Lịch sử các cuộc nổi dậy và các phong trào cách mạng từ thời nguyên thủy đến bây giờ đều phải có sự ủng hộ của nông dân, bao giờ các cụ thấy nông dân Myanmar cũng xuống đường thì lúc đó tình hình của giới cầm quyền quân sự Myanmar mới thực sự rơi vào nguy hiểm..
Cụ nói chính xác, khi nào lực lượng lao động tham gia phong trào cách mạng thì phong trào đấy mới có cơ hội thành công, còn khi lực lượng học sinh tham gia phong trào cách mạng thì phong trào đấy mới chỉ đạt đến mức bạo động cải lương, chứ chưa thành mức bạo lực cách mạng để tạo sức mạnh thay đổi thể chế. Nên khi chế độ hiện tại của Myanmar vẫn còn đáp ứng được đa sống nông dân và công nhân lao động, chưa đáp ứng được nhu cầu của thiểu số học sinh sinh viên cấp tiến thì câu chuyện lật đổ chính quyền còn lâu mới thành công.
Phong trào hiện tại ở Myanmar mới được 1 thời gian ngắn, nó tạm thời lôi kéo được sinh viên, nhưng nó bị nhận diện là hình như được đạo diễn như ở nhiều nơi khác mà gần nhất là Hongkong, nên khả năng cao là nó sẽ không có tác dụng nhiều, do sự kiện ở Hongkong được các chính quyền cánh tả nghiên cứu kỹ lưỡng và dường như họ đã nắm được các bài chính, thời gian đầu những ngón bài lẻ tẻ của phong trào sẽ tạm thời có tác dụng, nhưng khi các ngón bài tủ bị bắt hết thì phong trào cũng chấm hết và nước ngoài cùng phủi tay. Nước ngoài nếu không xúc tác để tạo thành bất ổn kéo dài thì kết quả ít nhất họ đạt được cũng là huỷ hoại một thế hệ học thức ở Myanmar, khi thế hệ được học hành đó không xây dựng mà quay sang phá hoại chống đối, nó khiến Myanmar chậm phát triển lại vài năm đến chục năm, dư luận nước ngoài sẽ quay lại coi đó là kết quả của chính quyền sở tại yếu kém, làm đời sống người dân kém đi.