Cái đầu máy này:
Có tên là "Tự lực" và hình như do Nhà máy xe lửa Gia Lâm đóng dựa trên các linh kiện nhập từ các nước XHCN. Nó có vận tốc tối đa cả tiến hoặc lùi là 80km/h và là loại đầu máy phổ biến nhất ở VN khi đầu máy hơi nước còn được sử dụng. Cái thùng màu đen ở ngay phía sau buồng lái chính là cái két nước cấp cho nồi hơi và cái thùng chứa than cấp cho lò đốt. Em vẫn nhớ trong buồng lái có 1 cái cửa thông với lò đốt được đóng mở bằng 1 cái bàn đạp đặt dưới sàn và bác thợ đốt lò sẽ đảm nhận nhiệm vụ bổ sung than cho lò đốt thông qua cái cửa này. Mỗi khi mở ra em thấy bên trong lửa cháy rừng rực, sáng trắng nhức cả mắt.
Không biết trong lịch sử sử dụng đầu máy hơi nước của thế giới đã có vụ nào bị nổ lò hơi chưa các bác nhỉ? hồi xưa học vật lý thấy ông thầy giáo bảo nếu cái lò ấy bị nổ thì cái đầu tầu sẽ bị thổi lên độ cao cách mặt đất 20m có đúng không nhỉ? hồi đó bọn em tin sái cổ nhưng sau nghĩ lại thì thấy vô lý quá vì để nâng cái đầu máy toàn sắt thép nặng cả trăm tấn lên đến độ cao ấy thì có gài cả chục quả mìn chống tăng ở bên dưới cũng chưa chắc đã làm nổi, huống chi cái nồi hơi lại nằm ở bên trên, khi phát nổ sẽ phát sinh lực đè cái đầu máy xuống!
À, các bác có biết cái còi của nó còn có tác dụng phát tín hiệu cho bác trực ở trạm bơm đóng mở van cấp nước cho nó không? Nó có quy ước riêng để phân biệt với tiếng còi báo tàu về ga hay chuẩn bị chạy đấy các bác ạ!
Đến bây giờ em vẫn còn nhớ như in tiếng còi đó, lâu lâu không nghe cũng thấy nhớ ra phết!
Đầu máy Tự Lực là hình mẫu 141 MIKADO vận dụng trên Đường sắt Việt nam, từ khi có ngành Công nghiệp đóng tàu hỏa hơi nước VN có đóng được 2 cái: 141-121 và 122 trong đó máy 121 vẫn còn là trong vòng tranh cãi. Hiện tại chỉ có máy 141-122 là khẳng định do VN đóng, còn sau đó do chiến tranh nên tất cả các máy còn lại được đóng ở nhà máy Đường Sơn - Trung Quốc, linh kiện 100% made in China.
Thành phần của máy gồm 2 phần: phần đầu máy gồm 1 đôi bánh dẫn hướng phía trước, 4 đôi bánh chính + 1 đôi bánh theo sau. Thuật ngữ quốc tế dùng ký hiệu 141 hoặc 2-8-2 là giống nhau. Phần sau kéo theo là tender mang nước và than gồm 2 đôi bánh.
Cho dù nồi hơi hết nước cũng không bao giờ nổ vì đầu máy có van giảm áp tự động, quá kg/cm2 là nó tự xả, cái này các bác lái tàu muốn khóa nó cũng không được. Câu hỏi duy nhất là : đầu máy đang chạy mà hết nước thì sao, có nóng quá không? Xin thưa là không, trên đầu máy có ống thủy đo nước, không bao giờ được cạn quá. Nhưng nếu cạn quá thì sao? dưới gần đáy nồi có một hàng gọi là ĐINH CHÌ, khi mức nước xuống quá thấp đến mức nguy hiểm cho đầu máy thì hàng đinh chì này tự chảy ra, nước tràn xuống dập tắt lò. Trước đã có 1 vụ rồi 2 bác lái tàu hy sinh vì bỏng.
Còi trên đầu máy hơi nước là còi hơi nước, nghe khá ấn tượng, hôm trước trong cái lễ hội Thăng Long-Hà nội 1000 năm em có thử lại rồi, ok phết: đầu máy diesel hiện đại có 2 vòi hơi, 1 vòi cấp hãm đoàn xe, 1 vòi thừa em đề nghị chế ống rồi nối với cái còi nguyên bản tháo ra từ đầu máy,khi xả hơi đầu máy qua còi nghe y hệt luôn, không khác tí nào. hay tuyệt
Đây là mấy tấm ảnh cuối cùng của bãi máy hơi nước bên Gia Lâm trước khi bị thanh lý 2009, em có hỏi lại thì có vẻ đây là mấy tấm độc đáo duy nhất chỉ mình em có, anh em xem lại cho đỡ nhớ đầu máy hơi nước
Kiểm tra nồi hơi xem có cái nào còn ok để lắp thành 1 máy hoàn chỉnh
M