Lớp đầu máy hơi nước DB1 (SMR Dabui hoặc DABU-1)
Lớp đầu máy này được thiết kế và sản xuất bởi công ty ALCO Richmond Works, có 69 đầu máy thuộc lớp này được sản xuất từ năm 1907 đến 1908. Chiếc đầu máy DB45 này được sản xuất năm 1907 có số hiệu 43935, hình ảnh này được chụp tháng 5 năm 1981 chứng tỏ chất lượng hoàn hảo của nó.
Loại máy 2-6-4 (VN gọi là 132)
Khổ đường(mm) 1,435
Trọng lượng(t) 90.5
Đường kính xi lanh(mm) 482X660
Áp lực nồi hơi (kg/cm2) 12.7
Lượng nước mang theo(m3) 13
Chiều dàu(mm) 13,240
Đường kính bánh chủ động(mm) 1,370
Bề mặt buồng đốt (m2) 141.59
Lớp đầu máy hơi nước DK5
DK5 có nghĩa là mẫu đầu máy thứ 5 của lớp máy 2-10-0 (VN gọi là 150), Lớp đầu máy này được sản xuất bởi Rumani vào năm 1937. SMR có hai loại đầu máy kiểu 2-10-0 và được chia làm mẫy DK1 và DK2. Nhưng mẫu đầu máy này chẳng liên quan đến công ty SMR và nó được chuyển đến Trung Quốc sau chiến tranh thế giới thứ 2 qua đường Liên Xô. Hình ảnh đầu máy được chụp năm 1999
Thông số đầu máy (theo mẫu DK1)
Mẫu đầu máy 0-8-0 ET7
Mr Takashisa Uchida đã chụp được hình ảnh về đầu máy này tại Xưởng đầu máy An Huy năm 1999, Lớp đầu máy này đến nay tác giả cũng chưa biết thông tin về nó. Lớp đầu máy ET7 được đóng năm 1959 bởi một công ty của Ba Lan tên là CHRZANOW. Đầu máy này thuộc lớp máy 0-8-0. Những đầu máy của Đông Âu này đã được nhập vào Trung Quốc sau giải phóng qua con đường Liên Xô. Tất cả những thông tin trên về đầu máy này được biết qua 1 tấm biển còn gắn trên đầu máy.
Lớp đầu máy hơi nước 0-8-0 ET8
Tác giả Eiji Nozawa người Nhật cũng chỉ phỏng đoán loại đầu máy này qua thông tin của một người bạn "đây là một loại máy của hãng Chrzanow- ET7 0-8-0T's" chiếc đầu máy này có lẽ đã bị cắt bớt đi và giảm trục bánh xe để phù hợp cho các hoạt động công nghiệp nhẹ (điều này không lạ, những cải biến này thường được các nước Nam Phi và vài khu vực khác thường cải biến đầu máy như vậy để giảm lượng tiêu hao, độ nặng đầu máy, giảm công suất thừa), nó còn được gắn thêm tăng đe của loại máy SYs nữa, một sáng kiến hay 1 sự chắp vá kiểu Trung Quốc??? Tôi đã từng chứng kiến một vài kiểu máy "râu ông nọ cắm cằm bà kia" như thế này của các đầu máy TQ.
Thông tin cải biến của máy cũng không được biết đến.
Lớp đầu máy tiếp theo mình muốn giới thiệu là lớp Công Tiến GJ (Gongjian)
Năm 2006 khi biết rằng tất cả các máy Tự Lực 141 không thể sử dụng được nữa mà yêu cầu của một số nhóm nước ngoài về việc sử dụng đầu máy hơi nước cho một đoàn tàu du lịch, đây là yêu cầu bất khả thi đối với Tổng cty Đường sắt VN vì sửa máy sẽ quá tốn tiền và không thể thực hiện ngay được thì có một nguồn tin từ một kỹ sư đã từng làm việc tại tuyến Hà Thái rằng "có thể" còn máy hơi nước trên tuyến này và theo thông tin khảo sát nhanh thì chính xác có 06 đầu máy.
- Ký hiệu số đầu máy: 030-1042,1045, 1037, 1039, 1040, 1041
- Ngày sản xuất: 1960- 1965
- Sản xuất tại: Trung Quốc - có lẽ là nhà máy Đường Sơn??
Thông số kỹ thuật:
- Trọng lượng tịnh: 57,5 tấn
- Nước: 4 tấn.
- Tổng trọng lượng vận hành: 61,5 tấn
- Chiều dài: 11.010mm
- Chiều rộng: 2.760 mm
- Chiều cao: 3.780 mm
- Công suất máy: 450 mã lực
- Tốc độ tối đa : 45 km/h
- Chạy trên khổ đường: 1.435mm
- Tiêu hao:
+ Than: 100km/ 1 - 1,4 tấn than
+ N­ước: 40 km phải bổ xung
Số đầu máy trên được Đường sắt VN chuyển giao vào năm 1962 và sau đó đã "quên mất" nên đến nay ít người biết đến.
Lớp đầu máy Jiefang 2-8-2 (VN gọi là lớp 141)
Tên nguyên bản của lớp máy Jiefang là Mikai(MIKA-1). Mikai có nghĩa là lớp máy đầu tiên của dòng máy 2-8-2, đây là dòng máy được dùng phổ biến nhất tại Trung Quốc, Việt nam, Triều tiên...... Đầu máy 141 đầu tiên trên thế giới được công ty ALCO sản xuất năm 1918, sau đó theo mẫu này mà các xưởng đầu máy của Nhật, Nam Namchuria cũng sản xuất theo. Ở Trung Quốc có nhà máy Sifang cũng bắt tay vào sản xuất dòng máy nội địa thuần TQ được thiết kế theo mẫu MIKA này vào tháng 7 năm 1952 và sử dụng với tên gọi Jiefang. Dòng máy này còn được tiếp tục sản xuất đến tận những năm 1960 và sau đó được tiếp nối bởi lớp hiện đại hơn là lớp Jienshe vào đầu thập niên 60s. Trong suốt cuộc chiến tranh Triều Tiên, Nhật Bản cũng nối lại sản xuất loại đầu máy này để cung cấp theo yêu cầu của quân đội Mỹ.
Lớp đầu máy JF6(Mikaro or MIKA-6)
Đầu máy Lớp Mika 1 quá to lớn và nặng nề nên không thể sử dụng được ở những khu vực có nền đường kém, những khu vực mỏ, mới không có nhiều tiền để đầu tư nền đường nên lúc đó vấn đề đầu máy trở nên cực kỳ cấp bách, việc thiết kế một lớp đầu máy nhẹ hơn, nhỏ hơn là vấn đề cần thiết. Lớp đầu máy Mika 6 ra đời từ đó, Mika 6 hay JF6 có nghĩa là mẫu máy thứ 6 của dòng máy 2-8-2 (lớp 141 Mikado nổi danh). Và hơn 300 đầu máy lớp này đã được sản xuất bởi các nhà chế tạo lừng danh như Hitachi, Nippon Sharyo, Kisha Seizo, Kawasaki, SMR Shahekou, SMR Dalian, Đại Liên và Manchuria từ những năm 1912. Mẫu đầu máy Mika 6 này là nền tảng để Trung Quốc phát triển các dòng máy thế hệ SY sau này của họ.
Lớp máy 2-8-2 (Vn gọi 141)
Trọng lượng trục (tấn) 15.3
Đường kính bánh chủ động(mm) 1,370
Đường kính xy lanh(mm) 530~710
Áp suất nồi hơi(kg/cm2) 14.0
Diện tích ghi lò(m2) 4.57
Bề mặt buồng đốt(m2) 214.7
Độ cao nồi hơi(mm) 2,680
Dài(mm) 21,168
Cao(mm) 4,244
Độ dài đầu máy(mm) 12,380
Độ dài tăng đe(mm) 8,788
Lớp đầu máy Jianshe 2-8-2
Như đã nói ở trên, đây là lớp thay thế của lớp Jiefang khổng lồ vào đầu những thập niên 1960s. Tên máy JS có nghĩa là "được thiết kế và sản xuất bởi Trung Quốc", đầu máy đầu tiên của lớp JS này được làm và thử nghiệm vào tháng 7 năm 1957 tại nhà máy Datong, Trung Quốc và sau đó đã được đưa vào sản xuất ồ ạt với số lượng lớn, số lượng đầu máy này chốt lại ở con số 1.165 đầu máy vào cuối năm 1965. Mẫu này sau đó còn được cải tiến và tiếp tục sản xuất tại nhà máy Datong từ năm 1985 đến 1988 với tổng số 423 máy nữa, số máy cải tiến này đã hoạt động hiệu quả hơn và khắc phục được một số nhược điểm của lớp JS ban đầu. Số máy này chủ yếu chạy trên tuyến quốc gia và kéo số lượng toa xe lớn (đoàn tàu có thể lên tới 50-80 toa) nên trọng lượng đầu máy rất lớn
Lớp máy 2-8-2
Trọng lượng đầu máy (t) 91.30
Trọng lượng tăng đe(t) 32.00
Đường kính bánh chủ động(mm) 1370
Đường kính xy lanh(mm) 580 X 710
Áp lực nồi hơi(kg/cm2) 15.00
Độ rộng ghi lò(m2) 5.08
Bề mặt buồng đốt(m2) 279.53
Nước mang theo(m3) 35.0
Than mang theo(t) 15.0
Độ cao nồi hơi(mm) 2,819
Dài(mm) 23,053
Cao(mm) 4,760
Độ dài đầu máy(mm) 13,216
Độ dài tăng đe(mm) 9,837
Mẫu KD7 2-8-0 ( Vn gọi là 140, cái này VN không có)
KD7 có nghĩa là lớp máy thứ 7 của loại máy 2-8-0. Có 160 đầu máy thuộc lớp này đã được sản xuất bởi công ty Baldwin, ALCO Schenectady và Lima vào năm 1946-1947. Vào thời gian này, cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 đã kết thúc trên đất Trung Quốc, đường sắt Trung Quốc bị thiệt hại nặng nền nên việc tái thiết lại đã được Ủy ban tái thiết của Liên hợp quốc hỗ trợ (UNRRA -United Nations Relief and Rehabilitation Agency), UNRRA đã cung cấp loại đầu máy này cho Trung Quốc và nhứng đầu msy này đã được sử dụng chủ yếu tại khu vực Thượng hải, Hàng Châu .. cho đến tận những năm 1988.
Lớp máy 2-8-0
Trọng lượng tăng đe(t) 26.75
Trọng lượng đầu máy(t) 78.24
Đường kính bánh chủ động(mm) 1,520
Áp suất buồng đốt(kg/cm2) 15.80
Diện tích buồng đốt(m2) 256.93
Nước mang theo(m3) 23.0
Than mang theo(t) 10.0
Đường kính xy lanh(mm) 560 X 710
Diện tích ghi lò(m2) 4.10
Lớp đầu máy Qianjin 2-10-2
Đây là dòng máy phổ biến dùng vào việc kéo tàu hàng, mẫu này dựa vào mẫu máy Hữu Nghị của Liên xô. Dòng máy Hữu Nghị của Liên xô bấy giờ được sử dụng tại tuyến đường Siberi, khi tuyến này được điện khí hóa, số đầu máy bỏ đi này được chuyển sang Trung Quốc. Lớp máy Qianjin được thiết kế lại và đóng mới bởi Trung Quốc và được đặt tên mới là Qianjin, lớp đầu máy này còn có tên khác là Heping. Đến tận những năm 1981-1988 loại này vẫn là loại đầu máy được sử dụng phổ biến nhất tại khu vực giáp Nga.
Lớp máy 2-10-2
Trọng lượng đầu máy(t) 119.00
Trọng lượng tăng đe(t) 34.00
Đường kính bánh chủ động(mm) 1500
Đường kính xy lanh(mm) 650 X 800
Áp lực nồi hơi(kg/cm2) 15.00
Diện tích ghi lò(m2) 6.80
Bề mặt buồng đốt(m2) 411.30
Nước mang theo(m3) 35.0
Than mang theo(t) 15.0
Chiều cao nồi hơi(mm) 3,181
Dài(mm) 26,254
Cao(mm) 4,791
Chiều dài đầu máy(mm) 16,253
Chiều dài tăng đe(mm) 10,001
Lớp đầu máy Renmin (Nhân Dân)4-6-2 (VN gọi là 231)
Tấm ảnh này chụp chiếc đầu máy 1218 vào tháng 5 năm 1981, loại đầu máy RM này chuyên dùng để kéo tàu khách nên yêu cầu sức kéo nhẹ hơn so với những đầu máy chuyên dùng để kéo tàu hàng, loại này là một trong những biến thể của lớp máy 4-6-2. Một người bạn nước ngoài có hỏi tôi rằng họ có thông tin rằng VN đã từng có lớp đầu máy này, nhưng hiện tại tôi vẫn chưa biết thông tin rõ ràng là VN có hay không nữa, tôi hỏi các chuyên gia về đường sắt VN thì họ bảo "trông lạ lắm"
Thông số kỹ thuật của máy đây
Loại máy 4-6-2
Trọng lượng đầu máy(t) 89.79
Trọng lượng tăng đe(t) 32.00
Đường kính bánh chủ động(mm) 1750
Đường kính xy lanh(mm) 570 X 660
Áp lực nồi hơi(kg/cm2) 15.00
Ghi lò(m2) 4.84
Bề mặt buồng đốt(m2) 291.14
Nước mang theo(m3) 35.0
Than mang theo(t) 15.0
Chiều cao nồi hơi(mm) 2,900
Dài(mm) 23,252
Cao(mm) 4,790
Dài của đầu máy(mm) 13,415
Dài của tăng đe(mm) 9,837
Lớp đầu máy SL5 (SMR Pashiko or PASHI-5)
Đây là một trong số những đầu máy hiếm của Trung Quốc, được sản xuất bởi công ty SMR Shakako, chỉ có 11 đầu máy loại này được xuất xưởng. Đây là lớp thứ 5 của hệ máy 4-6-2 (Vn gọi là 231). Ảnh đầu máy này được chụp tại Sujiatun Depot vào tháng 5 năm 1981.
Loại máy 4-6-2
Tổng trọng lượng đầu máy vận hành(t) 102.30
Đường kính bánh chủ động(mm) 1,850
Đường kính xy lanh(mm) 584X710
Áp lực nồi hơi(kg/cm2) 14.10
Bề mặt buồng đốt(m2) 291.80
Nước mang theo(m3) 35.0(36.2)
Than mang theo(t) 14.0(14.5)
Dài(mm) 24,100
Ghi lò(m2) 4.82
Lớp đầu máy SL6 (SMR Pashiro or PASHI-6) 4-6-2
Đầu máy này được chụp vào năm 1981 tại He'erbin Depot.
Pashiro là mẫu thứ 6 của lớp đầu máy 4-6-2 của hãng SMR. Nó chủ yếu được dùng kéo tàu khách trên tuyến quốc gia và tuyến Manchuria. Tổng số có 177 đầu máy loại này được đóng bởi Hitachi, KIsha Seizo, Nippon sharyo và xưởng Đại Liên SMR từ năm 1934. Sau khi Trung Quốc giải phóng thì Trung Quốc đã tự đóng lấy mẫu máy này và đổi tên nó thành tên Shenli6 và là mẫu cơ bản để đóng lớp RM sau này , lớp máy RM tôi đã giới thiệu bên trên.
Loại máy 4-6-2
Trọng lượng đầu máy(t) 88.71
Trọng lượng tăng đe(t) 29.00
Đường kính bánh chủ động(mm) 1750
Đường kính xy lanh(mm) 570 X 660
Áp suất nồi hơi(kg/cm2) 14.00
Ghi lò(m2) 4.84
Bề mặt buồng đốt(m2) 276.72
Nươc mang theo(m3) 30.0
Than mang theo(t) 14.0
Chiều cao nồi hơi(mm) 2,900
Dài(mm) 23,733
Cao(mm) 4,574
Chiều dài đầu máy(mm) 13,552
Chiều dài tăng đe(mm) 10,181
Mẫu đầu máy SL7 (SMR PASHI-7) 4-6-2
Đây là mẫu máy "hầm hố" nhất mà mình thấy từ trước đến nay, mẫu này thiết kế cố gò theo hình dáng khí động học để có thể đạt được tốc độ cao. Mẫu này có tên Pashina (or PASHI-7) có nghĩa là mẫu 07 của lớp máy 4-6-2 class của SMR. Chỉ có 12 đầu máy được đóng theo mẫu này vào năm 1934 do hãng Kawasaki, SMR Shahekou và sử dụng cho đoàn tàu tốc độ cao mang tên "Asia" của SMR. Đây là mẫu đầu máy khỏe nhất với đường kính bánh xe lên tới 2m mà Nhật Bản đã đóng trước thế chiến thứ 2 và được chuyển đến Trung Quốc, sau này khi Trung Quốc đã giải phóng họ tiếp tục sử dụng cho đến những năm 1970 sau đó biến mất. Hiện tại đầu máy này đang được trưng bày tại bảo tàng đầu máy hơi nước Sujiatun nhưng trong tình trạng hư hỏng nhiều, không còn khả năng phục hồi.
Loại máy 4-6-2
Trọng lượng vận hành đầu máy(t) 119.20
Trọng lượng vận hành tăng đe(t) 84.11
Đường kính bánh chủ động(mm) 2000
Đường kính xy lanh(mm) 610 X 710
Áp lực nồi hơi(kg/cm2) 15.50
Ghi lò(m2) 6.25
Diện tích buồng đốt(m2) 379.64
Nước mang theo(m3) 37.0
Than mang theo(t) 12.0
Chiều cao nồi hơi(mm) 3,150
Dài(mm) 25,675
Cao(mm) 4,648
Chiều dài đầu máy(mm) 15,510
Chiều dài tăng đe(mm) 10,165
Mẫu đầu máy này còn được hoán cải như đầu máy bình thường khi lắp thêm cánh gió
Mẫu Shengli8 (SMR Pashiha or PASHI-8) 4-6-2
Mẫu Pashi-8 có nghĩa là mẫu thứ 8 của loại đầu máy 4-6-2. Nó được sản xuất vào năm 1912 bởi công ty Hitachi và SMR Dalian. Mẫu này cũng được sử dụng kéo các đoàn tàu cao tốc trên tuyến quốc gia TQ.
Loại máy 4-6-2
Tổng trọng lượng đầu máy vận hành (t) 114.91
Tổng trọng lượng tăng đe vận hành(t) 85.00
Đường kính bánh chủ động(mm) 1,850
Đường kính xy lanh(mm) 600~710
Áp lực nồi hơi(kg/cm2) 14.50
Bề mặt buồng đốt(m2) 340.37
Nước mang theo(m3) 35.0
Than mang theo(t) 15.0
Dài(mm) 24,705
Cao(mm) 4,750
Ghi lò(m2) 5.36
Lớp máy SL12 4-6-2
Lúc đầu loại đầu máy này được gọi tên là PASHI-4. Chỉ có 10 đầu máy loại này được sản xuất bởi công ty Kawasaki, Nhật từ 1943 đến 1944, loại máy này thực chất là chỉ được phổ biến ở Triều Tiên. Sau khi chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, đầu máy này thuộc về chính quyền Tưởng - TQ và nó được điều chỉnh lại với tên PASHI-5. Sau này Cộng hòa nhân dân TQ gọi lại nó với tên SL12, nó được sử dụng đến những năm 1980 thì kết thúc.
Loại máy 4-6-2
Trọng lượng đầu máy vận hành(t) 90.8
Trọng lượng tăng đe vận hành(t) 65.8
Đường kính bánh chủ động(mm) 1,750
Đường kính xy lanh(mm) 580X660
Áp lực buồng đốt(kg/cm2) 13.00
Bề mặt khoang đốt(m2) 237.6
Nước mang theo(m3) 28.0
Than mang theo(t) 12.0
Dài(mm) 22,052
Cao(mm) 4,500
Ghi lò(m2) 4.75
Tiếp theo là lớp máy ST2 class steam 2-10-2 (VN tính theo đơn vị trục bánh xe nên gọi 151)
ST2 có nghĩa là mẫu thứ 2 của lớp máy 2-10-2. Mẫu máy này được đóng bởi công ty Kurpp, Đức vào những năm 1936-1937. Mẫu này chủ yếu được sử dụng ở Đức, chưa rõ nguồn nào đưa nó vào TQ.
Lớp máy SY(Shangyou) 2-8-2.
Mẫu SY là một biến thể hiện đại của mẫu SMR Mikaro(Mika-6). Nó chủ yếu được sử dụng kéo hàng nhẹ và dồn dịch, sử dụng tốt nhất trong các nhà máy, xí nghiệp, mỏ. Mẫu đầu máy này bắt đầu được đóng vào những năm 1960 và nó còn tiếp tục được đóng mới cho đến những năm 1990 và hiện nay vẫn được sử dụng nhiều ở TQ, nhất là khu vực Đông Bắc, Hắc Long Giang và được xuất sang Mỹ và Triều Tiên. hic hic.. VN không phục hồi được con nào thì mua quách 1 con mới này của TQ cũng được, mỗi tội chi phí vận chuyển về hơi bị đắt.
Loại máy 2-8-2
Trọng lượng trục bánh xe (t) 15.3
Đường kính bánh chủ động(mm) 1,370
Đường kính xy lanh(mm) 530 X 710
Áp lực nồi hơi(kg/cm2) 14.0
Ghi lò(m2) 4.57
Diện tích buồng đốt(m2) 214.7
Chiều cao nồi hơi(mm) 2,680
Dài(mm) 21,168
Cao(mm) 4,244
Dài của máy(mm) 12,380
Dài của tăng đe(mm) 8,788