Ngao5 nói:
Đến Hải Phòng cụ không nên hỏi thăm đường.
Vì:
Khách ở xa về Hải Phòng tốt nhất nên tự thân vận động mà tìm đường đi, chớ dại ghé vào hỏi thăm. Tuyệt đối không phải vì người Hải Phòng lạnh nhạt gì hay vờ vịt cò quay kiếm mấy đồng bạc, mà bởi họ nhiệt tình quá thể. Ông chồng xã xượi cái quần đùi trễ cạp ghé mồm vào tận mặt khách huơ tay múa chân vẽ đường chỉ lối hết sức cụ tỷ, nhắm mắt cũng đi được. Khách chưa kịp há mồm cảm ơn thì bà vợ te tái chạy ra quyết liệt phủ định sạch trơn và khuyên nên đi theo một lộ trình hoàn toàn khác biệt. Lập tức một cuộc đấu khẩu thể hiện trình độ am hiểu trong tham gia giao thông đường bộ nổ ra kịch liệt. Chỉ năm phút sau, bốn cụ thông gia đã ăn đủ thứ của quý. Khách méo mặt vì xoắn, không xác định được nên khóc hay cười. Đi thì cũng dở, ở không xong...
Thế là chỉ vì cái nồng nhiệt có xu hướng cơ bắp như vậy mà người Hải Phòng chết tiếng ghê gớm. Đặc biệt là gái Hải Phòng. Trước đây có câu trai Nam gái Hải để tôn vinh độ máu lửa của đàn ông Nam Định và đàn bà Hải Phòng, rất mù mờ về nguồn gốc xuất xứ. Không rõ là từ địa phương nào phát ra đầu tiên, nhưng chắc chắn không phải từ Hải Phòng. Đơn giản vì người Hải Phòng rất không thích ngang phân. Chơi được với nhau thì một bên phải lép vế, và bên nhẫn nhục chịu đựng hiếm khi xuất thân từ Hải Phòng...
Thành phố này có kha khá là nhiều của ngon vật lạ phục vụ no nê nhu cầu tứ khoái của dân cư và du khách. Ngoài ra, có ba món đình đám mà không hiểu tại sao lại toàn liên quan đến hoa. Hoa phượng, đã thành biểu tượng. Hoa hậu, đã thành thương hiệu. Và hoa cải, một sự ám ảnh không hề nhẹ đối với sự nghiệp quản lý trật tự xã hội trên địa bàn. Hải Phòng cũng tự hào là địa phương đi đầu trong cả nước mạnh dạn du nhập và phát triển mô hình sinh hoạt văn nghệ quần chúng đọc hát từ nước bạn Nhật Bản. Thuật ngữ bên quốc gia xuất khẩu gọi là Karaoke, hát không dàn nhạc. Đến nay, hình thái biểu diễn này đã phát triển sâu rộng trên quy mô toàn quốc, trở thành một món giải rượu vừa dân dã vừa tao nhã với rất nhiều biến thể. Chứ không thô sơ như thuở ban đầu, muốn chuyển bài lại phải ấn lòi băng ra ngồi quay tay một lúc...
Trước đây, trong thời kỳ đi nhẹ nói khẽ cười duyên, người Hải Phòng khá đắc chí về khu kinh tế mở Đồ Sơn. Ở đây đặc biệt phát triển nhóm ngành nghề vật lộn trị liệu, một món oái oăm mà cho đến tận bây giờ vẫn chịu chết không biết xếp vào mảng công nghiệp hay dịch vụ. Không thể phủ nhận sự đóng góp quan trọng của các tập thể và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực này đối với việc thu hút lao động trình độ cao, cũng như việc góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành tại địa phương. Tuy nhiên, hậu quả tác động đến môi trường tự nhiên và xã hội cũng hết sức nặng nề. Bằng chứng là đến thời điểm này, sau khi đã no xôi chán chè, người Hải Phòng bắt đầu thấy khó chịu với Đồ Sơn như khó chịu với nốt mụn cơm trên mặt...
Ở Hải Phòng, cả nam cả nữ đều thích chơi với nhau thành hội bạn và các bạn trong hội có xu hướng ăn mặc giống nhau ăn nói giống nhau. Người ngoài nhóm rất khó gia nhập. Tính sĩ diện rất cao, thà hi sinh tất chứ sĩ không thể mất. Bởi thế nên người vùng khác hay phàn nàn người Hải Phòng cực đoan, sái ý một tí là đùng đùng đòi dép đi về. Ngấm ngầm trong huyết quản là cái máu bùng nổ, không ưa lằng nhằng quy định phép tắc. Bởi thế nên người Hải Phòng làm chủ thì khá chứ làm thuê thì hơi kém, lí do đa phần không phải bởi năng lực. Phong thái vừa cá tính lại vừa điệu đà, vừa giang hồ lại vừa trí thức, nhưng được cái chịu khó học điều sang...
Con gái Hải Phòng đa phần tốt bụng, lắm lúc chân thành đến thô bạo. Nhiều anh yếu bóng vía ngậm ngùi đứng vòng ngoài chiêm ngưỡng rồi cả đời chép miệng tiếc nuối mối tình đầu. Khổ nỗi là con gái Hải Phòng lại được cả tiếng lẫn hình. Nhất dáng nhì da đủ cả. Buổi tối mùa hè đi đằng sau chịu không biết kia là con hay là mẹ. Phần tiếng thì phải nói là vượt trội. Một số không nhỏ khi phát ngôn âm sắc hơi ngang, không tròn vành rõ tiếng, âm lượng lớn do làn hơi phát ra từ khoang miệng. Những cô may mắn nén được luồng hơi sâu trong ngực đa phần hát rất hay...
Người Hải Phòng nói chung hồn nhiên tính, nói xong là thôi. Sơ giao cũng chịu khó giữ ý giữ tứ. Về sau thân thân trong câu chuyện bắt đầu vô tư đệm tục ngữ. Tuy thế, nghe không thấy chướng mà có phần vui tai. Người Hải Phòng thật ra không khó chơi, không khó kết bạn. Nhưng giữ được bạn người Hải Phòng, lại không dễ...
Cụ cho em hỏi khí không phải cụ là tác giả những dòng trên hay là cụ cóp bết mà không ghi nguồn?
Em nhớ có cụ đã bót cái này và dài nữa lên lâu rồi nhưng em quên mất nick. Nếu cụ là tác giả thì cho em xin lỗi nhé.
Bài trước của cụ tác giả đây:
" Thuở xa xưa, trung tâm tỉnh Phú Thọ là thị xã Phú Thọ, nằm vắt vẻo bên bờ con sông Cái. Người Pháp chọn chỗ này vì nó trấn yểm toàn bộ tuyến đường thuỷ trọng yếu từ Hà Nội lên mạn Yên Bái, Lào Cai. Lại sát với quốc lộ Hai, tuyến đường bộ huyết mạch. Tiểu vùng khí hậu khu vực này không hiểu sao rất ôn hoà, cây cổ thụ cành mọc đầy thực vật ký sinh nhìn mát mắt. Đến năm 1962, thành phố Việt Trì được thành lập, là một trong ba thành phố công nghiệp giai đoạn bấy giờ, cùng với Thái Nguyên và Nam Định. Thủ phủ của tỉnh cũng chuyển về đây..
Những năm trước đổi mới, Việt Trì có hỗn danh là thành phố 4B, bé buồn bẩn bụi. Thành phố Việt Trì phát triển chiều dài, ăn theo quốc lộ Hai. Nhiều tay thạo phong thuỷ chê Việt Trì không tụ của. Cả thành phố có mỗi con đường chính dài nhằng nhẵng, đặt tên là Đại lộ Hùng Vương, thực chất là một đoạn của quốc lộ Hai. Đường này từng được báo Tuổi Trẻ Cười bình chọn là con đường nội thị dài nhất nước, những mười lăm ki lô mét, số nhà lên tới gần ba nghìn và chưa phải đã hết. Đường ngang rất ít, hầu như là đường dân sinh. Của cải vào bao nhiêu lại trôi tuột ra bấy nhiêu, không có chỗ mà đọng lại. Lý thuyết này xem ra không phải là vu vơ vì Việt Trì đang rất tích cực mở thêm các nhánh đường xương cá, khả năng để giữ của...
Người Phú Thọ làm du lịch rất kém. Cả nước có không biết cơ man nào là bãi biển hang động sông hồ nhưng chỉ duy nhất Phú Tho có đất Tổ. Ấy vậy mà bao năm loay hoay làm cũng chưa đâu vào đâu. Về cơ bản, một di tích mang đậm mầu sắc huyền sử như vậy nên được tổ chức theo mô hình ba vòng đồng tâm. Vòng trong cùng, vùng lõi, là phần Lễ bao gồm hệ thống các Đền và nghi thức hành lễ cổ. Vòng thứ hai, phần Hội, là vòng cung chân núi Nghĩa Lĩnh, nơi tái hiện các trò vui dân gian và nếp sinh hoạt của cư dân Lạc Việt xưa. Vòng thứ ba, mở rộng đến tận Việt Trì và các huyện phụ cận, là các địa điểm lưu trú nghỉ dưỡng cho du khách. Phú Thọ mới làm đến vòng một, và vẫn còn dang dở...
Người Phú Thọ không có tố chất làm dịch vụ. Ám ảnh trong đầu là khái niệm phục vụ đồng nghĩa với hầu hạ. Tuy làm bưng bê kê dọn nhưng chỉ sợ mất sĩ diện. Khi nhà hàng bắt đầu đông đông khách quen thì cũng là lúc chủ nhà hàng đổi tính đổi nết trở nên dương dương tự đắc, cư xử với khách có phần bằng vai phải lứa. Con gái Phú Thọ sắc sảo hơn cả nằm ở mạn thị xã và một phần huyện Hạ Hoà. Gái mấy huyện miền núi đa phần di cư về Hà Nội Hải Phòng mưu sinh chốn phù hoa. Nhiều cô về sau tái hoà nhập với cộng đồng, mở cái hiệu may con con, ngồi rung đùi ra tiền...
Người Phú Thọ không thực sự xuất sắc trong lĩnh vực gì. Kể ra bó đũa chọn cột cờ thì thời nào cũng có, nhưng để đến tầm thủ lĩnh thì hiếm. Có lẽ do thổ nhưỡng đồng bằng vừa qua miền núi chưa tới nên người Phú Thọ thiên tính trung dung, thích đứng giữa các bên tranh đấu hoặc đứng sau lưng anh cầm cái. Người Phú Thọ rất hay nói với nhau câu trông lên thì chẳng bằng ai nhưng trông xuống chẳng ai bằng mình. Nghe có vẻ cao ngạo minh triết, thực ra là yếm thế, ngại thay đổi...
Về tính cách, người Phú Thọ không hung hăng như người Hải Phòng, không hùng hổ như người Nam Định, không tinh ranh bằng người Thai Bình, không chao chụp bằng người Vĩnh Phúc. Người Phú Thọ có cái nét tần ngần kiểu nửa biết nửa không, rất khó đoán. Người Phú Thọ ham rượu và tửu lượng tương đối tốt. Một buổi ăn sáng rất dễ biến tướng thành trận nhậu lòng lợn tiết canh đến giữa trưa. Đi ăn uống vặt rất hay trả tiền hộ nhau nếu gặp người quen. Người xong trước cứ tự nhiên rút tiền trả. Lắm lúc người đứng dậy sau không biết ai thanh toán cho mình, mặc dù không đi cùng không ngồi cùng...
Người Phú Thọ xưng hô khá kỳ quặc. Bác gái thì gọi là bá. Người lạ về chơi nghe thế tưởng Bá là tên bà kia, hoá ra không phải. Đáng tuổi gọi chị thì gọi thay con cũng bằng bá. Người dưới hay gọi người trên là ông trẻ bà trẻ, tuỳ theo giới tính miễn là ông bà trẻ đó tầm tuổi cô chú bác bá mình chứ hoàn toàn không có họ. Ngược lại người trên xưng hô với người dưới rất sỗ, đa phần mày tao...
Người Phú Thọ nhậu khá dai. Bất kể đám cưới đám ma tân gia đầy tháng gì cũng cứ phải uống cho kỳ say mới thôi. Cho nên, đám cưới ở Phú Thọ thường không định mức rượu, khách còn uống thì gia chủ còn mang thêm. Bất kể nhậu ở đâu, gặp người quen là phải cầm cốc cầm chén sang giao lưu. Lúc sau người bên ấy lại sang chào lại, lượt đi lượt về đủ cả. Lắm khi mâm ngồi sáu thành mâm mười, và có những mâm tự dưng mất hút, vì cả mâm đang mải lang thang đi giao lưu ở mãi những đâu đâu. Ác liệt nhất là thủ tục bắt tay. Uống rượu bắt tay biết ngay Phú Thọ. Chào nhau, bắt tay. Giới thiệu nhau, bắt tay. Cụng ly, bắt tay. Uống xong ly, bắt tay. Chào về, lại bắt tay. Nếu đầu xuôi đuôi lọt thì như vậy tổng cộng năm cái bắt tay cho một ly rượu giao lưu. Anh em ở xa về chơi đều khen tấm chân tình và tửu lượng của người Phú Thọ, nhưng ai cũng kêu uống rượu mỏi tay quá. Nhiều anh bắt tay lại còn cong ngón trỏ gãi gãi vào lòng bàn tay người ta, làm khách vừa ngượng vừa thốn, giằng mãi không ra được...
Người Phú Thọ muốn thành danh đa phần phải đi xa. Cũng không phải ông nọ bà kia gì ghê gớm, và thường không bị mất lòng vì cái tính ít tranh đấu. Nhưng cũng chính bởi thế, mà không làm lớn được...
Huế
Cố đô xưa nằm ở mãi khúc giữa đất nước, đường xá xa ngái, bằng hữu không nhiều. Ra đời đi làm việc công tác kết hợp tư tác, tôi có vài lần vào với Huế...
Nếu vẽ chân dung một người Huế, tôi sẽ vẽ thế này...
Người ấy nhỏ xương hóc. Ở Huế, hạng to cao vạm vỡ cũng có, nhưng không nhiều. Đại đa số thấp thấp nhỏ nhỏ người. Có lẽ do thổ nhưỡng, bởi ở Huế người ta vẫn truyền khẩu, sơn bất cao thuỷ bất thâm, nghĩa là có núi nhưng không cao có sông mà chẳng sâu. Thế cho nên người Huế sở trường chơi các môn thể thao ngồi, như cờ vua, đua ghe hay đua xe đạp...
Người ấy da mầu nâu mật. Người Huế không trắng mấy, trừ bộ răng. Vả lại, trong hệ ngũ sắc của người Huế không thấy xuất hiện mầu trắng. Họ sử dụng năm mầu đỏ vàng tím lục xanh là chủ yếu. Vì thế, người Huế sẽ mặc áo tím, mầu trung gian cân bằng giữa mầu nóng và mầu lạnh. Mầu tím cũng được sử dụng khá phổ biến với tác dụng an thần trong các cơ sở điều trị bệnh thần kinh...
Người ấy có mái tóc mượt, sợi tóc nhỏ và chải lệch ngôi về bên phải. Người Huế, cả nam và nữ tóc đều rất mượt. Nếu như người con gái Bắc kỳ triệt để tôn trọng nguyên tắc đăng đối với đường ngôi giữa đầy lý tính thì người con gái Cố đô lại thiên về cái đẹp trong sự phá cách mang đậm nét cảm tính. Mà chẳng cứ người nữ. Cả người nam ở Huế cũng hay để ngôi lệch phải. Đã lệch thì bên nặng bên nhẹ ắt hẳn sẽ hay vuốt. Cái duyên không hiểu vô tình hay hữu ý nhưng mà từ đó...
Người Huế hay cười cười. Không hẳn là vui vẻ hoan hỉ không hẳn là khách sáo đãi bôi. Mới giao tiếp xem chừng hơi nhạt, bất thân bất sơ. Đúng cũng dà sai cũng dà có cũng dà không cũng dà, kiểu người Quảng Ninh thằng cũng gọi là con mà con cũng gọi là con. Người xổi tính nói chuyện với người Huế hay bị máu lên não vì sốt ruột...
Người Huế đi ngủ sớm. Năm tôi vào Huế lần đầu, xong việc chung là 22h30. Định bụng làm tý việc riêng cho biết mùi Huế vì sáng hôm sau lại ra Phú Bài sớm. Chờ lễ tân gần nửa tiếng mới gọi được taxi, mà phải vào Thành nội mới có hàng. Thế là hôm đó mất một trăm năm mươi ngàn tiền xe để ăn tô cơm hến mười lăm ngàn, khuyến mại thêm suất ngắm một đoạn sông Hương với cầu Tràng Tiền. Ở Huế, mười giờ đêm là người dân đi ngủ, lang thang ngoài đường toàn hạng khách tứ xứ...
Người Huế khá tẩn mẩn. Tôi không dùng từ cầu kỳ bởi anh có thể hạch sách người khác phải phục vụ anh cho ra vẻ. Còn tẩn mẩn, là tự làm. Đồ ăn vặt bình dân, đồ cỗ đồ ngự tất thảy đều hết sức tốn công. Chả thế mà đi ra ngoài làm ăn, người Huế rất hạp với những việc tỷ mỷ như gò thân sơn vỏ bả ma tít xe ô tô. Chỗ nào trương biển thợ Huế là xem ra đắt khách...
Và người Huế cũng không nhạt. Động đến học thuật hay chuyên môn sâu, người Huế khá dữ dội. Họ sẵn sàng nói phun bọt mép cổ nổi gân khăng khăng bảo vệ cái mà họ cho rằng là họ hiểu rõ hoặc được đào tạo kỹ. Cái thói thủ cựu ấy có lẽ do tính sĩ diện ngầm của dòng máu Tôn thất vẫn âm ỉ chảy đâu đó trong huyết quản. Ghét nhạc trẻ nói riêng và khó tiếp nhận cái mới nói chung. Vào nhà hàng gọi mực hấp cả ống đen sì ăn kèm với hành ta cắm trong cốc thuỷ tinh, và vẫn phải có nhạc. Mà chỉ nhạc tiền chiến hoặc nhạc Trịnh Công Sơn. Ca sĩ muốn thành danh ở đất Huế buộc phải hát các nhạc phẩm mang âm hưởng dân gian...
Người Huế ăn cay ăn mặn nhiều hơn là ngọt, nên người Huế rất đằm. Ai mà yêu được người Huế, thì cũng phải đậm đà lắm...
Hải Phòng
Khách ở xa về Hải Phòng tốt nhất nên tự thân vận động mà tìm đường đi, chớ dại ghé vào hỏi thăm. Tuyệt đối không phải vì người Hải Phòng lạnh nhạt gì hay vờ vịt cò quay kiếm mấy đồng bạc, mà bởi họ nhiệt tình quá thể. Ông chồng xã xượi cái quần đùi trễ cạp ghé mồm vào tận mặt khách huơ tay múa chân vẽ đường chỉ lối hết sức cụ tỷ, nhắm mắt cũng đi được. Khách chưa kịp há mồm cảm ơn thì bà vợ te tái chạy ra quyết liệt phủ định sạch trơn và khuyên nên đi theo một lộ trình hoàn toàn khác biệt. Lập tức một cuộc đấu khẩu thể hiện trình độ am hiểu trong tham gia giao thông đường bộ nổ ra kịch liệt. Chỉ năm phút sau, bốn cụ thông gia đã ăn đủ thứ của quý. Khách méo mặt vì xoắn, không xác định được nên khóc hay cười. Đi thì cũng dở, ở không xong...
Thế là chỉ vì cái nồng nhiệt có xu hướng cơ bắp như vậy mà người Hải Phòng chết tiếng ghê gớm. Đặc biệt là gái Hải Phòng. Trước đây có câu trai Nam gái Hải để tôn vinh độ máu lửa của đàn ông Nam Định và đàn bà Hải Phòng, rất mù mờ về nguồn gốc xuất xứ. Không rõ là từ địa phương nào phát ra đầu tiên, nhưng chắc chắn không phải từ Hải Phòng. Đơn giản vì người Hải Phòng rất không thích ngang phân. Chơi được với nhau thì một bên phải lép vế, và bên nhẫn nhục chịu đựng hiếm khi xuất thân từ Hải Phòng...
Thành phố này có kha khá là nhiều của ngon vật lạ phục vụ no nê nhu cầu tứ khoái của dân cư và du khách. Ngoài ra, có ba món đình đám mà không hiểu tại sao lại toàn liên quan đến hoa. Hoa phượng, đã thành biểu tượng. Hoa hậu, đã thành thương hiệu. Và hoa cải, một sự ám ảnh không hề nhẹ đối với sự nghiệp quản lý trật tự xã hội trên địa bàn. Hải Phòng cũng tự hào là địa phương đi đầu trong cả nước mạnh dạn du nhập và phát triển mô hình sinh hoạt văn nghệ quần chúng đọc hát từ nước bạn Nhật Bản. Thuật ngữ bên quốc gia xuất khẩu gọi là Karaoke, hát không dàn nhạc. Đến nay, hình thái biểu diễn này đã phát triển sâu rộng trên quy mô toàn quốc, trở thành một món giải rượu vừa dân dã vừa tao nhã với rất nhiều biến thể. Chứ không thô sơ như thuở ban đầu, muốn chuyển bài lại phải ấn lòi băng ra ngồi quay tay một lúc...
Trước đây, trong thời kỳ đi nhẹ nói khẽ cười duyên, người Hải Phòng khá đắc chí về khu kinh tế mở Đồ Sơn. Ở đây đặc biệt phát triển nhóm ngành nghề vật lộn trị liệu, một món oái oăm mà cho đến tận bây giờ vẫn chịu chết không biết xếp vào mảng công nghiệp hay dịch vụ. Không thể phủ nhận sự đóng góp quan trọng của các tập thể và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực này đối với việc thu hút lao động trình độ cao, cũng như việc góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành tại địa phương. Tuy nhiên, hậu quả tác động đến môi trường tự nhiên và xã hội cũng hết sức nặng nề. Bằng chứng là đến thời điểm này, sau khi đã no xôi chán chè, người Hải Phòng bắt đầu thấy khó chịu với Đồ Sơn như khó chịu với nốt mụn cơm trên mặt...
Ở Hải Phòng, cả nam cả nữ đều thích chơi với nhau thành hội bạn và các bạn trong hội có xu hướng ăn mặc giống nhau ăn nói giống nhau. Người ngoài nhóm rất khó gia nhập. Tính sĩ diện rất cao, thà hi sinh tất chứ sĩ không thể mất. Bởi thế nên người vùng khác hay phàn nàn người Hải Phòng cực đoan, sái ý một tí là đùng đùng đòi dép đi về. Ngấm ngầm trong huyết quản là cái máu bùng nổ, không ưa lằng nhằng quy định phép tắc. Bởi thế nên người Hải Phòng làm chủ thì khá chứ làm thuê thì hơi kém, lí do đa phần không phải bởi năng lực. Phong thái vừa cá tính lại vừa điệu đà, vừa giang hồ lại vừa trí thức, nhưng được cái chịu khó học điều sang...
Con gái Hải Phòng đa phần tốt bụng, lắm lúc chân thành đến thô bạo. Nhiều anh yếu bóng vía ngậm ngùi đứng vòng ngoài chiêm ngưỡng rồi cả đời chép miệng tiếc nuối mối tình đầu. Khổ nỗi là con gái Hải Phòng lại được cả tiếng lẫn hình. Nhất dáng nhì da đủ cả. Buổi tối mùa hè đi đằng sau chịu không biết kia là con hay là mẹ. Phần tiếng thì phải nói là vượt trội. Một số không nhỏ khi phát ngôn âm sắc hơi ngang, không tròn vành rõ tiếng, âm lượng lớn do làn hơi phát ra từ khoang miệng. Những cô may mắn nén được luồng hơi sâu trong ngực đa phần hát rất hay...
Người Hải Phòng nói chung hồn nhiên tính, nói xong là thôi. Sơ giao cũng chịu khó giữ ý giữ tứ. Về sau thân thân trong câu chuyện bắt đầu vô tư đệm tục ngữ. Tuy thế, nghe không thấy chướng mà có phần vui tai. Người Hải Phòng thật ra không khó chơi, không khó kết bạn. Nhưng giữ được bạn người Hải Phòng, lại không dễ...
Nam Định à cơ
Đất Nam Định xưa là vùng đất linh, những người họ Trần ở đây không phải tầm thường. Trong văn hoá dân gian Việt, Nam Định sở hữu một món trong tứ khí là vạc Phổ Minh. Về tín ngưỡng dân gian, đền Phủ Giày Nam Định là một trong Tứ phủ, nơi thờ tự Mẫu Liễu Hạnh, được xem như hoá thân của Mẫu Thượng thiên...
Mấy năm gần đây, nhờ công lao nhiệt tình hóng hớt đơm chuyện của báo giới mà người ta biết đến đến showbiz Việt như một vườn trẻ với các bà mẹ đơn thân sặc sỡ. Té ra không phải. Đi tiên phong từ những năm tám mươi của thế kỷ trước phải là Nam Định và Vĩnh Phú, hai nơi có hai nhà máy dệt lớn nhất miền Bắc thời kỳ bấy giờ. Số lượng công nhân ngót ngét nửa vạn mỗi nơi, và già nửa số đó là lao động nữ. Những năm bao cấp, Nam Định nổi tiếng với vải xa-tanh, các tạp chí thời trang bây giờ gọi là satin. Thứ vải mềm mại, trơn mượt và bóng nhẫy ấy là nguyên vật liệu chính may đồng phục quần cho một nửa xã hội, từ cô thanh niên tân thời đến các bà già hết thời...
Nam Định là một tỉnh thuần đồng bằng, hiếm khi thấy một con dốc nào cao cao. Trong thành phố có tí ti gọi là chỗ sườn sân Thiên Trường và chéo sang ngã tư bên kia lối rẽ xuống khu dân cư khối nội chính. Tuy địa hình êm ả thế nhưng tính cách người Nam Định lại hoàn toàn không bằng phẳng chút nào...
Người Nam Định tính tình trần quấy, rất dễ nổi khùng, phương ngữ gọi là máu vọt lên não. Tất nhiên kèm theo phải là mặt đỏ tía tai. Mỗi chuyện con tôm con tép mà tranh cãi đến sòi bọt dãi. Có lẽ bởi cách thức đi tìm chân lý quá thể lực nên người Nam Định ít khi tham gia vào nghiên cứu học thuật hoặc làm những nghề đòi hỏi sự nhẫn nại. Được cái không giận lâu, bạo phát bạo tàn...
Con gái Nam Định đa phần mặt vuông, mắt sâu, đường nét thô và sắc, giọng trầm đục. Đi ra ngoài cũng được tiếng là xinh xắn, tuy nhiên, đó là những bông hoa có gai. Rất nhiều gai, hay nói chính xác thì con gái Nam Định là những bó gai có hoa. Rể Nam Định một là phải chém to kho mặn, hai là cam phận đi nhẹ nói khẽ cười duyên hắt hơi xịt. Những hạng dở dở ương ương rất dễ đơn ca bài lên đàng, một đi không trở lại...
Trai Nam Định nhác trông ngăm ngăm, ngắm lâu thấy cũng được. Dẻo mồm thôi rồi. Thấy gái đẹp, trai Hà Nội sẽ tủm tỉm cười đưa ánh mắt thay lời muốn nói, trai Thái Bình nhấm nháy chu mỏ huýt sáo, còn trai Nam Định lập tức sấn xổ thả lời ong bướm. Tợn thế nên trai Nam Định hay thành công, nhất là trong các thương vụ xem tập nào biết tập ấy. Kiểu như buôn chuyến, môi giới hay vận tải hành khách đường bộ bằng xe gắn máy. Trai Nam Định khôn, tính nhẩm cực nhanh nhưng vì tính sĩ nên hay tự truy lĩnh phần thua thiệt về mình...
Người Nam Định hồn nhiên nói tục. Chưa ở đâu và chưa bao giờ lại có một địa phương mà người người nói tục nhà nhà nói tục như ở thành Nam, đặc biệt trong giới bình dân. Để tỏ ý phủ định, họ sử dụng một từ mà với cách phát âm tương tự, người Nghệ An dùng để chỉ việc đánh trung tiện. Bố đẻ với con trai có thể cùng cởi trần quần đùi tay vân vê kỳ ghét ngực, ngổi xổm trên ghế phân tích bảng kết quả sổ xố kiến thiết miền Bắc, tục ngữ văng ra như vãi đạn. Đã thế nói lại ngọng. Một số bộ phận cơ thể nhạy cảm không được phát âm chuẩn, thành thử nghe không bậy mà rất buồn cười. Để tỏ ý hỏi, người Nam Định luôn đệm từ "à cơ" ở cuối câu, đặc biệt khi nói với người trên. Thấy bớt hẳn ý căn vặn, khá dễ thương và đưa đẩy kiểu quê kiểng...
Người Nam Định nói chung vất vả, đa phần phải đi các nơi làm ăn. Họ có duyên mở nhà hàng bia hơi hoặc phở bò cơm rang dưa bò và ít khi để bong khách. Đội ngũ xe ôm biển mười tám ở Hà Nội, chín phần mười là người Hải Hậu. Họ đưa cả vợ lên hành nghề thu mua phế liệu, quyết chí nuôi con xong Đại học. Những người ở lại cũng chật vật mưu sinh bởi đất Nam Định hẹp, truyền thống tư duy buôn bán nhỏ và làm nông nghiệp. Du lịch lễ hội cả năm được hơn chục ngày sau Tết Âm lịch, du lịch biển thì đã sớm biến tướng thành ô uế...
Người Nam Định xa quê ít tổ chức thành hội nhóm đại trà. Nhiều người trong số đó vẫn thường dặn nhau, thấy biển mười tám thì chào nhau một tiếng. Ít nhất cũng phải hỏi được câu, Nam Định à cơ... "