không cụ ơi,lục địa ấn độ cổ cũng chỉ gồm nam á thôi. Mà cũng không quan trọng, ncl Swatiska ko phải là một biểu tượng thuần Phật giáo, mà rất phổ biến, có trước Phật giáo rất lâu
À... chính xác cụ ạ. Chữ Vạn thực ra đã có từ rất lâu trước khi có Phật giáo.
Chữ cổ nhất của Ấn Độ, được khắc trên các con dấu và được phát hiện tại lưu vực sông Ấn, đã có lịch sử từ hơn 2000 năm TCN. Chữ này mất đi cùng với nền văn hóa sông Ấn, không ai còn dùng, không ai còn biết đọc nữa. Dân bản địa cũng như các bộ lạc nói ngôn ngữ Ấn – Âu đến từ giữa thiên niên kỷ 2 TCN, một thời gian dài không có chữ viết.
Khoảng 800 năm TCN, bắt đầu xuất hiện chữ viết được khắc trên hiện vật. Sớm nhất là chữ Kharosthi, có nguồn gốc từ chữ Aramaic ở Tây Á được dùng ở Iran và vùng Tây bắc Ấn Độ. Trên bán đảo Ấn Độ, dùng rộng rãi hơn chữ Brami, có nguồn gốc Semitic cũng ở Tây Á. Ít lâu sau, có lẽ khoảng thế kỉ VII TCN, từ những chữ viết này, người ta cải biên thành mẫu tự Devanagari để ghi chép ngôn ngữ Ấn – Âu : chữ Phạn, (sanskrit) ra đời.
Nhưng các địa phương Bắc Ấn, nhất là vùng Magadha người ta ngày càng quen nói một thứ tiếng Ấn – Âu đã chuyển hóa, cải biên, trở thành thổ ngữ (Prâkrita: thổ ngữ). Khi Phật truyền giáo, Người nói với mọi người bằng Prâkrita này, để mọi người hiểu được, và người ta lại cải biên và sáng tạo một hệ thống mẫu tự để ghi chép Prâkrita. Đó là Pali.
So với Sanskrit, Pali đơn giản hơn về âm tiết, biến cách, cú pháp và đơn giản hơn cả về nét chữ.
Pali được dùng để viết kinh Phật, nhưng cũng vì thế mà ít được bổ sung từ ngữ, ít cải tiến và kém phát triển so với Sanskrit.
Về phương diện tâm linh trong ngôn ngữ Ấn cổ thì tiếng Kharosthi và Brami được coi là ngôn ngữ linh thiêng và chỉ được truyền dạy cho giới tinh hoa, tăng lữ của xã hội bấy giờ. Hầu hết kinh sách của Ấn giáo và những bài kinh khắc trên cột đá của vua A Dục Ka đều được viết bằng thứ tiếng này. Chữ Vạn cũng vậy, nó không phải là Sanskrit cũng chẳng phải Pali. Nó thuộc về thứ ngôn ngữ linh thiêng.