bổ sung theo hướng xử lý kết quả xác minh khi có kết luận người có nghĩa vụ kê khai kê khai không trung thực, không giải trình hợp lý.

“Theo đó, khi có kết luận về việc kê khai không trung thực, không giải trình hợp lý thì cơ quan tiến hành xác minh có quyền chuyển vụ việc đến cơ quan thuế để truy thu thuế nếu có dấu hiệu trốn thuế, hoặc đề nghị tòa án xem xét về tính hợp pháp của quyền sở hữu đối với phần tài sản, thu nhập không rõ nguồn gốc đó” - ông nói.

Công khai nhưng lại không minh bạch

Tại hội thảo, ông Nguyễn Tuấn Anh trình bày chín nhóm vấn đề, nội dung tồn tại, bất cập cần sửa đổi, bổ sung của Luật PCTN, trong đó đầu tiên là vấn đề công khai, minh bạch.

“Hiện nay các quy định công khai thì tương đối đủ, nhưng biện pháp để đảm bảo minh bạch lại thiếu. Chẳng hạn, luật chưa quy định rõ ràng quyền yêu cầu và trình tự, thủ tục đáp ứng quyền yêu cầu thực hiện công khai, minh bạch của cá nhân, tổ chức cũng như xử lý vi phạm về thực hiện công khai, minh bạch” - ông bình luận.

Đại diện tỉnh Quảng Ninh, bà Đỗ Thị Hoàng - trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội, phó bí thư thường trực tỉnh ủy - cho biết địa phương này chống tham nhũng bằng việc làm đầu tiên là tách dần các dịch vụ công ra khỏi hệ thống cơ quan công quyền.

“Chúng tôi thành lập một trung tâm phục vụ hành chính công. Người dân đến đây chỉ nộp hồ sơ, làm thủ tục theo đúng các quy định của pháp luật. Trung tâm này hoạt động công khai, minh bạch và người dân không trực tiếp gặp người giải quyết công việc của họ.

Chúng tôi kiểm soát hoạt động của các bộ phận phục vụ thông qua hệ thống camera và chấm điểm của người dân. Chúng tôi đang tiến tới thành lập trung tâm dịch vụ hành chính công, tức là xã hội hóa dịch vụ này bằng hình thức đấu thầu, ai tổ chức dịch vụ tốt, làm hài lòng người dân nhất sẽ được giao cung cấp dịch vụ” - bà Hoàng giải thích.

Vẫn theo vị lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh, để chống được tham nhũng thì không chỉ sửa đổi luật này mà còn phải sửa đổi nhiều đạo luật khác, đặc biệt là các luật liên quan đến hoạt động của bộ máy nhà nước. “Nếu cứ chi tiêu tiền mặt thì không có cách nào để xử lý được tham nhũng.

Bởi vì người ta cứ cầm tiền mặt cất trữ, đem đi mua bán, người ta nói đó là các khoản thu nhập phát sinh từ hoạt động đầu tư này khác, rất khó xác định các tài sản có nguồn gốc không minh bạch” - bà Hoàng nói.

Không khí hội thảo bỗng xôn xao khi ông Nguyễn Đức Hiển - phó cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng (Bộ Công an) - nói: “Đề nghị nghiên cứu không in các loại tiền có mệnh giá lớn, nếu chỉ in loại tiền có mệnh giá 20.000 đồng thôi, không cho phép giao dịch bằng ngoại tệ thì người ta rất khó đưa phong bì bởi khi đó phong bì sẽ rất dày”.

Đề nghị nghiên cứu không in các loại tiền có mệnh giá lớn, nếu chỉ in loại tiền có mệnh giá 20.000 đồng thôi, không cho phép giao dịch bằng ngoại tệ thì người ta rất khó đưa phong bì bởi khi đó phong bì sẽ rất dày

Ông NGUYỄN ĐỨC HIỂN (phó cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng)


Hồ sơ công chức quản lý mật, làm sao giám sát việc bổ nhiệm?

Ông Hoàng Quốc Tráng, phó phòng tổng hợp thanh tra Bộ Nội vụ, cho biết trong công tác tổ chức cán bộ, Luật PCTN quy định phải công khai về số lượng, tiêu chuẩn, hình thức và kết quả tuyển dụng, rồi quy hoạch, bổ nhiệm, luân chuyển, khen thưởng, cho thôi việc...

Tuy nhiên, theo các quy định của Đảng và thông tư hướng dẫn của Bộ Nội vụ thì hồ sơ công chức được quản lý, sử dụng và bảo quản theo chế độ tài liệu mật.

Do đó khi tiến hành bổ nhiệm, công chức chỉ được nghe thông báo về điều kiện, tiêu chuẩn của người dự kiến bổ nhiệm mà không có điều kiện kiểm tra, giám sát.

Việc giám sát chỉ thực hiện bằng niềm tin của người kê khai và công chức được giao quản lý, khai thác hồ sơ. Từ những vấn đề này, nhiều cán bộ, công chức chưa đủ điều kiện, tiêu chuẩn nhưng vẫn được bổ nhiệm (chỉ khi có tố cáo hoặc thanh tra, kiểm tra mới bị phát hiện).

 
Thông tin thớt
Đang tải
Top