Tiếp...
Tác hại của DoS và DDoS
Đây là những hậu quả điển hình mà DDoS và DoS gây ra:
- Hệ thống, máy chủ bị DoS sẽ sập khiến người dùng không truy cập được
- Doanh nghiệp sở hữu máy chủ, hệ thống sẽ bị mất doanh thu, chưa kể đến khoản chi phí cần phải bỏ ra để khắc phục sự cố.
- Khi mạng sập, mọi công việc yêu cầu mạng đều không thể thực hiện, làm gián đoạn công việc, ảnh hưởng đến hiệu suất công việc.
- Nếu người dùng truy cập website khi nó bị sập sẽ ảnh hưởng đến danh tiếng của công ty, nếu website sập trong thời gian dài thì có thể người dùng sẽ bỏ đi, lựa chọn dịch vụ khác thay thế.
- Đối với những vụ tấn công DDoS kỹ thuật cao có thể dẫn đến việc lấy trộm tiền bạc, dữ liệu khách hàng của công ty.
Các kiểu tấn công từ chối dịch vụ phổ biến hiện nay
SYN Flood:
SYN Flood khai thác điểm yếu trong chuỗi kết nối TCP, được gọi là bắt tay ba chiều. Máy chủ sẽ nhận được một thông điệp đồng bộ (SYN) để bắt đầu "bắt tay". Máy chủ nhận tin nhắn bằng cách gửi cờ báo nhận (ACK) tới máy lưu trữ ban đầu, sau đó đóng kết nối. Tuy nhiên, trong một SYN Flood, tin nhắn giả mạo được gửi đi và kết nối không đóng => dịch vụ sập.
UDP Flood:
User Datagram Protocol (UDP) là một giao thức mạng không session. Một UDP Flood nhắm đến các cổng ngẫu nhiên trên máy tính hoặc mạng với các gói tin UDP. Máy chủ kiểm tra ứng dụng tại các cổng đó nhưng không tìm thấy ứng dụng nào.
HTTP Flood:
HTTP Flood gần giống như các yêu cầu GET hoặc POST hợp pháp được khai thác bởi một
hacker. Nó sử dụng ít băng thông hơn các loại tấn công khác nhưng nó có thể buộc máy chủ sử dụng các nguồn lực tối đa.
Ping of Death:
Ping of Death điều khiển các giao thức IP bằng cách gửi những đoạn mã độc đến một hệ thống. Đây là loại DDoS phổ biến cách đây hai thập kỷ nhưng đã không còn hiệu quả vào thời điểm hiện tại.
Smurf Attack:
Smurf Attack khai thác giao thức Internet (IP) và ICMP (Internet Control Message Protocol) sử dụng một chương trình phần mềm độc hại gọi là smurf. Nó giả mạo một địa chỉ IP và sử dụng ICMP, sau đó
ping các địa chỉ IP trên một mạng nhất định.
Fraggle Attack:
Fraggle Attack sử dụng một lượng lớn lưu lượng UDP vào mạng phát sóng của router. Nó giống như một cuộc tấn công Smurf, sử dụng UDP nhiều hơn là ICMP.
Slowloris:
Slowloris cho phép kẻ tấn công sử dụng nguồn lực tối thiểu trong một cuộc tấn công và các mục tiêu trên máy chủ web. Khi đã kết nối với mục tiêu mong muốn, Slowloris giữ liên kết đó mở càng lâu càng tốt với HTTP tràn ngập. Kiểu tấn công này đã được sử dụng trong một số DDoSing kiểu hacktivist (tấn công vì mục tiêu chính trị) cao cấp, bao gồm cuộc bầu cử tổng thống Iran năm 2009. Việc giảm thiểu ảnh hưởng với loại hình tấn công này là rất khó khăn.
Application Level Attacks:
Application Level Attacks khai thác lỗ hổng trong các ứng dụng. Mục tiêu của loại tấn công này không phải là toàn bộ máy chủ, mà là các ứng dụng với những điểm yếu được biết đến.
NTP Amplification:
NTPAmplification khai thác các máy chủ NTP (Network Time Protocol), một giao thức được sử dụng để đồng bộ thời gian mạng, làm tràn ngập lưu lượng UDP. Đây là reflection attack bị khuếch đại. Trong reflection attack bất kỳ nào đều sẽ có phản hồi từ máy chủ đến IP giả mạo, khi bị khuếch đại, thì phản hồi từ máy chủ sẽ không còn tương xứng với yêu cầu ban đầu. Vì sử dụng băng thông lớn khi bị DDoS nên loại tấn công này có tính phá hoại và volumne cao.
Advanced Persistent DoS (APDoS):
Advanced Persistent DoS (APDoS) là một loại tấn công được sử dụng bởi hacker với mong muốn gây ra những thiệt hại nghiêm trọng. Nó sử dụng nhiều kiểu tấn công được đề cập trước đó HTTP Flood, SYN Flood, v.v...) và thường nhắm tấn công theo kiểu gửi hàng triệu yêu cầu/giây. Các cuộc tấn công của APDoS có thể kéo dài hàng tuần, phụ thuộc vào khả năng của hacker để chuyển đổi các chiến thuật bất cứ lúc nào và tạo ra sự đa dạng để tránh các bảo vệ an ninh.
Zero-day DDoS Attacks:
Zero-day DDoS Attacks là tên được đặt cho các phương pháp tấn công DDoS mới, khai thác các lỗ hổng chưa được vá.
HTTP GET
HTTP GET là một kiểu tấn công lớp ứng dụng (Application Layer attack), quy mô nhỏ hơn và được nhắm tới những mục tiêu hơn. Application Level Attacks khai thác lỗ hổng trong các ứng dụng. Mục tiêu của loại tấn công này không phải là toàn bộ máy chủ, mà là các ứng dụng với những điểm yếu được biết đến.
Kiểu tấn công này sẽ nhắm vào Lớp thứ 7 trong
mô hình OSI. Đây là lớp có lưu lượng mạng cao nhất, thay vì hướng vào lớp thứ 3 thường được chọn làm mục tiêu trong các cuộc tấn công Bulk Volumetric. HTTP GET khai thác quy trình trình của một trình duyệt web hoặc ứng dụng HTTP nào đó và yêu cầu một ứng dụng hoặc máy chủ cho mỗi yêu cầu HTTP, đó là GET hoặc POST.
HTTP Flood gần giống như các yêu cầu GET hoặc POST hợp pháp được khai thác bởi một hacker. Nó sử dụng ít băng thông hơn các loại tấn công khác nhưng nó có thể buộc máy chủ sử dụng các nguồn lực tối đa. Rất khó để chống lại kiểu tấn công này vì chúng sử dụng các yêu cầu
URL tiêu chuẩn, thay vì các tập lệnh bị hỏng hoặc khối lượng lớn.
...