18 người biểu tình Myanmar chết trong một ngày
Lực lượng an ninh Myanmar nổ súng vào người biểu tình hôm nay, khiến ít nhất 18 người thiệt mạng, theo một nhóm hoạt động dân quyền.
Các nhân chứng cho biết lực lượng an ninh bắn đạn thật và không cảnh báo trước rõ ràng ở một số thị trấn và thành phố. "Thật kinh khủng, không từ ngữ nào có thể diễn tả được hoàn cảnh và cảm xúc của chúng tôi", nhà hoạt động Thinzar Shunlei Yi nói với Reuters thông qua một ứng dụng nhắn tin. Phát ngôn viên của chính quyền quân sự không phản hồi yêu cầu bình luận.
Ko Bo Kyi, thư ký của Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị, đăng trên Twitter tối 3/3 rằng "quân đội đã giết ít nhất 18 người".
Người biểu tình nằm xuống đất khi cảnh sát nổ súng ngày 3/3. Ảnh: Reuters.
Báo địa phương Monywa Gazette đưa tin 6 người chết ở thị trấn Monywa, miền trung đất nước. "Ít nhất 30 người bị thương, một số vẫn còn bất tỉnh", biên tập viên Ko Thit Sar của tờ này cho biết.
Tại Yangon, các nhân chứng nói rằng ít nhất 8 người thiệt mạng, một người chết vào buổi sáng, và 7 người chết khi lực lượng an ninh sử dụng vũ khí tự động vào đầu giờ tối. "Tôi nghe thấy rất nhiều tiếng súng liên tục. Tôi nằm xuống đất, họ bắn nhiều phát và tôi thấy hai người thiệt mạng tại chỗ", người biểu tình Kaung Pyae Sone Tun, 23 tuổi, kể.
Những người khác bị giết ở Mandalay, thành phố lớn thứ hai đất nước, thị trấn khai thác mỏ Hpakant ở miền bắc và thị trấn Myingyan ở miền trung. Một trong số những người chết ở Mandalay là cô gái 19 tuổi mặc áo phông in dòng chữ "mọi thứ rồi sẽ ổn thôi".
Ít nhất 40 người đã thiệt mạng kể từ sau cuộc đảo chính ngày 1/2, khi hàng trăm nghìn người đã xuống đường biểu tình phản đối chính quyền quân sự. Hôm 28/2, lực lượng an ninh bắn đạn thật vào người biểu tình ở nhiều thành phố, khiến 18 người chết và 30 người bị thương.
Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi, 75 tuổi, đã bị giữ kể từ sau cuộc đảo chính. Bà xuất hiện trước tòa thông qua cuộc gọi video vào tuần này và có vẻ có sức khỏe tốt.
Bạo lực biểu tình mới nhất xảy ra sau khi ngoại trưởng Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), gồm đại diện quân đội Myanmar Wunna Maung Lwin, thảo luận về cuộc khủng hoảng tại cuộc họp trực tuyến. Sau cuộc họp, Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi bày tỏ sự thất vọng vì quân đội Myanmar thiếu hợp tác. Singapore, nhà đầu tư lớn nhất của Myanmar, lên án việc chính quyền sử dụng vũ lực gây chết người.
Lực lượng an ninh Myanmar nổ súng vào người biểu tình hôm nay, khiến ít nhất 18 người thiệt mạng, theo một nhóm hoạt động dân quyền.
Các nhân chứng cho biết lực lượng an ninh bắn đạn thật và không cảnh báo trước rõ ràng ở một số thị trấn và thành phố. "Thật kinh khủng, không từ ngữ nào có thể diễn tả được hoàn cảnh và cảm xúc của chúng tôi", nhà hoạt động Thinzar Shunlei Yi nói với Reuters thông qua một ứng dụng nhắn tin. Phát ngôn viên của chính quyền quân sự không phản hồi yêu cầu bình luận.
Ko Bo Kyi, thư ký của Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị, đăng trên Twitter tối 3/3 rằng "quân đội đã giết ít nhất 18 người".
Người biểu tình nằm xuống đất khi cảnh sát nổ súng ngày 3/3. Ảnh: Reuters.
Tại Yangon, các nhân chứng nói rằng ít nhất 8 người thiệt mạng, một người chết vào buổi sáng, và 7 người chết khi lực lượng an ninh sử dụng vũ khí tự động vào đầu giờ tối. "Tôi nghe thấy rất nhiều tiếng súng liên tục. Tôi nằm xuống đất, họ bắn nhiều phát và tôi thấy hai người thiệt mạng tại chỗ", người biểu tình Kaung Pyae Sone Tun, 23 tuổi, kể.
Những người khác bị giết ở Mandalay, thành phố lớn thứ hai đất nước, thị trấn khai thác mỏ Hpakant ở miền bắc và thị trấn Myingyan ở miền trung. Một trong số những người chết ở Mandalay là cô gái 19 tuổi mặc áo phông in dòng chữ "mọi thứ rồi sẽ ổn thôi".
Ít nhất 40 người đã thiệt mạng kể từ sau cuộc đảo chính ngày 1/2, khi hàng trăm nghìn người đã xuống đường biểu tình phản đối chính quyền quân sự. Hôm 28/2, lực lượng an ninh bắn đạn thật vào người biểu tình ở nhiều thành phố, khiến 18 người chết và 30 người bị thương.
Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi, 75 tuổi, đã bị giữ kể từ sau cuộc đảo chính. Bà xuất hiện trước tòa thông qua cuộc gọi video vào tuần này và có vẻ có sức khỏe tốt.
Bạo lực biểu tình mới nhất xảy ra sau khi ngoại trưởng Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), gồm đại diện quân đội Myanmar Wunna Maung Lwin, thảo luận về cuộc khủng hoảng tại cuộc họp trực tuyến. Sau cuộc họp, Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi bày tỏ sự thất vọng vì quân đội Myanmar thiếu hợp tác. Singapore, nhà đầu tư lớn nhất của Myanmar, lên án việc chính quyền sử dụng vũ lực gây chết người.