đầu máy hơi nước

hhung

Xe máy
Biển số
OF-77829
Ngày cấp bằng
14/11/10
Số km
55
Động cơ
419,530 Mã lực
những đầu tầu này đã đi vào quá khứ , nhưng những hình ảnh đẹp của nó vẫn khắc sâu đầy ấn tượng với bao người . thay thế vào nó là những đầu máy hiện đại chạy nhanh hơn ,sạch hơn ,nhưng vẫn không thể thay thế nó ở âm thanh đặc trưng ,tiếng còi khỏe khoắn ,đã đi vào tâm trí những người đã từng thấy nó ngược xuôi trên những tuyến đường ,những bạn trẻ bây giờ chắc hiếm được nghe âm thanh hừng hực đó ,những cột khói phần phật tuôn mỗi khi tầu xuất bến , con trai nhỏ của tôi khi cho xem ảnh nó bảo tàu này xấu ,không đẹp ,thật chẳng biết làm thế nào xã hội tiến lên ,cái cũ bị loại bỏ ,nhưng có nhũng cái không thể thay thế xóa bỏ với những người đã sống trong những thời điểm đó ,mỗi lần đưa con đi học ,dừng trước barie chờ tầu qua ,tôi ước gì nhìn thấy một lần cỗ máy đó chạy qua ,để cho con tôi thấy cái đẹp của nó ,và muốn nói nhiều điều với con ,có những cái cũ vẫn rất đẹp và mạnh mẽ nếu con một lần nhìn thấy nó







































 

hhung

Xe máy
Biển số
OF-77829
Ngày cấp bằng
14/11/10
Số km
55
Động cơ
419,530 Mã lực
và bây giờ nó cũ quá





 

guidingstar

Xe tăng
Biển số
OF-3886
Ngày cấp bằng
20/3/07
Số km
1,490
Động cơ
566,291 Mã lực
Các cụ ở OF hồi trước cũng có quả dự án về động cơ hơi nước rồi đấy ợ, không biết cái nồi hơi đã rèn xong chưa.
Lâu lắm không thấy các cụ tiếp bài đấy, không biết còn tiếp tục không :D

Tặng cụ thêm cái đầu máy hơi nước đời 1930 của Nhật ở Đà Lạt :

 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
11,177
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
em đang đi công tác nước ngoài đâm ra chưa rảnh để song kiếm với bác hhung
hôm tới em sẽ tặng bác 1 bài hoành tráng về đầu máy hơi nước
cho nhưng cái đứa nói mình dốt trắng mắt ra
 

haivanphe

Xe container
Biển số
OF-46470
Ngày cấp bằng
14/9/09
Số km
6,985
Động cơ
48,180 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Ô nhiễm môi trường lắm kụ ơi. VN đang phấn đấu làm đường sắt cao tốc cơ.
 

hhung

Xe máy
Biển số
OF-77829
Ngày cấp bằng
14/11/10
Số km
55
Động cơ
419,530 Mã lực
em đang đi công tác nước ngoài đâm ra chưa rảnh để song kiếm với bác hhung
hôm tới em sẽ tặng bác 1 bài hoành tráng về đầu máy hơi nước
cho nhưng cái đứa nói mình dốt trắng mắt ra
bác nhớ tìm cho em ,cái ảnh nào kích cỡ lớn càng tốt ,để em làm màn hình nền ,tìm mãi trên mạng chưa có cái nào ưng ý,cám ơn bác trước .

hôm lâu em có xem phim bí thư tỉnh ủy ,đang chiếu trên vtv1 , em cũng chẳng muốn chê gì ,vì đạo diễn họ là những người hiểu biết rộng ,so với họ mình chả là gì ,nhưng nhiều cảnh trong phim không tôn trọng lịch sử ,ví dụ cảnh hai anh ra ga tầu lên miền ngược mua sắn ,cảnh sân ga chờ tầu ,đoàn tầu tiến vào .ối trời ơi ,đầu tầu diesel :)) em nhớ không nhầm từ năm 1989 em mới nhìn thấy đầu tầu diesel đầu tiên ,nhưng rất ít ,vẫn chủ yếu là đầu tầu hơi nước 141 là chủ yếu ,đến tận năm 1998 ,là lần cuối cùng em được đi đầu tầu hơi nước ,trong đợt từ nhà bắc giang ,lên đơn vị đóng quân trên lạng sơn,và sau đó chẳng bao giờ nhìn thấy đầu tầu đó chạy nữa , vậy mà mấy bác đạo diễn cho quả đầu tầu diesel từ năm đó mới sợ:(( thảo nào phim việt nam ít khán giả ,
chắc nhiều bác cùng thế hệ 7x như em hoặc trở về trước nhiều người vẫn ấn tượng với những hình ảnh ngày xưa ,như đầu tầu hơi nước chẳng hạn , hoặc cảnh xếp hàng mua gạo hộ mẹ ,hay đi xem chiếu bóng công cộng ,... ngày xưa khổ .nhưng con người đối với nhau tốt lắm ,không thờ ơ như bây giờ ..tất nhiên bây giờ cuộc sống đầy đủ vật chất ,con người hiểu biết văn minh tiếp thu nhiều cái mới ,hiện đại,nhưng có những cái không thể thay thế hình ảnh cũ được

































các bác góp ảnh vào cho xôm đi
 
Chỉnh sửa cuối:

meomyh

Xe đạp
Biển số
OF-70306
Ngày cấp bằng
10/8/10
Số km
34
Động cơ
429,040 Mã lực
Nhìn mấy cái ảnh của bác em lại nhớ về tuổi thơ của em: có thể nói tuổi thơ của em gắn liền với cái đầu máy hơi nước (vì nhà em ở ngay cạnh ga mà). Ngay từ lúc nhỏ xíu, lúc có thể tự ý thức được em đã thấy cái đầu máy hơi nước rồi, và đã quen với cái tiếng còi nhức óc của nó (đối với nhiều người) nhưng với em đã trở nên quen thuộc, đến mức nhiều lúc không thèm để ý đến nó nữa. Sau đó đến tận khi đi học đại học rồi rời quê đi lập nghiệp ở nơi khác em vẫn thỉnh thoảng còn gặp nó. Đến bây giờ, mỗi khi có dịp về thăm nhà và khi nghe tiếng còi tàu (nhưng là đầu máy diesel) em lại nhìn ra ngoài cửa sổ và nhớ tới hình ảnh cái đầu máy hơi nước hồi nào.
Ngày đó, vì vẫn còn chế độ bao cấp thiếu thốn đủ thứ nên bọn trẻ con xóm em vẫn phải ra bới đống xỉ do đầu máy hơi nước thải ra để nhặt những cục than chưa cháy hết mang về đun bếp. Sau đó nếu hứng lên có khi lại nhảy vào dưới cái vòi cấp nước cho đầu máy để tắm thỏa thuê, vui phết! Nói nhỏ với các bác nhé (nhỏ thôi không công an bắt đấy :))) hồi đó bọn em thỉnh thoảng vẫn cải thiện bằng cách tháo trộm một cái má phanh của toa tàu để bán lấy tiền mua kẹo kéo ăn, cũng được nhiều phết để chia nhau đấy! Tuy nhiên cũng chỉ dám tháo của những toa xe chở hàng thôi vì nó thường đỗ ở ga rất lâu và ở những đoạn vắng, còn của toa khách và đầu máy thì không dám tháo vì nó gắn rất chặt và thường đỗ ở giữa ga chỗ đông người vả lại thời gian đỗ tại ga cũng ngắn, thường chỉ 1 lúc là lại chạy ngay.
Em cũng từng nhiều lần trèo lên tận đầu máy để chơi với mấy bác tài xế rồi. Phải nói là so với mấy bác lái tàu diesel bây giờ thì các bác ấy khổ thật: bụi bặm, nóng nực, nhất là mùa hè, và cái bác đốt lò lại còn phải thỉnh thoảng xúc thêm than đổ vào lò nữa, thế nên bác nào bác ấy cứ đen nhẻm từ đầu tới chân. Thực ra khi cái đầu máy hơi nước vẫn còn được sử dụng thì không chỉ bác tài xế và bác đốt lò khổ mà chúng em ở xung quanh ga cũng khổ lắm. Khổ không vì phải nghe tiếng còi của nó (vì đến bây giờ vẫn còn phải nghe, mà cũng quen rồi) mà vì khói bụi ô nhiễm mà nó thải ra. Hôm nào xui xẻo ở dưới chiều gió so với cái đầu máy thì quần áo mới giặt xong còn phơi ở trên dây hoặc có tí đồ ăn khô phơi phóng trên mái nhà cứ gọi là đen thui toàn muội than, các cửa sổ cũng phải đóng kín không thì quét nhà mệt nghỉ!... ^:)^
Kể với các bác vài kỷ niệm của em về cái đầu máy hơi nước như vậy để các bác dễ hình dung thêm về nó, chứ bây giờ nó thành truyện cổ tích mất rồi. À, em nhớ ở ga Sài Gòn vẫn còn có 1 cái đầu máy hơi nước to đùng đặt ngay ở cổng vào nhà ga đấy các bác ạ! Ngoài ga Sài Gòn ra theo em biết còn có ga Đà Lạt là còn trưng 1 cái đầu máy hơi nước nữa, cái này đã được bác guidingstar đưa ảnh lên ở bài trước. Tuy nhiên hôm lên Đà Lạt em đã quan sát rất kỹ cái đầu máy này và thấy nó không phải là loại đầu máy trước đây sử dụng cho tuyến đường Đà Lạt - Phan Rang vì nó không có hệ thống bánh răng ở giữa, một đặc trưng của loại đầu máy dùng cho tuyến đường sắt leo núi (hay đường sắt răng cưa). Em nghe nói hồi trước ở đây còn mấy cái đầu máy như thế nhưng sau đó LH ĐSVN đã bán lại cho 1 công ty của Thụy Sĩ. Sau này do bị nhiều ý kiến phản đối của báo chí và người dân nên LH ĐSVN mới mang 1 cái đầu máy khác của Nhật (nhưng không phải loại răng cưa) về đặt ở đó để làm biểu tượng cho nhà ga và cho khách tham quan.
Cái ray răng cưa nó nằm giữa 2 ray chính như thế này:

Đây là cái đầu máy cũ đây ạ:
 
Chỉnh sửa cuối:

hhung

Xe máy
Biển số
OF-77829
Ngày cấp bằng
14/11/10
Số km
55
Động cơ
419,530 Mã lực
đi tầu bây giờ có cảm giác khác ,tầu bây giờ chạy rất êm ,nhưng giữa cái tiện nghi và hiện đại đó vẫn gợi lại cho tôi như thiếu cái gì đó ,ngồi tầu bây giờ không còn cảm nhận được sức mạnh của đầu máy ,cái hừng hực mạnh mẽ ,cuồn cuộn của những cột hơi nước ,nhớ nhất là tiếng còi tầu ,âm thanh cũ đó mà đầu tầu diesel không thể có ,nhớ lắm cái mùi khen khét của dường ray mùi đặc trưng của đường ray tầu hỏa ,có lẽ là do than trộn dầu tao lên ,năm 1979 tôi nhớ nhất là hôm đón bác tôi sơ tán chay tầu từ lạng sơn về bắc giang ,hồi đó tôi học lớp hai cùng mẹ gia đón bác ở sân ga bắc giang ,liên tục những đoàn tầu hơi nước từ các ngả phía bắc chạy về ,chật kín người dân ,sắc lính cũng nhiều ,tôi thấy cả những chú bộ đội bị thương rất nhiều ,tất cả hỗn loạn trên các nóc toa cũng chật kín người ,khi đón được bác rồi nghe bác nói ,bọn bành trướng nó đốt hết thị xã lạng sơn chúng nó ác lắm ,bé nhưng tôi vẫn nhớ cảm giác rất sợ khi đứng trên sân ga ,ngay hôm đó anh họ tôi đi chuyến tầu sau bị xô đẩy ngã và bị tầu chẹt cụt cả tay,*** nó ,nhớ cảnh bác gào khóc trên sân ga mà đến giờ tôi vẫn thấy căm thằng khựa ,nói vậy thôi quá khứ lùi lại đằng sau ,có những cái chúng ta nên quên ,nhưng có những ký ức và hình ảnh luôn phải gìn giữ , nếu ai ở thời cả nước vất vả đó chắc chẳng bao giờ quên

 

meomyh

Xe đạp
Biển số
OF-70306
Ngày cấp bằng
10/8/10
Số km
34
Động cơ
429,040 Mã lực
Cái đầu máy này:

Có tên là "Tự lực" và hình như do Nhà máy xe lửa Gia Lâm đóng dựa trên các linh kiện nhập từ các nước XHCN. Nó có vận tốc tối đa cả tiến hoặc lùi là 80km/h và là loại đầu máy phổ biến nhất ở VN khi đầu máy hơi nước còn được sử dụng. Cái thùng màu đen ở ngay phía sau buồng lái chính là cái két nước cấp cho nồi hơi và cái thùng chứa than cấp cho lò đốt. Em vẫn nhớ trong buồng lái có 1 cái cửa thông với lò đốt được đóng mở bằng 1 cái bàn đạp đặt dưới sàn và bác thợ đốt lò sẽ đảm nhận nhiệm vụ bổ sung than cho lò đốt thông qua cái cửa này. Mỗi khi mở ra em thấy bên trong lửa cháy rừng rực, sáng trắng nhức cả mắt.
Không biết trong lịch sử sử dụng đầu máy hơi nước của thế giới đã có vụ nào bị nổ lò hơi chưa các bác nhỉ? hồi xưa học vật lý thấy ông thầy giáo bảo nếu cái lò ấy bị nổ thì cái đầu tầu sẽ bị thổi lên độ cao cách mặt đất 20m có đúng không nhỉ? hồi đó bọn em tin sái cổ nhưng sau nghĩ lại thì thấy vô lý quá vì để nâng cái đầu máy toàn sắt thép nặng cả trăm tấn lên đến độ cao ấy thì có gài cả chục quả mìn chống tăng ở bên dưới cũng chưa chắc đã làm nổi, huống chi cái nồi hơi lại nằm ở bên trên, khi phát nổ sẽ phát sinh lực đè cái đầu máy xuống!
À, các bác có biết cái còi của nó còn có tác dụng phát tín hiệu cho bác trực ở trạm bơm đóng mở van cấp nước cho nó không? Nó có quy ước riêng để phân biệt với tiếng còi báo tàu về ga hay chuẩn bị chạy đấy các bác ạ!
Đến bây giờ em vẫn còn nhớ như in tiếng còi đó, lâu lâu không nghe cũng thấy nhớ ra phết!
 

pna

Xe tải
Biển số
OF-48138
Ngày cấp bằng
6/10/09
Số km
220
Động cơ
461,600 Mã lực
Lần gần đây nhất mình đi tàu hỏa bằng đầu máy hơi nước là hôm khai trương tuyến đường sắt du lịch vòng quanh Hà Nội, đấy cũng là hôm toa xe 2 tầng do VN đóng chính thức ra mắt. Thoắt cái chục niên tới nơi rồi :D
 

hhung

Xe máy
Biển số
OF-77829
Ngày cấp bằng
14/11/10
Số km
55
Động cơ
419,530 Mã lực
Lớp đầu máy hơi nước DB1 (SMR Dabui hoặc DABU-1)


Lớp đầu máy này được thiết kế và sản xuất bởi công ty ALCO Richmond Works, có 69 đầu máy thuộc lớp này được sản xuất từ năm 1907 đến 1908. Chiếc đầu máy DB45 này được sản xuất năm 1907 có số hiệu 43935, hình ảnh này được chụp tháng 5 năm 1981 chứng tỏ chất lượng hoàn hảo của nó.

Loại máy 2-6-4 (VN gọi là 132)
Khổ đường(mm) 1,435
Trọng lượng(t) 90.5
Đường kính xi lanh(mm) 482X660
Áp lực nồi hơi (kg/cm2) 12.7
Lượng nước mang theo(m3) 13
Chiều dàu(mm) 13,240
Đường kính bánh chủ động(mm) 1,370
Bề mặt buồng đốt (m2) 141.59



Lớp đầu máy hơi nước DK5


DK5 có nghĩa là mẫu đầu máy thứ 5 của lớp máy 2-10-0 (VN gọi là 150), Lớp đầu máy này được sản xuất bởi Rumani vào năm 1937. SMR có hai loại đầu máy kiểu 2-10-0 và được chia làm mẫy DK1 và DK2. Nhưng mẫu đầu máy này chẳng liên quan đến công ty SMR và nó được chuyển đến Trung Quốc sau chiến tranh thế giới thứ 2 qua đường Liên Xô. Hình ảnh đầu máy được chụp năm 1999

Thông số đầu máy (theo mẫu DK1)


Mẫu đầu máy 0-8-0 ET7


Mr Takashisa Uchida đã chụp được hình ảnh về đầu máy này tại Xưởng đầu máy An Huy năm 1999, Lớp đầu máy này đến nay tác giả cũng chưa biết thông tin về nó. Lớp đầu máy ET7 được đóng năm 1959 bởi một công ty của Ba Lan tên là CHRZANOW. Đầu máy này thuộc lớp máy 0-8-0. Những đầu máy của Đông Âu này đã được nhập vào Trung Quốc sau giải phóng qua con đường Liên Xô. Tất cả những thông tin trên về đầu máy này được biết qua 1 tấm biển còn gắn trên đầu máy.

Lớp đầu máy hơi nước 0-8-0 ET8





Tác giả Eiji Nozawa người Nhật cũng chỉ phỏng đoán loại đầu máy này qua thông tin của một người bạn "đây là một loại máy của hãng Chrzanow- ET7 0-8-0T's" chiếc đầu máy này có lẽ đã bị cắt bớt đi và giảm trục bánh xe để phù hợp cho các hoạt động công nghiệp nhẹ (điều này không lạ, những cải biến này thường được các nước Nam Phi và vài khu vực khác thường cải biến đầu máy như vậy để giảm lượng tiêu hao, độ nặng đầu máy, giảm công suất thừa), nó còn được gắn thêm tăng đe của loại máy SYs nữa, một sáng kiến hay 1 sự chắp vá kiểu Trung Quốc??? Tôi đã từng chứng kiến một vài kiểu máy "râu ông nọ cắm cằm bà kia" như thế này của các đầu máy TQ.

Thông tin cải biến của máy cũng không được biết đến.



Lớp đầu máy tiếp theo mình muốn giới thiệu là lớp Công Tiến GJ (Gongjian)


Năm 2006 khi biết rằng tất cả các máy Tự Lực 141 không thể sử dụng được nữa mà yêu cầu của một số nhóm nước ngoài về việc sử dụng đầu máy hơi nước cho một đoàn tàu du lịch, đây là yêu cầu bất khả thi đối với Tổng cty Đường sắt VN vì sửa máy sẽ quá tốn tiền và không thể thực hiện ngay được thì có một nguồn tin từ một kỹ sư đã từng làm việc tại tuyến Hà Thái rằng "có thể" còn máy hơi nước trên tuyến này và theo thông tin khảo sát nhanh thì chính xác có 06 đầu máy.

- Ký hiệu số đầu máy: 030-1042,1045, 1037, 1039, 1040, 1041
- Ngày sản xuất: 1960- 1965
- Sản xuất tại: Trung Quốc - có lẽ là nhà máy Đường Sơn??
Thông số kỹ thuật:
- Trọng lượng tịnh: 57,5 tấn
- Nước: 4 tấn.
- Tổng trọng lượng vận hành: 61,5 tấn
- Chiều dài: 11.010mm
- Chiều rộng: 2.760 mm
- Chiều cao: 3.780 mm
- Công suất máy: 450 mã lực
- Tốc độ tối đa : 45 km/h
- Chạy trên khổ đường: 1.435mm
- Tiêu hao:
+ Than: 100km/ 1 - 1,4 tấn than
+ N­ước: 40 km phải bổ xung

Số đầu máy trên được Đường sắt VN chuyển giao vào năm 1962 và sau đó đã "quên mất" nên đến nay ít người biết đến.

Lớp đầu máy Jiefang 2-8-2 (VN gọi là lớp 141)


Tên nguyên bản của lớp máy Jiefang là Mikai(MIKA-1). Mikai có nghĩa là lớp máy đầu tiên của dòng máy 2-8-2, đây là dòng máy được dùng phổ biến nhất tại Trung Quốc, Việt nam, Triều tiên...... Đầu máy 141 đầu tiên trên thế giới được công ty ALCO sản xuất năm 1918, sau đó theo mẫu này mà các xưởng đầu máy của Nhật, Nam Namchuria cũng sản xuất theo. Ở Trung Quốc có nhà máy Sifang cũng bắt tay vào sản xuất dòng máy nội địa thuần TQ được thiết kế theo mẫu MIKA này vào tháng 7 năm 1952 và sử dụng với tên gọi Jiefang. Dòng máy này còn được tiếp tục sản xuất đến tận những năm 1960 và sau đó được tiếp nối bởi lớp hiện đại hơn là lớp Jienshe vào đầu thập niên 60s. Trong suốt cuộc chiến tranh Triều Tiên, Nhật Bản cũng nối lại sản xuất loại đầu máy này để cung cấp theo yêu cầu của quân đội Mỹ.

Lớp đầu máy JF6(Mikaro or MIKA-6)



Đầu máy Lớp Mika 1 quá to lớn và nặng nề nên không thể sử dụng được ở những khu vực có nền đường kém, những khu vực mỏ, mới không có nhiều tiền để đầu tư nền đường nên lúc đó vấn đề đầu máy trở nên cực kỳ cấp bách, việc thiết kế một lớp đầu máy nhẹ hơn, nhỏ hơn là vấn đề cần thiết. Lớp đầu máy Mika 6 ra đời từ đó, Mika 6 hay JF6 có nghĩa là mẫu máy thứ 6 của dòng máy 2-8-2 (lớp 141 Mikado nổi danh). Và hơn 300 đầu máy lớp này đã được sản xuất bởi các nhà chế tạo lừng danh như Hitachi, Nippon Sharyo, Kisha Seizo, Kawasaki, SMR Shahekou, SMR Dalian, Đại Liên và Manchuria từ những năm 1912. Mẫu đầu máy Mika 6 này là nền tảng để Trung Quốc phát triển các dòng máy thế hệ SY sau này của họ.

Lớp máy 2-8-2 (Vn gọi 141)
Trọng lượng trục (tấn) 15.3
Đường kính bánh chủ động(mm) 1,370
Đường kính xy lanh(mm) 530~710
Áp suất nồi hơi(kg/cm2) 14.0
Diện tích ghi lò(m2) 4.57

Bề mặt buồng đốt(m2) 214.7
Độ cao nồi hơi(mm) 2,680
Dài(mm) 21,168
Cao(mm) 4,244
Độ dài đầu máy(mm) 12,380
Độ dài tăng đe(mm) 8,788



Lớp đầu máy Jianshe 2-8-2


Như đã nói ở trên, đây là lớp thay thế của lớp Jiefang khổng lồ vào đầu những thập niên 1960s. Tên máy JS có nghĩa là "được thiết kế và sản xuất bởi Trung Quốc", đầu máy đầu tiên của lớp JS này được làm và thử nghiệm vào tháng 7 năm 1957 tại nhà máy Datong, Trung Quốc và sau đó đã được đưa vào sản xuất ồ ạt với số lượng lớn, số lượng đầu máy này chốt lại ở con số 1.165 đầu máy vào cuối năm 1965. Mẫu này sau đó còn được cải tiến và tiếp tục sản xuất tại nhà máy Datong từ năm 1985 đến 1988 với tổng số 423 máy nữa, số máy cải tiến này đã hoạt động hiệu quả hơn và khắc phục được một số nhược điểm của lớp JS ban đầu. Số máy này chủ yếu chạy trên tuyến quốc gia và kéo số lượng toa xe lớn (đoàn tàu có thể lên tới 50-80 toa) nên trọng lượng đầu máy rất lớn

Lớp máy 2-8-2
Trọng lượng đầu máy (t) 91.30
Trọng lượng tăng đe(t) 32.00
Đường kính bánh chủ động(mm) 1370
Đường kính xy lanh(mm) 580 X 710
Áp lực nồi hơi(kg/cm2) 15.00
Độ rộng ghi lò(m2) 5.08

Bề mặt buồng đốt(m2) 279.53
Nước mang theo(m3) 35.0
Than mang theo(t) 15.0
Độ cao nồi hơi(mm) 2,819
Dài(mm) 23,053
Cao(mm) 4,760
Độ dài đầu máy(mm) 13,216
Độ dài tăng đe(mm) 9,837
Mẫu KD7 2-8-0 ( Vn gọi là 140, cái này VN không có)



KD7 có nghĩa là lớp máy thứ 7 của loại máy 2-8-0. Có 160 đầu máy thuộc lớp này đã được sản xuất bởi công ty Baldwin, ALCO Schenectady và Lima vào năm 1946-1947. Vào thời gian này, cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 đã kết thúc trên đất Trung Quốc, đường sắt Trung Quốc bị thiệt hại nặng nền nên việc tái thiết lại đã được Ủy ban tái thiết của Liên hợp quốc hỗ trợ (UNRRA -United Nations Relief and Rehabilitation Agency), UNRRA đã cung cấp loại đầu máy này cho Trung Quốc và nhứng đầu msy này đã được sử dụng chủ yếu tại khu vực Thượng hải, Hàng Châu .. cho đến tận những năm 1988.

Lớp máy 2-8-0
Trọng lượng tăng đe(t) 26.75
Trọng lượng đầu máy(t) 78.24
Đường kính bánh chủ động(mm) 1,520
Áp suất buồng đốt(kg/cm2) 15.80

Diện tích buồng đốt(m2) 256.93
Nước mang theo(m3) 23.0
Than mang theo(t) 10.0
Đường kính xy lanh(mm) 560 X 710
Diện tích ghi lò(m2) 4.10


Lớp đầu máy Qianjin 2-10-2



Đây là dòng máy phổ biến dùng vào việc kéo tàu hàng, mẫu này dựa vào mẫu máy Hữu Nghị của Liên xô. Dòng máy Hữu Nghị của Liên xô bấy giờ được sử dụng tại tuyến đường Siberi, khi tuyến này được điện khí hóa, số đầu máy bỏ đi này được chuyển sang Trung Quốc. Lớp máy Qianjin được thiết kế lại và đóng mới bởi Trung Quốc và được đặt tên mới là Qianjin, lớp đầu máy này còn có tên khác là Heping. Đến tận những năm 1981-1988 loại này vẫn là loại đầu máy được sử dụng phổ biến nhất tại khu vực giáp Nga.

Lớp máy 2-10-2
Trọng lượng đầu máy(t) 119.00
Trọng lượng tăng đe(t) 34.00
Đường kính bánh chủ động(mm) 1500
Đường kính xy lanh(mm) 650 X 800
Áp lực nồi hơi(kg/cm2) 15.00
Diện tích ghi lò(m2) 6.80

Bề mặt buồng đốt(m2) 411.30
Nước mang theo(m3) 35.0
Than mang theo(t) 15.0
Chiều cao nồi hơi(mm) 3,181
Dài(mm) 26,254
Cao(mm) 4,791
Chiều dài đầu máy(mm) 16,253
Chiều dài tăng đe(mm) 10,001

Lớp đầu máy Renmin (Nhân Dân)4-6-2 (VN gọi là 231)



Tấm ảnh này chụp chiếc đầu máy 1218 vào tháng 5 năm 1981, loại đầu máy RM này chuyên dùng để kéo tàu khách nên yêu cầu sức kéo nhẹ hơn so với những đầu máy chuyên dùng để kéo tàu hàng, loại này là một trong những biến thể của lớp máy 4-6-2. Một người bạn nước ngoài có hỏi tôi rằng họ có thông tin rằng VN đã từng có lớp đầu máy này, nhưng hiện tại tôi vẫn chưa biết thông tin rõ ràng là VN có hay không nữa, tôi hỏi các chuyên gia về đường sắt VN thì họ bảo "trông lạ lắm"


Thông số kỹ thuật của máy đây
Loại máy 4-6-2
Trọng lượng đầu máy(t) 89.79
Trọng lượng tăng đe(t) 32.00
Đường kính bánh chủ động(mm) 1750
Đường kính xy lanh(mm) 570 X 660
Áp lực nồi hơi(kg/cm2) 15.00
Ghi lò(m2) 4.84

Bề mặt buồng đốt(m2) 291.14
Nước mang theo(m3) 35.0
Than mang theo(t) 15.0
Chiều cao nồi hơi(mm) 2,900
Dài(mm) 23,252
Cao(mm) 4,790
Dài của đầu máy(mm) 13,415
Dài của tăng đe(mm) 9,837


Lớp đầu máy SL5 (SMR Pashiko or PASHI-5)


Đây là một trong số những đầu máy hiếm của Trung Quốc, được sản xuất bởi công ty SMR Shakako, chỉ có 11 đầu máy loại này được xuất xưởng. Đây là lớp thứ 5 của hệ máy 4-6-2 (Vn gọi là 231). Ảnh đầu máy này được chụp tại Sujiatun Depot vào tháng 5 năm 1981.

Loại máy 4-6-2
Tổng trọng lượng đầu máy vận hành(t) 102.30
Đường kính bánh chủ động(mm) 1,850
Đường kính xy lanh(mm) 584X710
Áp lực nồi hơi(kg/cm2) 14.10

Bề mặt buồng đốt(m2) 291.80
Nước mang theo(m3) 35.0(36.2)
Than mang theo(t) 14.0(14.5)
Dài(mm) 24,100
Ghi lò(m2) 4.82

Lớp đầu máy SL6 (SMR Pashiro or PASHI-6) 4-6-2



Đầu máy này được chụp vào năm 1981 tại He'erbin Depot.
Pashiro là mẫu thứ 6 của lớp đầu máy 4-6-2 của hãng SMR. Nó chủ yếu được dùng kéo tàu khách trên tuyến quốc gia và tuyến Manchuria. Tổng số có 177 đầu máy loại này được đóng bởi Hitachi, KIsha Seizo, Nippon sharyo và xưởng Đại Liên SMR từ năm 1934. Sau khi Trung Quốc giải phóng thì Trung Quốc đã tự đóng lấy mẫu máy này và đổi tên nó thành tên Shenli6 và là mẫu cơ bản để đóng lớp RM sau này , lớp máy RM tôi đã giới thiệu bên trên.

Loại máy 4-6-2
Trọng lượng đầu máy(t) 88.71
Trọng lượng tăng đe(t) 29.00
Đường kính bánh chủ động(mm) 1750
Đường kính xy lanh(mm) 570 X 660
Áp suất nồi hơi(kg/cm2) 14.00
Ghi lò(m2) 4.84

Bề mặt buồng đốt(m2) 276.72
Nươc mang theo(m3) 30.0
Than mang theo(t) 14.0
Chiều cao nồi hơi(mm) 2,900
Dài(mm) 23,733
Cao(mm) 4,574
Chiều dài đầu máy(mm) 13,552
Chiều dài tăng đe(mm) 10,181


Mẫu đầu máy SL7 (SMR PASHI-7) 4-6-2



Đây là mẫu máy "hầm hố" nhất mà mình thấy từ trước đến nay, mẫu này thiết kế cố gò theo hình dáng khí động học để có thể đạt được tốc độ cao. Mẫu này có tên Pashina (or PASHI-7) có nghĩa là mẫu 07 của lớp máy 4-6-2 class của SMR. Chỉ có 12 đầu máy được đóng theo mẫu này vào năm 1934 do hãng Kawasaki, SMR Shahekou và sử dụng cho đoàn tàu tốc độ cao mang tên "Asia" của SMR. Đây là mẫu đầu máy khỏe nhất với đường kính bánh xe lên tới 2m mà Nhật Bản đã đóng trước thế chiến thứ 2 và được chuyển đến Trung Quốc, sau này khi Trung Quốc đã giải phóng họ tiếp tục sử dụng cho đến những năm 1970 sau đó biến mất. Hiện tại đầu máy này đang được trưng bày tại bảo tàng đầu máy hơi nước Sujiatun nhưng trong tình trạng hư hỏng nhiều, không còn khả năng phục hồi.

Loại máy 4-6-2
Trọng lượng vận hành đầu máy(t) 119.20
Trọng lượng vận hành tăng đe(t) 84.11
Đường kính bánh chủ động(mm) 2000
Đường kính xy lanh(mm) 610 X 710
Áp lực nồi hơi(kg/cm2) 15.50
Ghi lò(m2) 6.25

Diện tích buồng đốt(m2) 379.64
Nước mang theo(m3) 37.0
Than mang theo(t) 12.0
Chiều cao nồi hơi(mm) 3,150
Dài(mm) 25,675
Cao(mm) 4,648
Chiều dài đầu máy(mm) 15,510
Chiều dài tăng đe(mm) 10,165

Mẫu đầu máy này còn được hoán cải như đầu máy bình thường khi lắp thêm cánh gió


Mẫu Shengli8 (SMR Pashiha or PASHI-8) 4-6-2



Mẫu Pashi-8 có nghĩa là mẫu thứ 8 của loại đầu máy 4-6-2. Nó được sản xuất vào năm 1912 bởi công ty Hitachi và SMR Dalian. Mẫu này cũng được sử dụng kéo các đoàn tàu cao tốc trên tuyến quốc gia TQ.

Loại máy 4-6-2
Tổng trọng lượng đầu máy vận hành (t) 114.91
Tổng trọng lượng tăng đe vận hành(t) 85.00
Đường kính bánh chủ động(mm) 1,850
Đường kính xy lanh(mm) 600~710
Áp lực nồi hơi(kg/cm2) 14.50

Bề mặt buồng đốt(m2) 340.37
Nước mang theo(m3) 35.0
Than mang theo(t) 15.0
Dài(mm) 24,705
Cao(mm) 4,750
Ghi lò(m2) 5.36


Lớp máy SL12 4-6-2


Lúc đầu loại đầu máy này được gọi tên là PASHI-4. Chỉ có 10 đầu máy loại này được sản xuất bởi công ty Kawasaki, Nhật từ 1943 đến 1944, loại máy này thực chất là chỉ được phổ biến ở Triều Tiên. Sau khi chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, đầu máy này thuộc về chính quyền Tưởng - TQ và nó được điều chỉnh lại với tên PASHI-5. Sau này Cộng hòa nhân dân TQ gọi lại nó với tên SL12, nó được sử dụng đến những năm 1980 thì kết thúc.

Loại máy 4-6-2
Trọng lượng đầu máy vận hành(t) 90.8
Trọng lượng tăng đe vận hành(t) 65.8
Đường kính bánh chủ động(mm) 1,750
Đường kính xy lanh(mm) 580X660
Áp lực buồng đốt(kg/cm2) 13.00

Bề mặt khoang đốt(m2) 237.6
Nước mang theo(m3) 28.0
Than mang theo(t) 12.0
Dài(mm) 22,052
Cao(mm) 4,500
Ghi lò(m2) 4.75
Tiếp theo là lớp máy ST2 class steam 2-10-2 (VN tính theo đơn vị trục bánh xe nên gọi 151)



ST2 có nghĩa là mẫu thứ 2 của lớp máy 2-10-2. Mẫu máy này được đóng bởi công ty Kurpp, Đức vào những năm 1936-1937. Mẫu này chủ yếu được sử dụng ở Đức, chưa rõ nguồn nào đưa nó vào TQ.


Lớp máy SY(Shangyou) 2-8-2.


Mẫu SY là một biến thể hiện đại của mẫu SMR Mikaro(Mika-6). Nó chủ yếu được sử dụng kéo hàng nhẹ và dồn dịch, sử dụng tốt nhất trong các nhà máy, xí nghiệp, mỏ. Mẫu đầu máy này bắt đầu được đóng vào những năm 1960 và nó còn tiếp tục được đóng mới cho đến những năm 1990 và hiện nay vẫn được sử dụng nhiều ở TQ, nhất là khu vực Đông Bắc, Hắc Long Giang và được xuất sang Mỹ và Triều Tiên. hic hic.. VN không phục hồi được con nào thì mua quách 1 con mới này của TQ cũng được, mỗi tội chi phí vận chuyển về hơi bị đắt.

Loại máy 2-8-2
Trọng lượng trục bánh xe (t) 15.3
Đường kính bánh chủ động(mm) 1,370
Đường kính xy lanh(mm) 530 X 710
Áp lực nồi hơi(kg/cm2) 14.0
Ghi lò(m2) 4.57

Diện tích buồng đốt(m2) 214.7
Chiều cao nồi hơi(mm) 2,680
Dài(mm) 21,168
Cao(mm) 4,244
Dài của máy(mm) 12,380
Dài của tăng đe(mm) 8,788
 

hhung

Xe máy
Biển số
OF-77829
Ngày cấp bằng
14/11/10
Số km
55
Động cơ
419,530 Mã lực
Lớp đầu máy YH Youhao (Hữu Hảo) 2-10-2 (Vn gọi là 151)


Lớp đầu máy mang tên YH có số lượng lớn nhất chuyên dùng để kéo tàu hàng được thiết kế vào những năm 1930 ở Liên Xô cũ. Thời những năm 1950 nước Liên xô bắt tay vào công cuộc điện khí hóa và số lượng lớn đầu máy hơi nước đã bị bỏ rơi (một số nhỏ được đưa vào các bảo tàng tàu hơi nước). Trong lúc đó nước Trung Quốc thiếu đầu máy hơi nước trầm trọng, và đến năm 1958 TQ và Liên xô cũ ký một hợp đồng xuất khẩu những máy hơi nước cũ này cho TQ. Có khoảng 1000 đầu máy cũ của Liên xô đã được chuyển đến TQ và được thay trục bánh cho phù hợp với đường sắt 1435mm của TQ. Để kỷ niệm cho mối tình hữu hảo lúc bấy giờ Trung Quốc đã đặt lại tên cho lớp đầu máy này thành HỮU HẢO. Vài năm sau, quan hệ giữa TQ và Liên xô cũ xấu đi nên TQ đặt lại tên cho lớp đầu máy này thành FD (Felix Dzherzhinsky) và tên này được giữ mãi về sau.

Loại máy 2-10-2
Chiều dài(mm) 29,104
áp suất nồi hơi(kg/cm2) 15.00
Diện tích buồng đốt(m2) 243
Nước mang theo(m3) 44.0
Than mang theo(t) 20.0
Đường kính xy lanh(mm) 670~770
Ghi lò(m2) 7.04


Lớp đầu máy Yuejin (SMR Pure-2 ) 2-6-2




Đây là loại đầu máy khá nhỏ được Nippon Sharyo (Japan) sản xuất năm 1935, thuộc lớp thứ 2 của loại 2-6-2 . Loại đầu máy này được sử dụng ở các mỏ than, nhà máy xi măng, thép hoặc dồn kéo trong ga. Bảo tàng đầu máy hơi nước TQ hay gọi nó là YJ nhưng những nơi còn đang sử dụng loại máy này vẫn gọi nó là Pure-2. Vài thông tin cho biết là nó vẫn được sử dụng đến tận năm 1995 ở nhà máy thép Anshan. Một số mẫu máy này đã được Nhật Bản mua lại và đưa vào các bảo tàng của Nhật, một vài hình ảnh chứng minh là nó đang được trưng bày ở công viên Kiraku-yama thuộc thành phố Ina, Nhật bản.
Một số đầu máy mẫu 2-6-2 loại C12 của Nhật được sản xuất năm 1932 đã được sử dụng tại VN cũng chỉ mới dừng hoạt động từ 2004.

Loại máy 2-6-2
Trọng lượng đầu máy(t) 68.00
Tăng đe(t) 22.50
Đường kính bánh chủ động(mm) 1370
Đườgn kính xy lanh(mm) 500 X 710
Áp lực nồi hơi(kg/cm2) 13.00
Ghi lò(m2) 3.69

Diện tích buồng đốt(m2) 199.00
Nước mang theo(m3) 18.0
Than mang theo(t) 6.0
Chiều cao nồi hơi(mm) 2,700
Dài(mm) 18,226
Cao(mm) 4,350
Chiều dài đầu máy(mm) 9,461
Chiều dài tăng đe(mm) 8,765
Loại cuối cùng được đề cập đến là lớp Tự Lực ZL mà TQ đóng giúp cho VN 2-8-2


Trong cuộc chiến tại Việt nam, VN đã tự mình đóng được 03 đầu máy thuộc dòng Mikado nhưng do cuộc chiến tiếp tục leo thang nên các nhà máy tại VN bị phá hủy, Trung Quốc đã tiếp tục đóng giúp Vn các loại đầu máy theo mẫu mà VN đã đóng này. Từ 1965 đến 1974 có 67 đầu máy thuộc lớp ZL đã được nhà máy Đường Sơn hoàn thiện. Nguyên mẫu của lớp ZL này là mẫu 141 được thiết kế bởi Pháp năm 1953. Những đầu máy này cung cấp sức kéo chủ lực cho Đường sắt VN. Và TQ cũng đã copy lại mẫu này để sản xuất và đặt tên là ZL (Unaided)
 

22h3-6778

Xe đạp
Biển số
OF-65094
Ngày cấp bằng
27/5/10
Số km
40
Động cơ
436,490 Mã lực
Hơ. Đầu máy hơi nước thì cụ lên công ty Gang thép Thái Nguyên. Thỉnh thoảng em thấy cái đầu máy ấy chạy qua đường Gang thép đó ạ
 

sakuraluu

Xe buýt
Biển số
OF-16431
Ngày cấp bằng
18/5/08
Số km
639
Động cơ
516,402 Mã lực
Nơi ở
HN
Em cũng chịu các cụ thật, đưa tin kiểu này thì chết. Đây toàn là bài em đăng trên web daumaytoaxe.com mà.
Muốn đưa thông tin về đầu máy hơi nước và việc xây dựng đường sắt cũng như hệ thống đầu máy toa xe ở Việt nam thì phải đi theo dòng lịch sử chứ không đưa hình ảnh và thông tin thế này được.
1. Bài đầu tiên đưa vài tấm ảnh cóp nhặt cả TQ, nước ngoài lẫn VN
2. Đưa cả cái lịch sử đầu máy hơi nước trung quốc lên đây làm gì vậy cụ hhung??

Cái đẹp của đầu máy hơi nước đầu tiên phải nhìn vào tầm vóc của nó, cái thứ 2 là nét đẹp hoài cổ, những ai thích đầu máy bóng bẩy chắc sẽ thấy nó xấu và hơi bẩn :)
 

tuanzs

Xe container
Biển số
OF-60474
Ngày cấp bằng
31/3/10
Số km
8,669
Động cơ
526,807 Mã lực
Nơi ở
Với vợ
Hơ. Đầu máy hơi nước thì cụ lên công ty Gang thép Thái Nguyên. Thỉnh thoảng em thấy cái đầu máy ấy chạy qua đường Gang thép đó ạ
Chuẩn ạ
Thỉnh thoảng vẫn thấy nó chạy ngang đường đoạn dốc bể dầu cũ
 

win100black

Xe máy
Biển số
OF-61215
Ngày cấp bằng
8/4/10
Số km
75
Động cơ
441,740 Mã lực
Ối zời, em nhớ hồi nhỏ đi tầu này mà thò mặt ra thì chỉ có mà toét mắt thôi
 

Gato2009

Xe điện
Biển số
OF-53653
Ngày cấp bằng
26/12/09
Số km
2,650
Động cơ
377,202 Mã lực
Không rõ các cụ thế nào chứ riêng em thì nghe tiếng đọng cơ và tiếng còi của tầu động cơ đốt dầu bây giờ thấy không thấy hay , không có chút cảm giác gì như đầu hơi nước, ôi nghe tiếng hét của nó ...
 

tuananhhypo

Xe tải
Biển số
OF-60830
Ngày cấp bằng
3/4/10
Số km
403
Động cơ
445,330 Mã lực
Nơi ở
đường là nhà - nhà là đường
nghề đầu tiên của đời em là cái nghề lái tầu Hỏa này đấy. Nhưng thời chúng em đi học thì nước mình đang ở đoạn cuối của đầu máy hơi nước rồi. Than những năm ấy phải mua của Úc chứ có phải là than kiplé lấy dưới Quảng Ninh lên mà chạy tàu đâu tàu chậm giờ vô thời hạn có than thì chạy hoặc gộp 2-3 chuyến mà chạy là bình thường có chuyến HN - Thái Nguyên chỉ 8okm thôi mà đi tầu khoảng 12 tiếng nhìn lại mà kinh các cụ ạ. Ngày ấy cháu học Diesel nhưng ra trường chẳng đc phân công thôi thì cháu bỏ ngành ạ. bây giờ mỗi đêm vắng vẻ nghe tiếng còi tàu nó cứ nao nao thế nào ấy. Ấn tượng nhất vấn là tiếng xùy xoẹt và Tu...u...u..uuuuuuuuuu cảu cái anh hơi nước này.
 
Biển số
OF-32659
Ngày cấp bằng
31/3/09
Số km
286
Động cơ
481,050 Mã lực
Hồi bé về quê, đi tàu mất 2 ngày cho chặng Lưu Xá - Kép - Đồng Mỏ, vẫn nhớ cảm giác sung sướng khi nghe tiếng tàu: xình xịch..xình xịch...tuuuuuuuuuuuuuuuuuúúúúúúúúú, tiếng rao "ai nước chè nóng đơiiiiiiiii"...
 

binh.bich

Xe buýt
Biển số
OF-94952
Ngày cấp bằng
12/5/11
Số km
582
Động cơ
405,806 Mã lực
Nơi ở
Nam Định, Hà Nội
Động cơ hơi nước hiệu suất thấp, nên không được sử dụng nữa, nếu còn sử dụng có lẽ vân được nhiều người đi ý chứ, đi để thấy cảm giác mạnh
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top