Tên thì không phải cụ ạ - chỉ biết 2 chị em cũng thành đạt : cô chị là Tiến sỹ HVNH - cô em là của hiếm bên BIDV.
Em được biết cụ Thiều bị tai biến cách nay mấy năm - giờ mới hồi phục khoảng 70%.
Sđt cụ cho em nợ nhé ! Hóa ra cụ cũng ở quân khu Cầu Tre.
Vâng nhất định em sẽ phải qua thăm cụ Thiều, cả đời phấn đấu vì sự nghiệp mong có thằng cu mà không dám vì cơ chế thời bao cấp nên đành chấp nhận.
Cô em tên là Hải làm ngân hàng thì đúng rồi, cả nhà chỉ có hai cô gái rượu học giỏi lắm!
Bạn Phương Lan kia là tên cô bạn học cùng Xuyến (Tên của Xuyến trên giấy hình như là Lan Phương) cũng sn1977 cấp 3 TP trên em 1 khoá - 12a3, lớp Văn.
Nhà em qua cầu, bên phường Vạn Mỹ em học mẫu giáo với Tuấn "Lùn" rồi lại là anh của chú Quyền "Quý", Hiệp "Nghĩa"... Thời trẻ trâu còn vác cả chai xăng quấn giẻ, ba cạnh, lá lúa với chọc tiết...quấn vải chỉ hở 3 phân đạp mini cong đ.ít lên khu Trạng Trình nện nhau.
Xa Hp được 4 năm thì thấy anh em huynh đệ tương tàn quá!
Cương "Còng", Phát "Mẽo", Tuấn "Tiên", Thuận "điên", Bình "c.ứt", Tuấn "chán sống", Đức Anh cụt, Trung "Hải Xi Mông"...
thằng chết thằng tù may ra còn Cương Còng, Đức Anh cụt lang bạt tận trời tây. Giờ có về khu thì em cũng chịu ko biết lớp trẻ sau thế nào.
"...Mương Cầu Tre vừa thơm vừa mát, mấy cục vàng lác đác trôi qua..."
Xét về duy tâm thì cũng có thể do dân khu bên em toàn cán bộ chiến sĩ lực lượng vũ trang và CBCNV xây dựng lắp ráp cầu đường, các nhà máy Thuỷ Tinh, Sắt Tráng Men... và sinh sống trên nền đất là nghĩa trang lớn nhất nằm trong nội thành thời 195x - 197x sau khi di dời ra các vùng ven nên cái nghiệp nó nặng quá! Duy vật thì là do khu này là nơi giáp ranh gần cảng và 80% là gia đình các hộ CNV nghèo ở với mật độ cao nên toàn chết trẻ khoẻ ma, án tử cả trên trần lẫn dưới âm chung thân, tàu suốt 5-20 năm thì ko nhớ nổi.