Để bàn tới FDI thì cần thông tin cụ thể và chi tiết thì mới biết con cá mất là con cá to hay là cá con. Với kiến thức và kinh nghiệm ít ỏi khi làm việc với các FDI thì em thấy có mấy điểm sau:Samsung cho biết sẽ dịch chuyển dây chuyền sản xuất sang Ấn Độ, LG đang tạm dừng kế hoạch đầu tư mới sản xuất thiết bị điện tử trị giá 5 tỷ USD, SMC (Nhật) đang xem xét đầu tư 500 triệu - 1 tỷ USD tại Đồng Nai - Bộ KHĐT cho biếtBộ KHĐT: Nhiều 'gã khổng lồ' thế giới đã tạm dừng những siêu dự án tỷ USD tại Việt Nam vì 1 lý do
Thời gian vừa qua một số tập đoàn lớn đã có trao đổi chính thức về việc tạm dừng kế hoạch đầu tư mới nếu chính phủ không có chính sách hỗ trợ đầu tư phù hợp.m.cafef.vn
Theo báo cáo về dự thảo nghị định thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ Hỗ trợ đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thống kê, trong thời gian qua, có nhiều tập đoàn lớn đã đến khảo sát, nghiên cứu đầu tư tại Việt Nam, nhưng cuối cùng đã chuyển sang quốc gia khác
Nổi bật là LG Chemical đề xuất dự án sản xuất pin với đề nghị Việt Nam hỗ trợ 30% chi phí sản xuất (tiền mặt), sau đó chuyển sang Indonesia. Intel đề xuất dự án sản xuất chip vốn đầu tư 3,3 tỷ USD, đề xuất Việt Nam hỗ trợ 15% tiền mặt, sau đó chuyển sang Ba Lan. Tập đoàn bán dẫn AT&S của Áo đã khảo sát, dự kiến đầu tư, nhưng Việt Nam không đáp ứng được về hỗ trợ theo chi phí và lao động công nghệ cao có sẵn, nên đã chuyển sang Malaysia.
Ưu điểm:
+ tạo công ăn việc làm cho người dân lao động trình độ thấp. Lưu ý là người lao động trình độ cao cũng có công việc nhưng ít hơn rất nhiều về tỷ lệ.
+ tạo thói quen và văn hóa lao động nghiêm túc, chuyên nghiệp cho lao động Việt Nam.
Nhược điểm:
+ rất nhiều FDI chuyển giá hoặc được ưu đãi thuế quá lớn dẫn đến ngoài khoản thu nhập của người lao động thì thuế và ngân sách quốc gia hầu như không được gì, đặc biệt là với các doanh nghiệp EPE.
+ chuỗi cung ứng cũng là vấn đề lớn. Nếu FDI chỉ làm một vài công đoạn ở Việt Nam thì cực khó để chống chuyển giá.
+ rất nhiều FDI được lập chỉ để nhà đầu tư ăn xổi trong một hai vòng đời của một vài sản phẩm. Nếu FDI dừng sản xuất thì cũng gây một số ảnh hưởng đến người lao động (cái vụ này hay xảy ra với FDI Hàn Quốc).
FDI công nghiệp nhẹ không bao giờ là chiếc bánh ăn mãi không hết. Khi mà mức lương cơ bản của nước bản xứ cao lên, ưu đãi đầu tư không còn thì FDI sẽ chuyển dịch tiếp sang các nước thứ 3 khác nơi mà chi phí và ưu đãi cao hơn. FDI là quý với những nước nội lực không đủ nhưng phát triển đến một mức nào đó thì cần thêm các ngành công nghiệp và dịch vụ mới chứ không thể mãi trông mong vào FDI. Bẫy thu nhập trung bình cũng là ở cái FDI này.