Gớm cứ cho mấy ông sang Ấn đi thì vài năm nữa chạy vội về ấy mà
Cũng như ngày xưa tìm thấy miền đất hứa Myanmar. Hồi mợ
Aung San Suu Kyi nhiếp chính phát các cty Nhật rầm rập chạy qua. Mấy ông ở VN thì làm mình làm mẩy rút bỏ thị trường nếu ko tăng hỗ trợ thì tụi tôi rút hết.
Đất hứa
Theo các chuyên gia phân tích, nguyên nhân chủ yếu khiến Myanmar ngày càng trở nên “long lanh” trong mắt các doanh nghiệp Nhật Bản đó là nước này có nguồn nhân lực dồi dào, chi phí nhân công cực thấp và nguồn tài nguyên khoáng sản vô cùng phong phú.
Bên cạnh đó, với dân số hơn 60 triệu người, Myanmar cũng là một trong những thị trường giàu tiềm năng mà các doanh nghiệp của “xứ sở Hoa anh đào” không thể bỏ qua.
Bên cạnh đó, trong thời gian gần đây, nhất là kể từ khi chính quyền của Tổng thống Thein Sein bắt đầu tiến trình cải cách dân chủ vào năm 2011, nền kinh tế Myanmar bắt đầu khởi sắc. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Myanmar, đất nước vốn nằm trong số các quốc gia nghèo nhất thế giới, đã đạt tốc độ tăng trưởng 6,5% trong năm ngoái và có thể sẽ tiếp tục duy trì nhịp độ tăng trưởng này. IMF dự báo tăng trưởng của Myanmar trong tài khóa 2013-2014 là 6,75%.
Ông Matt Davies, người điều hành nhóm làm việc của IMF tại Myanmar, nhận định chương trình cải cách đầy tham vọng của chính quyền Myanmar đã mang lại sự ổn định kinh tế vĩ mô và tăng sức hấp dẫn của nước này trước các nhà đầu tư.
Trong khi đó, ông Stephen Groff, Phó Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) phụ trách khối Đông Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương, dự báo nếu duy trì được đà tăng trưởng 7-8% như hiện nay, Myanmar có thể đuổi kịp Thái Lan của hiện tại vào năm 2030.
Trong bối cảnh đó, nhiều nước phương Tây, trong đó có Mỹ và Liên minh châu Âu (EU), đã bắt đầu để mắt tới Myanmar và có hàng loạt các bước đi nhằm cải thiện quan hệ với nước này. Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ đã dỡ bỏ hầu hết lệnh cấm vận đối với Myanmar, ngoại trừ lệnh cấm vận vũ khí.
Vào giữa tháng 7, EU đã khôi phục các điều khoản ưu đãi thương mại đối với Myanmar. Ủy viên phụ trách thương mại của EU Karel de Gucht cho biết những điều khoản ưu đãi thương mại dành cho Myanmar đồng nghĩa với việc các loại hàng hóa của Myanmar (trừ vũ khí) sẽ được quyền ưu tiên và miễn thuế khi tiếp cận thị trường lớn nhất thế giới này.
Trong bối cảnh đó, Tokyo ngay lập tức cung cấp khoản vay mới kể từ 26 năm qua và xóa toàn bộ số nợ cũ cho nước này nhân chuyến thăm hồi cuối tháng 5/2013 của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe - nhà lãnh đạo đầu tiên của Nhật Bản đến thăm Myanmar trong vòng 36 năm qua.
Mặc dù vậy, các chuyên gia phân tích cho rằng việc đầu tư vào Myanmar vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro như hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh, cơ sở hạ tầng chưa phát triển, tình trạng thiếu lao động tay nghề cao, và nhất là nguy cơ bất ổn về chính trị và an ninh vẫn còn hiện hữu ở quốc gia Đông Nam Á này./.
Theo Tổ chức Ngoại thương Nhật Bản, khoảng 70% các công ty Nhật Bản đầu tư vào Myanmar sẽ duy trì hoặc mở rộng hoạt động của họ tại quốc gia Đông Nam Á này trong một hoặc hai năm.
aecvcci.vn