[Funland] Đau đầu tìm kẻ thừa kế cho MiG 21.

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Phi công Do Thái đi vào không phận Trung Đông như đi chợ, thời xưa F4 sợ mig25 của Liên Xô chứ giờ nó lấy F15 với David Sling nắn.
 

lamthitvit

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-105805
Ngày cấp bằng
14/7/11
Số km
725
Động cơ
401,930 Mã lực
Quân đội Nga và các nước dùng vũ khí Nga là quân đội không chuyên nghiệp ( QD có thành phần chủ yếu là dân mà :((:((:((), vũ khí cũng nặng tính chất phòng thủ. Vì vậy, đánh trận đầu bao giờ cũng tậm tịt, sỹ quan đang mải nhậu, lính đang đi tìm cái ăn=))=))=))
 
Chỉnh sửa cuối:

lamthitvit

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-105805
Ngày cấp bằng
14/7/11
Số km
725
Động cơ
401,930 Mã lực
Sau này mới biết Mig25 là đồ rởm, chứ lức đó Do thái chả sợ thọt d..ái lên cổ, đang định dùng bom nguyên tử phải rụt lại ngay. Sục c... thì cũng phải nhìn ảnh gái đẹp mà sục chứ ai lại đi nhìn ảnh con lợn cái bao giờ:((:((:((
 

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,263
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
Xem bản đồ xem Vĩnh Linh nó nằm ở vĩ tuyến nào đi, haiz lại có vấn đề kiến thức địa lý. Năm 68 hay năm 72 dũng cảm kéo tên lửa bảo vệ Thành Cổ hay cho Mig lươn lờ để các anh ko phải dơ lưng chịu B52 thì đỡ được bao nhiêu xương máu :(
Muốn kéo lắm nhưng vì cái đồ ả rập hôi rình nên đếch bắn đc sam 2 . Sau này ăn hôi đc máy can nhiễu rơi cùng con f4 thì mới lôi đc sam ra bắn đc 6 con b52 trc điện biên phủ 72
 

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,263
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
Xem bản đồ xem Vĩnh Linh nó nằm ở vĩ tuyến nào đi, haiz lại có vấn đề kiến thức địa lý. Năm 68 hay năm 72 dũng cảm kéo tên lửa bảo vệ Thành Cổ hay cho Mig lươn lờ để các anh ko phải dơ lưng chịu B52 thì đỡ được bao nhiêu xương máu :(
Do đặc điểm chiến trường rừng núi trùng điệp, đèo dốc hiểm trở, đường xá nhỏ hẹp lại bị bom đạn cày phá liên tục nên rất khó triển khai các loại vũ khí phòng không cỡ trung trở lên, với tên lửa SAM-2 nặng nề lại càng khó khăn.
Không chỉ vậy, bay kèm AC-130 luôn có các loại máy bay tiêm kích, cường kích mang Sơrai chống radar, bom laser, tên lửa có điều khiển các loại, rocket… sẵn sàng yểm trợ và đánh phá lực lượng phòng không của ta muốn bắn hạ AC-130. Ngoài ra, các máy bay trinh sát vũ trang O-2, OV-10 quần thảo suốt ngày đêm cùng biệt kích, thám báo lùng sục khắp nơi hòng phát hiện tên lửa ta…

Tên lửa SAM-2 được giao trọng trách đối phó với AC-130 và B-52.
Việc đưa SAM-2 vào chiến trường 559 vô cùng khó khăn: đưa 1 bộ khí tài vào trận địa phải mất hàng tháng trời với nhiều tổn thất, ví dụ chỉ riêng tiểu đoàn 67 hành quân chiếm lĩnh trận địa trên đoạn đường 100 km phải mất 2 tháng, bị không quân địch chặn đánh 21 lần và 1 lần B-52 rải thảm làm hỏng 1 xe khí tài, hệ thống dẫn sóng, 4 xe chở tên lửa, 1 xe chở dầu, 1 số xe kéo và không ít chiến sĩ ta bị thương vong.
Đến trận địa, do mặt bằng hẹp và góc che khuất lớn nên tiểu đoàn chỉ triển khai được 2 bệ, 2 tên lửa với góc bắn hẹp chỉ khoảng 50 độ (theo quy tắc bắn phải đủ 6 bệ, 6 đạn). Có tiểu đoàn khác chưa hành quân đến trận địa đã bị địch đánh hỏng phần lớn khí tài, phải dừng lại chờ bổ sung từ miền Bắc vào trong… nhiều tháng. Dù vậy, vượt qua mọi hy sinh gian khổ và muôn trùng khó khăn, bộ đội tên lửa Việt Nam đã hoàn thành nhiệm vụ quét đuổi “bóng ma” này ra khỏi dãy Trường Sơn.
Ngày 4/3/1971, tiểu đoàn tên lửa 83 đã bắn rơi tại chỗ 1 chiếc AC-130 gần trận địa Côn Cùng sát biên giới Việt-Lào… Ngày 27/2/1972 từ trận địa Máy Húc, tiểu đoàn tên lửa 67 bắn trúng 1 AC-130 nhưng máy bay không rơi tại chỗ nên chúng ngừng một thời gian rồi lại tiếp tục hoạt động.
Ngày 29/3/1972, lúc 3 giờ sáng tiểu đoàn 67 đã đánh 1 trận xuất sắc, bắn rơi tại chỗ chiếc AC-130 ở khu vực Lùm Bùm- Huổi Chang, trong lúc không quân địch đang lồng lộn bắn phá ngăn chặn giao thông của ta. Lĩnh trọn 2 quả tên lửa ở độ cao hơn 3.000 m, chiếc AC-130 bốc cháy rừng rực giữa trời đêm Trường Sơn, rồi cùng toàn bộ kíp bay 13 người đâm đầu xuống rừng rậm bản Nabo (gần ngã ba Đường 9), cách trận địa ta chỉ 6 km.
Chứng kiến cảnh tượng đó, các loại máy bay khác của địch đang hoạt động quanh đấy đều hốt hoảng tháo chạy khỏi vùng hỏa lực tên lửa và sau đó phải ngừng đánh phá khu vực này, tạo thuận lợi cho các đoàn xe vận tải của ta vượt cửa khẩu, kịp thời chuyển vũ khí, đạn dược cho chiến trường.
Ngấm đòn, từ đấy AC-130 không dám tác oai, tác quái quanh đó nữa mà phải lùi sâu về phía nam Đường 9, hoạt động cầm chừng…
 

lamthitvit

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-105805
Ngày cấp bằng
14/7/11
Số km
725
Động cơ
401,930 Mã lực
Không chắc lắm, nhưng năm 1967-68 có đưa một tiểu đoàn tên lửa vào Vĩnh linh, hình như có bắn rơi được một chiếc máy bay bên kia giới tuyến, bà con bờ Nam hò reo vỗ tay ầm ầm. Sau đó, bị nó phang tan nát hết khí tài, bệ phóng. Cái này tìm chắc dễ, em lười quá, cụ nào rành tìm hộ:((
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Thời đó mà 1 quả SAM 2 quy ra tiền việt nam chắc cũng đủ dân 1 tỉnh ăn cả tháng đấy các cụ nhể?:))
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Giải mật chuyện phi công Liên Xô chiến đấu ở Việt Nam

(Kienthuc.net.vn) - Ít ai biết rằng, phi công Liên Xô từng có một lần duy nhất cùng với phi công Việt Nam “chiến đấu” chống lại F-4 Phantom Mỹ.


Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Việt Nam đã nhận được sự giúp đỡ to lớn về trang bị vũ khí của Liên Xô, Trung Quốc và nhiều nước xã hội chủ nghĩa khác. Riêng Liên Xô, “nếu nói về giá trị thì đó là khoảng 2 triệu USD/ngày trong suốt cuộc chiến tranh. Liên Xô đã đưa sang Việt Nam một số lượng lớn trang bị kỹ thuật gồm: 2.000 xe tăng; 7.000 pháo và súng cối; hơn 5.000 pháo phòng không; 158 tổ hợp tên lửa phòng không; hơn 700 máy bay chiến đấu; 120 trực thăng và hơn 100 tàu chiến”, Nikolai Kolesnik – Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Nga từng công tác tại Việt Nam cho biết.
Để huấn luyện bộ đội Việt Nam sử dụng khí tài này chiến đấu, các chuyên gia Liên Xô đã được điều sang Việt Nam. Từ tháng 7/1965 đến cuối năm 1974 đã có gần 6.500 sĩ quan và tướng lĩnh, cũng như 4.500 chiến sĩ và hạ sĩ quan của các Lực lượng vũ trang Liên Xô tham gia vào các hoạt động chiến đấu ở Việt Nam.
Liên Xô đã viện trợ cho Việt Nam hàng nghìn trang thiết bị quân sự hiện đại.

Trong hoạt động chiến đấu, các tài liệu giải mật ghi nhận các chiến sĩ, sĩ quan Liên Xô cũng trực tiếp tham gia điều khiển hệ thống tên lửa S-75 Dvina bắn hạ máy bay phản lực Mỹ trong giai đoạn đầu của chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất.
Tuy nhiên, ở mặt trận trên không, các tài liệu lịch sử đều không có ghi nhận việc phi công Liên Xô có tham gia lái tiêm kích đối đầu với Không quân Mỹ.
Gần đây, nhà nghiên cứu lịch sử chiến tranh Vladimir Ilyin đã có bài viết tổng kết về cuộc đối đất giữa tiêm kích MiG-17/21 của Không quân Nhân dân Việt Nam và “con ma” F-4 của Không quân Mỹ trên bầu trời miền Bắc Việt Nam. Trong bài viết này, ông đã đề cập tới trường hợp phi công Liên Xô tham gia chiến đấu “bất đắc dĩ” chống lại máy bay tiêm kích Mỹ.
Theo bài viết, vào tháng 9/1972, phi công giáo viên Liên Xô và phi công học viên Việt Nam khi đang thực hiện chuyến bay huấn luyện kỹ thuật lái trên chiếc MiG-21US 2 chỗ ngồi không mang vũ khí thì được mặt đất cảnh báo có F-4 Phantom Mỹ đang tiếp cận ở độ cao thấp (khi đó, MiG-21US cách sân bay 8km). Đến thời điểm đó trong thùng dầu của MiG-21 chỉ còn 800 lít nhiên liệu.
Trong nỗ lực thoát khỏi sự bám đuổi tấn công từ F-4, phi công Việt Nam điều khiển máy bay (giáo viên bay ngồi sau) đã cho máy bay quay trượt (một động tác tránh đạn khá khó - máy bay quay tròn quanh trục dọc thân, đồng thời khẽ “lắc” khỏi quỹ đạo thẳng) nên phá được cuộc tấn công của cặp máy bay Mỹ thứ nhất.
Máy bay huấn luyện 2 chỗ ngồi MiG-21US.​

Sau đó, 2 lần chiếc MiG-21US bị các máy bay địch của cặp thứ 2 tấn công, nhưng cả 2 lần phi công đã tăng tốc tránh được những quả tên lửa.
Đợt tấn công thứ 3 của F-4 Mỹ cũng không có kết quả, nhưng việc cơ động mạnh gần mặt đất có tăng tốc đã ngốn hết những giọt nhiên liệu cuối cùng, và kíp lái MiG-21US đã có quyết định đúng đắn duy nhất - nhảy dù thoát hiểm.
Tuy nhiên, khi đang lấy độ cao để nhảy dù (vì máy bay đang ở quá thấp, nhảy dù thoát hiểm không an toàn) động cơ máy bay bỗng im bặt, đúng lúc đó quả tên lửa do F-4 phóng ra đã đánh trúng máy bay. May mắn là kíp lái gồm phi công Liên Xô và Việt Nam đã kịp phóng ra ngoài và hạ xuống đất an toàn bằng dù.
Rất tiếc, bài viết của ông Vladimir Ilyin đã không cung cấp chi tiết thời gian chính xác và thông tin về 2 phi công lái chiếc MiG-21 huấn luyện.

Tài liệu lịch sử sau này ghi nhận việc phi công Triều Tiên từng tham gia chiến đấu bảo vệ bầu trời miền Bắc Việt Nam chống lại các cuộc tấn công ồ ạt của máy bay Mỹ. Thiếu tướng Phan Khắc Hy, Chính ủy Bộ Tư lệnh Không quân trong thời gian đó cho biết, được sự đồng ý của Chính phủ Việt Nam, năm 1966, Đoàn không quân chiến đấu CHDCND Triều Tiên với gần 150 người sang Việt Nam. Đoàn được giao cho Trung đoàn 923 (đóng tại sân bay Kép, Lạng Giang, Bắc Giang) quản lý. Toàn bộ máy bay, lương thực, thuốc men... do phía Việt Nam cung cấp.
Trong số quân nhân Triều Tiên, 24 người được giao lái máy bay chiến đấu gồm 14 người được giao máy bay MIG-17B, 10 người được giao MIG-17C (tên gọi biến thể máy bay có thể theo định danh Việt Nam vì dòng MiG-17 Liên Xô không có loại nào gọi là MiG-17B/C). Số còn lại gồm 113 người thực hiện nhiệm vụ tham mưu, chính trị, hậu cần dưới sự chỉ huy của thượng tá Kim Chang Xơn.
Theo tướng Hy, sơ kết đợt đầu chiến đấu năm 1966-1969, Không quân Nhân dân Việt Nam bắn rơi 222 máy bay Mỹ, bắt sống 51 giặc lái, trong đó những chiến sĩ không quân Triều Tiên đã bắn rơi 26 chiếc.


Nguyễn Vũ
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top