[Funland] Dấu ấn cai trị Hà Thành trong giai đoạn 1802-1945 của 20 vị quan triều Nguyễn, 50 vị Đốc lý thời Pháp thuộc.

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,464
Động cơ
577,611 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Danh sách 20 vị quan triều Nguyễn, 50 vị Đốc lý thời Pháp thuộc, từng cai trị Hà Thành, giai đoạn 1802 - 1945.

1802 - 1806. Nguyễn Văn Thành - Bắc Thành Tổng trấn. Năm kết thúc: 1806 (mãn nhiệm).
1806 - 1810 Trương Tấn Bửu - Bắc Thành Tổng trấn. Năm kết thúc: 1810 (mãn nhiệm).
1810 - 1816 Nguyễn Huỳnh Đức - Bắc Thành Tổng trấn. Năm kết thúc: 1816 (mãn nhiệm).
1816 - 1817 Chưa rõ ai là Tổng trấn thời điểm này (Lê Chất là Hiệp Tổng trấn. Đến 1818 thì được thăng Tổng trấn). Cảm ơn bác Atlas23 bác GamCaoMayLanh đã góp ý.
1818 - 1826 Lê Chất - Bắc Thành Tổng trấn. Năm kết thúc: 1826 (xin nghỉ chịu tang mẹ).
1826 - 1831 Nguyễn Hữu Thận - Bắc Thành Tổng trấn. Năm kết thúc: 1831 (mãn nhiệm).
1831 - 1835 Nguyễn Văn Hiếu - Tổng đốc Hà Ninh (Hà Nội - Ninh Bình). Năm kết thúc: 1835 (mất vì bệnh). Cảm ơn bác mitdac1819 đã góp ý.
1835 - 1839 Đặng Văn Hòa - Tổng đốc Hà Ninh (Hà Nội - Ninh Bình). Năm kết thúc: 1839 (mãn nhiệm). Cảm ơn bác mitdac1819 đã góp ý.
1840 - 1842 Phạm Hữu Tâm - Tổng đốc Hà Ninh (Hà Nội - Ninh Bình). Năm kết thúc: 1842 (mất vì bệnh). Cảm ơn bác Atlas23 đã góp ý.
1842 - 1844 Nguyễn Đăng Giai - Tổng đốc Hà Ninh (Hà Nội - Ninh Bình). Năm kết thúc: 1844 (mãn nhiệm).
1844 - 1846 Tôn Thất Bật - Tổng đốc Hà Ninh (Hà Nội - Ninh Bình). Năm kết thúc: 1846 (mãn nhiệm). Cảm ơn bác Atlas23 đã góp ý.
1846 - 1848 Đặng Văn Hòa - Tổng đốc Hà Ninh (Hà Nội - Ninh Bình). Năm kết thúc: 1848 (mãn nhiệm). Cảm ơn bác mitdac1819 đã góp ý.
1848 - 1851 Lê Văn Phú - Tổng đốc Hà Ninh (Hà Nội - Ninh Bình). Năm kết thúc: 1851 (mãn nhiệm). Cảm ơn bác Atlas23 bác GamCaoMayLanh đã góp ý.
1851 - 1854 Nguyễn Đăng Giai - Tổng đốc Hà Ninh (Hà Nội - Ninh Bình). Năm kết thúc: 1854 (mãn nhiệm). Cảm ơn bác GamCaoMayLanh đã góp ý.
1854 - 1857 Lâm Duy Thiếp (Lâm Duy Hiệp ?) - Tổng đốc Hà Ninh (Hà Nội - Ninh Bình). Năm kết thúc: 1857 (mãn nhiệm). Cảm ơn bác Atlas23 bác GamCaoMayLanh đã góp ý.
1857 - 1863 Hoàng Thu - Tổng đốc Hà Ninh (Hà Nội - Ninh Bình). Năm kết thúc: 1863 (mãn nhiệm). Cảm ơn bác Atlas23 bác GamCaoMayLanh đã góp ý.
1863 - 1865 Tôn Thất Hàn - Tổng đốc Hà Ninh (Hà Nội - Ninh Bình). Năm kết thúc: 1865 (mất vì bệnh). Cảm ơn bác bác GamCaoMayLanh đã góp ý.
1865 - 1866 Nguyễn Đức Hựu - Tổng đốc Hà Ninh (Hà Nội - Ninh Bình). Năm kết thúc: 1866 (mãn nhiệm). Cảm ơn bác bác GamCaoMayLanh đã góp ý.
1866 - 1869 Đào Trí - Tổng đốc Hà Ninh (Hà Nội - Ninh Bình). Năm kết thúc: 1869 (miễn nhiệm). Cảm ơn bác GamCaoMayLanh đã góp ý.
1869 - 1871 Nguyễn Văn Phong - Tổng đốc Hà Ninh (Hà Nội - Ninh Bình). Năm kết thúc: 1871 (hưu trí). Cảm ơn bác Atlas23 bác GamCaoMayLanh đã góp ý.
1871 - 1873 Bùi Thức Kiên - Tổng đốc Hà Ninh (Hà Nội - Ninh Bình). Năm kết thúc: 1873 (bỏ thành chạy). Cảm ơn bác GamCaoMayLanh đã góp ý.
1873 - 1880 Trần Đình Túc - Tổng đốc Hà Ninh (Hà Nội - Ninh Bình). Năm kết thúc: 1880 (mãn nhiệm). Cảm ơn bác Su Đình đã góp ý. (Ghi chú: bác Su Đình đang nghi vấn độ chính xác)
1880 - 1882 Hoàng Diệu - Tổng đốc Hà Ninh (Hà Nội - Ninh Bình). Năm kết thúc: 1882 (tuẫn tiết).
1882 - 1882 Trần Đình Túc - Tổng đốc Hà Ninh (Hà Nội - Ninh Bình). Năm kết thúc: 1882. Cảm ơn bác Trung bác GamCaoMayLanh đã góp ý.
Từ 1883 trở đi không còn ai giữ chức Tổng đốc Hà Ninh (Hà Nội - Ninh Bình) Cảm ơn bác GamCaoMayLanh đã góp ý.
1884 - 1888 Nguyễn Hữu Độ - Tuần phủ Hà Nội. Năm kết thúc: 1888 (mất vì bệnh). Cảm ơn bác Trung GamCaoMayLanh đã góp ý.

Tư liệu của bác Atlas23. Cảm ơn bác ạ.
1888 thì Hà Nội được vua Đồng Khánh nhượng cho Pháp làm nhượng địa. Nội thành Hà Nội thuộc Pháp và ngoại thành là Hà Đông là thuộc triều Nguyễn. Đứng đầu Hà Nội là đốc lý người Pháp. Đây là danh sách và thời gian trị nhậm của đốc lý người Pháp. Các đốc lý Pháp của Hà Nội (1885 - 1945):
  1. Léandre Salle Xavier: ngày 6 tháng 10 năm 1885 đến ngày 5 tháng 9 năm 1886
  2. Charles Leproux: ngày 6 tháng 9 năm 1886 đến ngày 5 tháng 10 năm 1886
  3. Charles Halais: ngày 6 tháng 10 năm 1886 đến ngày 18 tháng 7 năm 1888
  4. Gilberts Tirant: ngày 19 tháng 7 năm 1888 đến ngày 7 tháng 6 năm 1889
  5. Charles Landes: ngày 8 tháng 6 năm 1889 đến ngày 15 tháng 1 năm 1890
  6. Paul Defrenel: ngày 16 tháng 1 năm 1890 đến ngày 23 tháng 4 năm 1890
  7. Gilberts Tirant: ngày 24 tháng 4 năm 1890 đến ngày 22 tháng 6 năm 1891
  8. Laurent Beauchamp: ngày 23 tháng 6 năm 1891 đến ngày 10 tháng 5 năm 1893
  9. Frédéric Baille: ngày 11 tháng 5 năm 1893 đến ngày 27 tháng 11 năm 1894
  10. Jules Morel: ngày 28 tháng 11 năm 1894 đến ngày 11 tháng 6 năm 1897
  11. Antoine Lacaze: ngày 12 tháng 6 năm 1897 đến ngày 1 tháng 9 năm 1898
  12. Jules Morel: ngày 2 tháng 9 năm 1898 đến ngày 1 tháng 3 năm 1899
  13. Antoine Lacaze: ngày 2 tháng 3 năm 1899 đến ngày 5 tháng 4 năm 1899
  14. Frédéric Baille: ngày 6 tháng 4 năm 1899 đến ngày 17 tháng 3 năm 1901
  15. Charles Pretre: ngày 18 tháng 3 năm 1901 đến ngày 1 tháng 6 năm 1901
  16. Frédéric Mettetal: ngày 1 tháng 6 năm 1901 đến ngày 31 tháng 7 năm 1901
  17. Charles Pretre: ngày 1 tháng 8 năm 1901 đến ngày 21 tháng 11 năm 1901
  18. Frédéric Baille: ngày 22 tháng 11 năm 1901 đến ngày 31 tháng 3 năm 1903
  19. Eugène Doumergue: ngày 1 tháng 4 năm 1903 đến ngày 6 tháng 10 năm 1904
  20. Frédéric Mettetal: ngày 7 tháng 10 năm 1904 đến ngày 24 tháng 11 năm 1904
  21. Gautret: ngày 25 tháng 11 năm 1904 đến 7-1905
  22. Hauser: 7-1905 đến 2-1906
  23. Logerot: 2-1906 đến 2-1907
  24. Hauser: 2-1907 đến ngày 23 tháng 4 năm 1908
  25. De Boisadam: ngày 24 tháng 4 năm 1908 đến ngày 4 tháng 8 năm 1908
  26. Logerot: ngày 5 tháng 8 năm 1908 đến ngày 28 tháng 1 năm 1911
  27. De Boisadam: ngày 28 tháng 1 năm 1911 đến ngày 9 tháng 1 năm 1912
  28. Logerot: ngày 9 tháng 1 năm 1912 đến ngày 24 tháng 2 năm 1915
  29. Pierre Pasquier: ngày 24 tháng 2 năm 1915 đến ngày 15 tháng 1 năm 1917
  30. Fruteau: ngày 15 tháng 1 năm 1917 đến ngày 7 tháng 2 năm 1917
  31. Edmond Jabouille: ngày 8 tháng 2 năm 1917 đến ngày 24 tháng 5 năm 1919
  32. Szimanski: ngày 26 tháng 5 năm 1919 đến ngày 18 tháng 7 năm 1921
  33. Louis Pech: ngày 18 tháng 7 năm 1921 đến ngày 26 tháng 10 năm 1921
  34. Maticu Joseph Mouroux: ngày 26 tháng 10 năm 1921 đến ngày 31 tháng 3 năm 1924
  35. Louis Frédéric Eckert: ngày 1 tháng 4 năm 1924 đến ngày 8 tháng 6 năm 1925
  36. Paul Dupuy: ngày 9 tháng 6 năm 1925 đến ngày 30 tháng 8 năm 1927
  37. Auguste Tholance: ngày 31 tháng 8 năm 1927 đến ngày 8 tháng 5 năm 1929
  38. Pierre Abel Delsalle: ngày 8 tháng 5 năm 1929 đến ngày 24 tháng 3 năm 1930
  39. Auguste Tholance: ngày 25 tháng 3 năm 1930 đến ngày 2 tháng 12 năm 1930
  40. Eugène Guillemain: ngày 3 tháng 12 năm 1930 đến ngày 28 tháng 3 năm 1933
  41. Louis Frédéric Eckert: ngày 29 tháng 3 năm 1933 đến ngày 1 tháng 1 năm 1934
  42. Henri Virgitti: ngày 1 tháng 1 năm 1934 đến ngày 10 tháng 11 năm 1938
  43. Houlie: ngày 11 tháng 11 năm 1938 đến ngày 20 tháng 11 năm 1938
  44. Gallois-Montbrun: ngày 21 tháng 11 năm 1938 đến ngày 21 tháng 7 năm 1939
  45. Edouard Delsalle: ngày 24 tháng 8 năm 1939 đến ngày 7 tháng 3 năm 1941
  46. Camille Chapoulart: ngày 8 tháng 3 năm 1941 đến ngày 29 tháng 9 năm 1942
  47. Guiriec Hyacinthe: ngày 30 tháng 9 năm 1942 đến ngày 30 tháng 9 năm 1943
  48. De Pereyra: ngày 1 tháng 10 năm 1943 đến ngày 9 tháng 3 năm 1945
  49. Maruyama: ngày 10 tháng 3 năm 1945 đến ngày 20 tháng 7 năm 1945
  50. Trần Văn Lai: ngày 21 tháng 7 năm 1945 đến ngày 19 tháng 8 năm 1945
Ghi chú:
1. Danh sách có thể không chính xác 100%.
2. Nếu phát hiện được sai sót nào, rất mong các bác góp ý để cháu sửa lại cho đúng.

3. Mong các bác không tổ lái sang thời hiện đại, để thớt có thể tồn tại.
 
Chỉnh sửa cuối:

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,464
Động cơ
577,611 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Dấu ấn của vị Tổng đốc "cứu hỏa".

Cụ Đặng Văn Hòa - Tổng đốc Hà Ninh (Hà Nội - Ninh Bình). Năm bắt đầu nhiệm kỳ: 1835. Năm kết thúc: 1839 chính là Tổng đốc đầu tiên của Hà Nội khi vua Minh Mạng có cuộc cải cách về hành chính biến Hà Nội từ Tổng trấn Bắc thành, thành Hà Nội. Sách xưa kể lại, phố phường Hà Nội dân cư đông đúc, đường xá chật hẹp, nhà cửa làm toàn bằng gỗ, tranh, tre, nứa, lá … dễ gây hỏa hoạn. Mỗi lần như thế, Tổng đốc Hà Nội Đặng Văn Hòa lại cưỡi voi, đốc thúc binh lính và nhân dân đi dập lửa… Người cụ bị ám khói đen sì, chỉ còn hai con mắt là lanh lợi. Chữa cháy xong, cụ còn cứu trợ ngay cho gia đình bị nạn, để họ sớm ổn định cuôc sống. Muốn nhắc nhở dân chúng nâng cao ý thức cảnh giác, đề phòng giặc lửa, Cụ lập miếu thờ Hỏa Thần ở thôn Yên Nội (nay là 30 phố Hàng Điếu). Sớm, chiều thỉnh chuông, và có lưu bút tích tại đền là “Vị dân chí kế”. (Mọi kế sách cũng chỉ vì dân).

Nguồn: https://daihocpccc.edu.vn/vi-tong-doc-ha-noi-duoc-phong-than-cuu-hoa/2020/03/04/
Ghi chú: Năm 1846 - 1848 Cụ Đặng Văn Hòa làm Tổng đốc Hà Ninh (Hà Nội - Ninh Bình) lần thứ hai.
 
Chỉnh sửa cuối:

7years

Xe điện
Biển số
OF-438258
Ngày cấp bằng
19/7/16
Số km
2,289
Động cơ
241,714 Mã lực
Tuổi
49
Cứu hỏa bằng cách lập miếu. Ông này độc đáo.

Còn các ông khác công trạng gì nhỉ
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,464
Động cơ
577,611 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Cứu hỏa bằng cách lập miếu. Ông này độc đáo.
Còn các ông khác công trạng gì nhỉ
Với hơn 140 năm cải biến từ xã hội phong kiến sang xã hội tư sản nửa phong kiến, cùng với rất nhiều sự kiện lớn (một lần sửa thành, một lần phá thành, hai lần thất thủ, xuất hiện đèn điện, nước máy, khu phố Tây v.v...). Hà Thành có rất nhiều biến động dưới sự cai trị của 20 vị quan triều Nguyễn, 50 vị Đốc lý thời Pháp thuộc. Mỗi vị cai trị đã để lại dấu ấn của mình (tích cực cũng có mà tiêu cực cũng có thể có).

Rất mong các bác kể lại những câu chuyện, những dấu ấn các bác biết được, để lớp hậu sinh có thể hiểu hơn về cuộc sống của người Hà Thành xưa. Những câu chuyện kể không nhất thiết phải là chính sử, có thể là giai thoại, có thể là lời đồn đại v.v...

Cảm ơn các bác ạ.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,464
Động cơ
577,611 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Trong lúc chờ nghe các bác kể chuyện Hà Thành, cháu xin up lên vài bức ảnh phố cổ Hà Nội, năm 1922.

Tonkin_Hanoi_aux_abords_du_[...]Salles_André_btv1b531721981.JPEG


Tonkin_Hanoi_rue_de_la_[...]Salles_André_btv1b53198689n.JPEG


Tonkin_Hanoi_rue_des_Cantonnais_[...]Salles_André_btv1b53172149d.JPEG
 

SesameStreet

Xe điện
Biển số
OF-453554
Ngày cấp bằng
15/9/16
Số km
4,529
Động cơ
248,165 Mã lực
Tuổi
43
Theo lời kể của một phụ nữ đã sống trong những năm 80 của thế kỷ XIX, thì: “Trừ các đường ở phố Khach (tức phố Mã Mây ngày nay - TG), ở giữa có một phần lát gạch, còn các đường khác đều bằng đất nện, đầy bùn và rác do cư dân hai bên đường và khách qua lại vứt ra mà không ai nghĩ đến việc quét dọn cả! Khi trời mưa, những con đường trở nên lầy lội, ở một số con đường, người ta phải xếp một hàng gạch nối nhau để người đi đường có chỗ đặt chân. Không có cống rãnh thoát nước, nước đọng lại khắp nơi, mùa viêm nhiệt mùi hôi thối bốc lên kinh khủng. Không cần nói cũng biết rằng những con đường đó là nguồn ổ dịch bệnh, các bệnh đậu mùa, thổ tả và sốt rét tàn hại hàng năm…” (2).

Một người Pháp, bác sĩ Hocquard cũng có những quan sát tương tự: “Trong những khu phố giàu có, như phố Cờ Đen (tức phố Mã Mây ngày nay) của người Hoa (…) đường phố giữ gìn tử tế và có những ngôi nhà đẹp hai bên. Đường gồ sống trâu, lát đá tảng, hai bên có hai rãnh hẹp và sâu để dẫn nước mưa và nước thải xuống cống” (3). Qua đó ta có thể suy luận rằng người Trung Hoa đã có một quy tắc xây dựng đô thị từ lâu đời, nên phố xá của họ đỡ bị ô nhiễm hơn, còn thành thị của người Việt vốn chỉ là một ngôi làng lớn (Kẻ Chợ) nên không có một quy hoạch nào hết. Hãy xem thêm lời kể của nhân chứng nói trên: “Nhà cửa được xây dựng tuỳ theo ý thức của chủ nhà. Nó không theo một khuôn mẫu nào, không có một trật tự nào, nhiều nhà nhô ra đường. Mỗi nhà có một mái hiên bằng tre đan nhô ra, khiến lối đi của khách qua đường càng hẹp lại. Nếu một đám chảy xảy ra ở bên ngoài nhà thì chỉ có cách là chạy theo lối sau hay nhảy xuống ao hồ. Tôi có thể chỉ cho thấy ở sân trong một số ngôi nhà cổ những bể chứa nước phòng khi hoả hoạn” (4). Còn một điều chúng ta chưa thể biết được là thời đó rác rưởi sinh hoạt ngoài việc ném ra đường còn có nơi chứa nào khác không, và việc thu don rác trong thành phố do ai đảm nhiệm. Không thấy có một tài liệu nào ghi cả.

Còn quang cảnh quanh Hồ Gươm thơ mộng ngày nay theo lời kể của một người Pháp cuối thế kỷ XIX thì: “Các túp lều của dân bản xứ san sát nhau bên bờ hồ đến nỗi để xuống được hồ, sau khi rời những con đường, mặc dù khá bẩn nhưng vẫn đi được, người ta phải len lỏi qua những ngõ chật hẹp men theo hàng ngàn khúc quẹo quanh những ngôi nhà lá lụp xụp phía trong chen chúc đám dân cư khốn khổ, phải nhảy qua những vũng nước hôi thối và những đống rác” (5).
 

businessman006

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-735312
Ngày cấp bằng
8/7/20
Số km
99
Động cơ
67,748 Mã lực
Tuổi
34
Đường đường là kinh đô Đại Việt cả ngàn năm lại để mấy thg phản loạn, trộm cướp, đĩ điếm, chạy nạn...lên cai trị. Thời nhà nguyễn xứ Bắc hà là trung tâm kinh tế của cả VN, thuế má tụi trọ trẹ thu xứ Bắc hà chiếm nhiều nhất 3 xứ thời bấy giờ.
 

sthd

Xe lăn
Biển số
OF-189822
Ngày cấp bằng
15/4/13
Số km
12,558
Động cơ
508,639 Mã lực
không có mấy thằng ngoại lai kia có khi đỡ mấy ngàn người hy sinh
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,419
Động cơ
407,615 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Khá khó hiểu tại sao các đốc lý Pháp của Hà nội lại có nhiệm kỳ ngắn như thế.

Nhiệm kỳ quá ngắn không thể làm được gì. Tìm hiểu những thay đổi trong quy hoạch và xây dựng đô thị của Hà nội thì toàn thấy quyết định của Toàn quyền Đông dương và Thống sứ Bắc kỳ.
 

mega_fun

Xe điện
Biển số
OF-76074
Ngày cấp bằng
22/10/10
Số km
2,093
Động cơ
442,989 Mã lực
Năm covid thứ nhất Tổng chấn Hà Thành Xxx Năm bắt đầu xxx Năm kết thúc yyy ( bị bắt) :))
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,464
Động cơ
577,611 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Năm covid thứ nhất Tổng chấn Hà Thành Xxx Năm bắt đầu xxx Năm kết thúc yyy ( bị bắt) :))
Vụ án Lê Văn Khôi, đoạn kết có liên đới xử cụ Lê Chất (dù đã chết), nguyên Tổng trấn Bắc thành những năm 1819-1826. Năm 1835 tức năm Minh Mạng thứ 16, sau khi cụ Lê Chất đã chết 09 năm, cụ Đặng Văn Hòa đang là đương kim Tổng đốc Hà Ninh (Hà Nội - Ninh Bình), án xử cụ Chất xong, cụ Hòa được lệnh Hoàng đế sai tịch thu gia sản nhà cụ Chất, dùng tiền bạc chia cho dân nghèo đói thuộc 12 tỉnh Bắc Kỳ.

Ghi theo lời kể của cụ GamCaoMayLanh
Nguồn: https://www.otofun.net/threads/xin-danh-sach-nhung-nguoi-dung-dau-tinh-ha-noi-truoc-nam-1945.1718694/page-4
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,464
Động cơ
577,611 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Một giai thoại tiêu cực về ông Nguyễn Đăng Giai - Tổng đốc Hà Ninh (Hà Nội - Ninh Bình) 1842-1844.

Ông Nguyễn Đăng Giai là một vị quan mến mộ Phật giáo, năm 1842 chính ông đã đứng ra quyên góp và chủ trì việc xây dựng một ngôi chùa có tên là Báo Ân (còn có tên là chùa Quan Thượng, trùng với hàm quan thượng thư của ông Giai) vị trí Bưu điện Hà Nội ngày nay.

Tuy nhiên, việc làm này không phải ai cũng đều tán thành, cho nên lúc bấy giờ có người làm ra bài thơ tứ tuyệt ngụ ý châm biếm Nguyễn Đăng Giai như sau:

Phúc đức gì mày bố đĩ Giai
Làm cho tổn Bắc lại hao Đoài
Kìa gương Vũ đế còn soi đó
Ngã tử Đài thành Phật cứu ai
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,464
Động cơ
577,611 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Một giai thoại tích cực về ông Trần Bích San được bổ làm Tuần phủ Hoài Đức (1875).

Ông quê Nam Định, đỗ Tam Nguyên năm 26 tuổi. Có nhiều giai thoại về quan Tuần phủ Trần Bích San. Chuyện là khi linh mục Trần Lục (người đã lãnh đạo giáo dân cùng tham gia đàn áp khởi nghĩa Ba Đình) tới thăm Tuần phủ Trần Bích San và nhân dịp này cũng muốn thử tài ông San nên ra một vế đối: “Ba cụ ngồi một cỗ, cụ đủ điều cụ chẳng sợ ai”. Vế đối thực sự rất khó vì có tới ba chữ cụ, lại có nghĩa khác nhau.

Cụ có nghĩa là “cụ đạo”, cụ còn có nghĩa là “sẵn sàng” và “sợ hãi”, ý của vế đối vừa ngạo mạn, vừa đắc thế. Thấy ông San im lặng, Trần Lục càng nài ép, cuối cùng ông đối lại: “Một đạo há hai đường, đạo trộm cắp đạo còn nói láo”. Chữ đạo đối với cụ rất hay, và chữ đạo cũng có nghĩa là “con đường” và “trộm cắp”. Nghe ông San đối, Trần Lục biết thâm ý bèn nín lặng vội vàng xin phép về nhà có việc.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,464
Động cơ
577,611 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Giai thoại về cái chết của ông Trần Bích San Tuần phủ Hoài Đức (1877).

Vì làm Tuần phủ nên ông San thường xuyên phải gặp người Pháp. Một lần Marie Jules Dupré vừa được thăng chức Phó Thủy sư Đô đốc đến thăm xã giao. Dupré dắt theo một con chó. Khi chủ và khách vừa ngồi chưa kịp chuyện trò thì con chó cũng tót lên ghế tiếp khách nằm. Trần Bích San cho rằng đó là dụng ý coi thường người Việt của Dupré nên đứng dậy phủi áo không tiếp rồi sau đó sai lính đánh chết con chó. Dupré bực tức nhưng không làm gì được, y hầm hầm bỏ về.

Năm 1877, tại Paris có một cuộc đấu xảo lớn nên vua Tự Đức muốn đưa một đoàn ngoại giao sang Pháp và đã cử Trần Bích San tham gia. Biết phải qua Sài Gòn để đi nhờ tầu thủy sang Paris nên ông San nghĩ Dupré sẽ trả thù, điều đó làm nhục quốc thể. Song lệnh vua lại không thể không đi , thế là ông đã tự tử bằng cách nuốt giấy bản có viết những lời lẽ trung quân, ái quốc. Trước khi chết, ông dặn cấm người nhà không được khóc than. Tin quan Tuần phủ Trần Bích San tự vẫn lan ra khắp Hà Nội - Ninh Bình, ai cũng tỏ lòng thương tiếc một vị quan tiết tháo.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,464
Động cơ
577,611 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Giai thoại về Tháp Rùa Hồ Gươm.

Sau khi Pháp hạ thành Hà Nội (1882), Nguyễn Ngọc Kim, chức dịch làng Tự Tháp được cử làm trung gian giữa quân Pháp và người Việt, được Pháp tín nhiệm nên ít lâu ông Kim trở thành bá hộ, tục gọi là Bá hộ Kim. Năm 1886, Bá hộ Kim xuất tiền xây tháp trên gò đất giữa Hồ Gươm với ý định chôn hài cốt của cha vào đó. Việc không thành nhưng ngọn tháp ba tầng vẫn được hoàn tất và tồn tại đến ngày nay. Ảnh Tháp Rùa nhìn từ trên cao (năm 1920). Nếu nhìn kỹ bức ảnh, có thể thấy tượng Nữ thần Tự Do trên nóc Tháp Rùa. Bức tượng Nữ thần Tự Do đã bị phá hủy vào năm 1950

6_[Hanoi_lac_Hoan-Kiem_pagodon_[...]Vassal_Gabrielle_btv1b530001909.JPEG
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,464
Động cơ
577,611 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Hà Nội đất linh thiêng, chủ tịch tên thế thảo, sau này chặt hạ cây xanh. Tất cả đều có điềm báo trước
Cháu đã dò tìm tên của tất cả các vị Tổng trấn, Tổng đốc, không có ai tên là Thất Thủ. Vậy là không có điềm báo trước việc Hà Thành thất thủ hai lần.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,464
Động cơ
577,611 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Giai thoại về tên làng Thụy Khuê.

Thụy Khuê tên cũ là Thụy Chương (瑞 璋 - viên ngọc mang đến điềm lành). Sau khi vua Thiệu Trị (1807 - 1847) mất đi, tên thụy của ông là Hiến Tổ Chương Hoàng Đế (憲祖章皇帝). Cho nên chữ Chương trong tên làng Thụy Chương phải đổi đi để kỵ húy (cho dù đó là hai chữ Chương viết khác nhau, nghĩa khác nhau, nhưng đọc giống nhau). Do đó chữ Chương (璋 - viên ngọc) được đổi thành chữ Khuê ( 圭 - ngọc Khuê). Từ năm 1847 trở đi xuất hiện tên Thụy Khuê (瑞 圭).

Chú thích: Viên ngọc được vua ban cho sẽ từ một viên ngọc bình thường trở thành ngọc Khuê.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,464
Động cơ
577,611 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Giai thoại về tên gọi dốc La Pho.

Dốc La Pho ngày nay là một con dốc dài khoảng 300m, nối từ đường Hoàng Hoa Thám xuống dốc Thuỵ Khuê. Nằm sát vách Công viên Bách Thảo Hà Nội. Năm 1882, kể từ khi bắt đầu chiếm đóng Hà Nội, người Pháp không ngừng phát triển đô thị hoá nơi đây. Trong đó họ rất chú trọng đến cây xanh đô thị, để tìm kiếm các loại cây, hoa trồng trong đô thị thích hợp, năm 1888, người Pháp lập “Jardin d'essal” (Vườn thí nghiệm thực vật) rộng 33ha. Giám đốc đầu tiên của vườn ươm tên là Laforge. Sau này người dân đọc chệch ra thành LAPHO hoặc La Pho.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top