Em thì thấy cụ nói chuẩn rồi ạ, một số thiết bị có thiết kế dây nối đất (chỉ thị màu vành sọc kẻ xanh) để triệt tiêu hiện tượng rò điện hoặc hiện tượng giật tê tê . Dây tiếp địa đặc biệt hữu dụng cho máy rửa bát, bình nước nóng, tủ lạnh, máy bơm, các thiết bị điện vỏ kim loại,…Trước giờ em vẫn hiểu là dây thứ 3 này nhằm mục đích nối vỏ thiết bị điện cho tiếp xúc xuống đất.. trường hợp điện cảm ứng ( từ đâu sinh ra em cũng chưa biết ) hoặc cực dương (+) dòng điện hở mà chạm vào vỏ thì 2 kiểu dòng điện đó sẽ truyền xuống đất thay vì qua người ( điện trở người lớn hơn dây điện ).
Vậy đơn giản là dây 3 sẽ nối ráo các chân 3 của các ổ điện trong nhà và nối với 1 nơi tiếp đất ẩm thấp quanh nhà , trong nhà là ok.. đương nhiên phải né xa cái thanh chống sét ( xa bao nhêu em cũng chưa rõ ).
Đơn giản là vậy. Em hiểu có sai không cc ?.
Nếu đúng cc cho xin tí diệu, sai thì mở mắt chi em, thiếu thì cc sửa để mọi ng cùng hiểu đúng và đủ.
Thanh kiu các cụ .
Bình thường khi ở nhà mặt đất (không có tầng) nếu ko có điều kiện làm tiếp địa đàng hoàng thì chỉ cần khoan 1 lỗ xuống đất, đóng 1 thanh sắt sâu xuống khoảng 1m để nối đất là cũng ok. Có điều kiện thì nên làm hệ thống tiếp địa đàng hoàng và dùng ổ điện 3 chấu (chi phí dây điện sẽ tăng thêm 1/4 lần so với dùng 2 dây thông thường). Đổi lại sẽ ko lo khi trẻ em, người già chẳng may chạm vào các thiết bị có điện rò.
Em cũng ko nhầm là khi dùng hệ thống tiếp địa thì và có thiết bị rò điện cũng đồng nghĩa với việc At chống giật ko dùng được vì nó sẽ nhảy ngay. Có thể khắc phục bằng việc dùng At chống giật cục bộ theo phòng để bảo vệ tốt hơn cho con người vì tiếp địa chỉ bảo vệ được 1 phần, điện xông trực tiếp vẫn ngỏm như thường, còn At chống giật có tác dụng cắt điện ngay khi điện giật trực tiếp vào người
Chỉnh sửa cuối: