[Funland] Đầu tư trái phiếu? Cụ nào đang chơi?

Bonds.2020

Xe hơi
Biển số
OF-732504
Ngày cấp bằng
12/6/20
Số km
172
Động cơ
70,770 Mã lực
Tuổi
41
gần đây e hay đc chào mời mua TP lãi suất cao của mấy ô bđs đói vốn : tân h minh , sunshine ... đến 12% , tài sản đảm bảo = cổ phiếu . Hôm nay có SSI cảnh báo đây :

F21A6DAB-E150-4B28-9143-B4F3F53D0EBB.png
5AC55546-C5E1-4EC1-BEAC-10F0272D6DC9.png
Cảm ơn cụ đã cảnh báo .
Thực tế trên thị trường có nhiều lô như vậy, rất rủi ro, các cụ các mợ nên cẩn thận ạh . Tài sản đảm bảo bằng cổ phiếu là cực kì rủi ro.
Như bên e vẫn có 1 số lô có bonus bằng cổ phần nhưng không tính vào giá trị định giá, mà dạng cơm thêm để khi có rủi ro thì cho xử lý dễ hơn (cổ phần vẫn chắc chắn hơn cổ phiếu) . Tài sản đảm bảo bên em chủ yếu là BĐS có giá trị và tính thanh khoản cao . VCB vs Techcombank quản lý bằng HĐ quản lý tài sản đảm bảo , 6 tháng định giá lại 1 lần để luôn luôn > 150% giá trị phát hành .
Nếu cần e có thể tư vấn cho các cụ các mợ trước khi quyết định mua 1 lô nào đấy, e có 5 năm kinh nghiệm làm trái phiếu .
Do tế nhị và e cũng không có thói quen dìm hàng đối thủ nên e k đưa lên đây .
 
Chỉnh sửa cuối:

pero

Xe hơi
Biển số
OF-206565
Ngày cấp bằng
18/8/13
Số km
127
Động cơ
319,363 Mã lực
gần đây e hay đc chào mời mua TP lãi suất cao của mấy ô bđs đói vốn : tân h minh , sunshine ... đến 12% , tài sản đảm bảo = cổ phiếu . Hôm nay có SSI cảnh báo đây :

F21A6DAB-E150-4B28-9143-B4F3F53D0EBB.png
5AC55546-C5E1-4EC1-BEAC-10F0272D6DC9.png
Quan điểm của em thì đã là đầu tư thì sẽ đều có rủi ro cụ ạ. Trong thương trường, mọi thứ đều là tương đối và luôn có hệ số rủi ro đi kèm. Quan trọng là mỗi nhà đầu tư hiểu khẩu vị rủi ro của mình đến đâu để đưa ra các lựa chọn hợp lý ạ. Em lấy ví dụ như trên thị trường CK thì các dòng họ FLC, ROS mặc dù nhiều người vẫn biết là lái, giá cả bất ổn, nhưng vẫn có những người chấp nhận và có lợi nhuận ở ngắn hạn.

Đối với Trái phiếu, em thấy cũng có thể coi như vậy, có những lô TP, sức khỏe tài chính công ty không thực sự tốt (sau khi thẩm định OC, BCTC), nhưng nếu bộ hồ sơ có các điều khoản cam kết rõ ràng, có những sự linh hoạt trong các kỳ hạn ngắn (3,6 tháng), thì đó vẫn là có thể là sự trú ẩn tốt cho dòng tiền nhàn rỗi trong ngắn hạn nếu không có sự lựa chọn nào tốt hơn.

Chỉ sợ nhất nhiều bạn sale đến từ các cty vì áp lực KPI, sự hấp dẫn của hoa hồng mà bỏ qua đạo đức của người làm tư vấn, chỉ định hướng khách vào càng lâu, càng dài, càng nhiều thì thực sự rất nguy hiểm và rủi ro cho khách :(.

Mai em sẽ cố gắng lên 1 bài về đặc điểm các dòng trái phiếu theo các khối ngành nghề hầu các cụ. Hi vọng được thảo luận thêm cùng các cụ :)!
 

pero

Xe hơi
Biển số
OF-206565
Ngày cấp bằng
18/8/13
Số km
127
Động cơ
319,363 Mã lực
Trái phiếu Doanh nghiệp – Sân chơi của riêng của Ngân hàng và các DN BĐS?

Theo số liệu từ VBMA (Hiệp hội thị trường trái phiếu Việt Nam), trong 6 tháng đầu năm 2021, thị trường TPDN đã ghi nhận 306 đợt phát hành trong nước với tổng giá trị đạt mức 186,683 tỷ đồng. Trong đó 177,098 tỷ đồng là tổng giá trị phát hành của 293 đợt phát hành riêng lẻ, bên cạnh đó là 13 đợt phát hành ra công chúng với giá trị là 9,584 tỷ đồng.

1627522987347.png


Khối ngành chính
Tỷ trọng toàn thị trường
Những đợt phát hành lớn
Đặc điểm
Ngân hàng​
36%​
ACB (11,200 tỷ đồng)
VPBank (9,900 tỷ đồng)
TPBank (6,000 tỷ đồng)
OCB (5,000 tỷ đồng)
HDBank (4,600 tỷ đồng)
Đa phần kỳ hạn từ 2-4 năm. Lãi suất thấp từ 3-4.2%/năm.
Bất động sản​
33%​
Alpha City (8,060 tỷ đồng)
Vingroup (4,375 tỷ đồng)
Hưng Thịnh Quy Nhơn (4000 tỷ đồng)
25% số lượng TPPH không có TSĐB hoặc được đảm bảo bằng cổ phiếu. Lãi suất trung bình 8-13%/năm.

Ngân hàng và Bất động sản vẫn là 2 nhóm ngành chính khi chiếm tới gần 70% thị phần toàn thị trường. Một số đặc điểm của các TP khối ngành này như sau:

TP Ngân hàng:
  • Kỳ hạn trung đến dài hạn, lãi suất cực thấp (thậm chí còn thấp hơn lãi suất tiền gửi).
  • Không hướng tới phần lớn đại bộ phận các nhà đầu tư. Các deal này chỉ phát hành để cho các đối tác chiến lược của ngân hàng vay được vốn với giá rẻ, nên thường các lô này hết hàng ngay lập tức sau khi được phát hành.
TP Bất động sản:
  • Ngành BĐS từ lâu vẫn là sản phẩm phổ biến trên thị trường TPDN. Đối với ngành nghề này, thì muôn hình muôn vẻ, quy mô doanh nghiệp từ to đến nhỏ, từ tập đoàn lớn đến các công ty thành viên. TSĐB thì đa dạng: cổ phần công ty, bất động sản, quyền sử dụng đất đai, quyền và các lợi nhuận từ việc khai thác dự án, bảo lãnh thanh toán từ tập đoàn mẹ, hoặc từ bên thứ 3.
  • Đây là sản phẩm dễ tìm thấy nhất đối với các nhà đầu tư cá nhân trên thị trường TPDN. Nhà đầu tư nên cân nhắc kỹ một số yếu tố khi lựa chọn các sản phẩm thuộc dòng này như tài sản đảm bảo (yếu tố bắt buộc nên chọn các lô sản phẩm có TSĐB), kỳ hạn đầu tư linh hoạt hay không (nếu có các kỳ linh hoạt thì với các kỳ hạn ngắn 3,6 tháng rủi ro cũng được hạn chế một phần), lãi suất đầu tư, và độ uy tín của các đơn vị tham gia phát hành.
Liệu ngoài TP Ngân hàng và BĐS, chúng ta còn có thể tìm thấy những cơ hội ở những lĩnh vực, ngành nghề nào khác trên thị trường TPDN?

Một số các lô trái phiếu không thuộc khối ngành Ngân hàng và BĐS xuất hiện trên thị trường trong thời gian vừa qua chúng ta có thể kể đến như các lô Trái phiếu của CTCP Hàng không Vietjet (Dịch vụ tiêu dùng), CTCP năng lượng Bắc Hà (Năng lượng), CTCP điện gió Trung Nam Đắc Lắc 1 (Năng lượng), CTCP Thực phẩm Hữu Nghị (Hàng tiêu dùng), Tổng công ty Đông Bắc (Nguyên vật liệu), CTCP Fecon (Xây dựng), CTCP Pacific Partner (Nguyên vật liệu), Trái phiếu Tiki, Trái phiếu F88, Trái phiếu Pizza 4Ps….

Đối với các ngành nghề ngoài Ngân hàng và BĐS, thì các lô Trái phiếu thuộc khối ngành khác có rất nhiều lô không có TSĐB, tuy nhiên vẫn được sự quan tâm lớn từ các nhà đầu tư tổ chức hoặc các nhà đầu tư cá nhân lớn trên thị trường. Hiện tượng này có thể lý giải bởi 1 số nguyên nhân sau:
  • Sự tham gia của các đối tác chiến lược (giống với TP của ngành ngân hàng)
  • Các công ty chứng khoán với khả năng thanh khoản tốt đã thực hiện việc mua bán sơ cấp rồi bán lại thứ cấp trên thị trường thông qua các sản phẩm TP chiến lược của công ty để kiếm chênh lệch (có thể kể đến như các sản phẩm Abond của MBS, Sbond của SSI…)
  • Ngành nghề thuộc danh mục đầu tư chiến lược của các quỹ đầu tư trong nước cũng như nước ngoài.
Các nhà đầu tư nhỏ lẻ muốn tham gia vào các trái phiếu thuộc các lĩnh vực ngành nghề khác nên lưu ý một số điểm sau:
  • Nên chọn các ngành nghề đặc thù có tính ổn định cao. Các TP khối ngành nguyên vật liệu (thép, xi măng, hóa chất…) hoặc các TP khối ngành năng lượng (Thủy điện, điện gió, nhiệt điện…). Đây là các ngành nghề quan trọng của nền kinh tế, cung cấp nguyên vật liệu cho các đơn vị thuộc khối sản xuất. Các ngành nghề thuộc khối dịch vụ tiêu dùng thì sẽ có biến động mạnh trong những thời kỳ nền kinh tế ở trạng thái không tốt.
  • Rất nhiều đơn vị thuộc lĩnh vực ngành nghề này, tên tuổi sẽ không quá phổ biến trên thị trường (lý do là ngành nghề kinh doanh đặc thù, không phải nhà đầu tư nào cũng quan tâm thường xuyên), nên các nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ về DN qua các phương tiện thông tin truyền thông cũng như lựa chọn các đơn vị, chuyên gia tư vấn có kinh nghiệm trên thị trường.
Một số ý kiến hầu cafe sáng các cụ! Mong được các cụ góp ý và cùng thảo luận :)
 

Bonds.2020

Xe hơi
Biển số
OF-732504
Ngày cấp bằng
12/6/20
Số km
172
Động cơ
70,770 Mã lực
Tuổi
41
Cảm ơn cụ , bài viết khá chi tiết . E volka cho cụ ạh .
 

Fiat_ELX

Xe điện
Biển số
OF-468
Ngày cấp bằng
23/6/06
Số km
4,684
Động cơ
625,881 Mã lực
Tuổi
56
F92F0ADB-4132-4C2C-994E-4E0996CA79B7.jpeg

Chắc cụ nhầm về thuật ngữ bảo lãnh ngân hàng .
Bảo lãnh toàn diện của ngân hàng là khi có rủi ro thì ngân hàng chịu trách nhiệm chi trả cho trái chủ : Thể hiện qua chứng thu bảo lãnh .
Trên thị trường bây giờ gần như chỉ duy nhất cty e là có những lô Trái phiếu ngân hàng bảo lãnh toàn diện bằng chứng thư .
Nếu có bảo lãnh ngân hàng thì cụ cho em thông tin
 

Bonds.2020

Xe hơi
Biển số
OF-732504
Ngày cấp bằng
12/6/20
Số km
172
Động cơ
70,770 Mã lực
Tuổi
41
Hình như CII phát hành lô mới để trả nợ lô cũ phải không cụ ?
 

chinhpham7983

Xe buýt
Biển số
OF-756201
Ngày cấp bằng
3/1/21
Số km
543
Động cơ
55,257 Mã lực
Tuổi
45
Nơi ở
Thanh Xuân, Hà Nội
Bảo lãnh thanh toán phải có chứng thư của ngân hàng ntn mới yên tâm được các cụ ạh .
9631EB75-CD32-4FF6-B149-4270FF71AC5E.jpeg

Bên e vẫn còn nguồn này nha các cụ.An toàn như gửi tiết kiệm luôn ạh . Lãi suất thì gấp rưỡi, gấp đôi gửi tiết kiệm ạh .
Điều kiện tham gia như nào cụ : giá trị, khoảng thời gian, lãi suất,..?
 

chinhpham7983

Xe buýt
Biển số
OF-756201
Ngày cấp bằng
3/1/21
Số km
543
Động cơ
55,257 Mã lực
Tuổi
45
Nơi ở
Thanh Xuân, Hà Nội
Trái phiếu Doanh nghiệp – Sân chơi của riêng của Ngân hàng và các DN BĐS?

Theo số liệu từ VBMA (Hiệp hội thị trường trái phiếu Việt Nam), trong 6 tháng đầu năm 2021, thị trường TPDN đã ghi nhận 306 đợt phát hành trong nước với tổng giá trị đạt mức 186,683 tỷ đồng. Trong đó 177,098 tỷ đồng là tổng giá trị phát hành của 293 đợt phát hành riêng lẻ, bên cạnh đó là 13 đợt phát hành ra công chúng với giá trị là 9,584 tỷ đồng.

View attachment 6403455

Khối ngành chính
Tỷ trọng toàn thị trường
Những đợt phát hành lớn
Đặc điểm
Ngân hàng​
36%​
ACB (11,200 tỷ đồng)
VPBank (9,900 tỷ đồng)
TPBank (6,000 tỷ đồng)
OCB (5,000 tỷ đồng)
HDBank (4,600 tỷ đồng)
Đa phần kỳ hạn từ 2-4 năm. Lãi suất thấp từ 3-4.2%/năm.
Bất động sản​
33%​
Alpha City (8,060 tỷ đồng)
Vingroup (4,375 tỷ đồng)
Hưng Thịnh Quy Nhơn (4000 tỷ đồng)
25% số lượng TPPH không có TSĐB hoặc được đảm bảo bằng cổ phiếu. Lãi suất trung bình 8-13%/năm.

Ngân hàng và Bất động sản vẫn là 2 nhóm ngành chính khi chiếm tới gần 70% thị phần toàn thị trường. Một số đặc điểm của các TP khối ngành này như sau:

TP Ngân hàng:
  • Kỳ hạn trung đến dài hạn, lãi suất cực thấp (thậm chí còn thấp hơn lãi suất tiền gửi).
  • Không hướng tới phần lớn đại bộ phận các nhà đầu tư. Các deal này chỉ phát hành để cho các đối tác chiến lược của ngân hàng vay được vốn với giá rẻ, nên thường các lô này hết hàng ngay lập tức sau khi được phát hành.
TP Bất động sản:
  • Ngành BĐS từ lâu vẫn là sản phẩm phổ biến trên thị trường TPDN. Đối với ngành nghề này, thì muôn hình muôn vẻ, quy mô doanh nghiệp từ to đến nhỏ, từ tập đoàn lớn đến các công ty thành viên. TSĐB thì đa dạng: cổ phần công ty, bất động sản, quyền sử dụng đất đai, quyền và các lợi nhuận từ việc khai thác dự án, bảo lãnh thanh toán từ tập đoàn mẹ, hoặc từ bên thứ 3.
  • Đây là sản phẩm dễ tìm thấy nhất đối với các nhà đầu tư cá nhân trên thị trường TPDN. Nhà đầu tư nên cân nhắc kỹ một số yếu tố khi lựa chọn các sản phẩm thuộc dòng này như tài sản đảm bảo (yếu tố bắt buộc nên chọn các lô sản phẩm có TSĐB), kỳ hạn đầu tư linh hoạt hay không (nếu có các kỳ linh hoạt thì với các kỳ hạn ngắn 3,6 tháng rủi ro cũng được hạn chế một phần), lãi suất đầu tư, và độ uy tín của các đơn vị tham gia phát hành.
Liệu ngoài TP Ngân hàng và BĐS, chúng ta còn có thể tìm thấy những cơ hội ở những lĩnh vực, ngành nghề nào khác trên thị trường TPDN?

Một số các lô trái phiếu không thuộc khối ngành Ngân hàng và BĐS xuất hiện trên thị trường trong thời gian vừa qua chúng ta có thể kể đến như các lô Trái phiếu của CTCP Hàng không Vietjet (Dịch vụ tiêu dùng), CTCP năng lượng Bắc Hà (Năng lượng), CTCP điện gió Trung Nam Đắc Lắc 1 (Năng lượng), CTCP Thực phẩm Hữu Nghị (Hàng tiêu dùng), Tổng công ty Đông Bắc (Nguyên vật liệu), CTCP Fecon (Xây dựng), CTCP Pacific Partner (Nguyên vật liệu), Trái phiếu Tiki, Trái phiếu F88, Trái phiếu Pizza 4Ps….

Đối với các ngành nghề ngoài Ngân hàng và BĐS, thì các lô Trái phiếu thuộc khối ngành khác có rất nhiều lô không có TSĐB, tuy nhiên vẫn được sự quan tâm lớn từ các nhà đầu tư tổ chức hoặc các nhà đầu tư cá nhân lớn trên thị trường. Hiện tượng này có thể lý giải bởi 1 số nguyên nhân sau:
  • Sự tham gia của các đối tác chiến lược (giống với TP của ngành ngân hàng)
  • Các công ty chứng khoán với khả năng thanh khoản tốt đã thực hiện việc mua bán sơ cấp rồi bán lại thứ cấp trên thị trường thông qua các sản phẩm TP chiến lược của công ty để kiếm chênh lệch (có thể kể đến như các sản phẩm Abond của MBS, Sbond của SSI…)
  • Ngành nghề thuộc danh mục đầu tư chiến lược của các quỹ đầu tư trong nước cũng như nước ngoài.
Các nhà đầu tư nhỏ lẻ muốn tham gia vào các trái phiếu thuộc các lĩnh vực ngành nghề khác nên lưu ý một số điểm sau:
  • Nên chọn các ngành nghề đặc thù có tính ổn định cao. Các TP khối ngành nguyên vật liệu (thép, xi măng, hóa chất…) hoặc các TP khối ngành năng lượng (Thủy điện, điện gió, nhiệt điện…). Đây là các ngành nghề quan trọng của nền kinh tế, cung cấp nguyên vật liệu cho các đơn vị thuộc khối sản xuất. Các ngành nghề thuộc khối dịch vụ tiêu dùng thì sẽ có biến động mạnh trong những thời kỳ nền kinh tế ở trạng thái không tốt.
  • Rất nhiều đơn vị thuộc lĩnh vực ngành nghề này, tên tuổi sẽ không quá phổ biến trên thị trường (lý do là ngành nghề kinh doanh đặc thù, không phải nhà đầu tư nào cũng quan tâm thường xuyên), nên các nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ về DN qua các phương tiện thông tin truyền thông cũng như lựa chọn các đơn vị, chuyên gia tư vấn có kinh nghiệm trên thị trường.
Một số ý kiến hầu cafe sáng các cụ! Mong được các cụ góp ý và cùng thảo luận :)
Hình thức bán TP cho các cổ đông chiến lược với lãi suất rất thấp này có phải là hình thức tay trái - tay phải để tránh nợ xấu không cụ?
 

pero

Xe hơi
Biển số
OF-206565
Ngày cấp bằng
18/8/13
Số km
127
Động cơ
319,363 Mã lực
Hình thức bán TP cho các cổ đông chiến lược với lãi suất rất thấp này có phải là hình thức tay trái - tay phải để tránh nợ xấu không cụ?
Phần này thì vĩ mô quá cụ ạ, em không dám bàn luận :D, nhưng đã là các nhà đầu tư chiến lược thì đằng sau những deal ôm trọn lô với lãi suất thấp thì chắc chắn sẽ còn nhiều những thứ thỏa thuận ngầm khác cụ ạ :D.
 

chinhpham7983

Xe buýt
Biển số
OF-756201
Ngày cấp bằng
3/1/21
Số km
543
Động cơ
55,257 Mã lực
Tuổi
45
Nơi ở
Thanh Xuân, Hà Nội
Phần này thì vĩ mô quá cụ ạ, em không dám bàn luận :D, nhưng đã là các nhà đầu tư chiến lược thì đằng sau những deal ôm trọn lô với lãi suất thấp thì chắc chắn sẽ còn nhiều những thứ thỏa thuận ngầm khác cụ ạ :D.
Vâng cụ, em cứ thắc mắc liệu nó có phải là một hình thức lách luật không.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top